Quan hệ VN-Vaticăng: Đang xích lại gần nhau
(VietNamNet) - Trong khuôn khổ Đại hội X, chiều nay (24/4) tại Trung tâm báo chí đã diễn ra cuộc họp báo về “Chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam và vấn đề bảo đảm quyền tự do hoạt động tôn giáo tại Việt Nam”. Ông Ngô Yên Thi, trưởng Ban tôn giáo của Chính phủ đã chủ trì cuộc họp báo.
Mở đầu, ông Thi nói rõ, pháp luận VN quy định và nghiêm cấm việc xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như bắt ép dân bỏ, hoặc theo đạo. Có những nơi xảy ra chuyện này thì chính quyền địa phương đã xử lý.
Ông khẳng định ở Tây Nguyên, hoặc Tây Bắc không có chuyện bắt ép dân bỏ tôn giáo. Có vụ việc do cán bộ địa phương không hiểu bản chất của một tôn giáo mới nào đó, có thể thu sách, không cho dân đọc kinh. Nhưng lại có những chuyện hiểu lầm, ví dụ ở Tả Pìn, Sa Pa, Lào Cai có tin chính quyền địa phương thu đất của dân theo đạo Tin lành. Sự thực là do vấn đề xung đột về văn hóa do chính bà con dân tộc trong dòng tộc, người theo – người không theo đạo gây ra. Chính anh em, bố con tự lấy đất của nhau.
Trả lời câu hỏi: “Pháp luật của Việt Nam có điều gì khác so với quốc tế về vấn đề này, điều chỉnh như thế nào?”, ông Thi nói: Trong điều cuối cùng của Pháp lệnh Tôn giáo ghi như sau: “Nếu những quy định của Pháp lệnh Tôn giáo có trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký thì thực hiện theo điều luật quốc tế”. Ông cũng cho rằng mỗi nước có một đặc thù, không thể lấy vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” ra áp đặt vào Việt Nam.
Về quan mối quan hệ giữa Việt
Về vấn đề quan điểm của Đảng khi kết nạp người tài nhưng có đạo vào các chức vụ trong bộ máy chính quyền, ông Thi cho rằng chủ trương của Việt
Cuối cùng câu chuyện “chùa giả, tượng giả chiếm dụng đất thật” được một phóng viên khu vực miền Trung nêu ra. Ông Thi xác nhận là có, thường được dân tiến hành theo kiểu “trảm trước, tấu sau”. Nếu chính quyền địa phương đụng đến là bị kêu theo kiểu vi phạm tín ngưỡng tôn giáo. hiện Chính phủ đang giao cho Ban tôn giáo nghiên cứu Pháp lệnh xử phạt hành chính những hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động tôn giáo. Không có nghĩa là tự do tín ngưỡng muốn làm gì thì làm.
-
Đỗ Minh