QH thông qua Luật Phá sản DN, Luật Thanh tra
15:02' 26/05/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật Phá sản DN (sửa đổi), Luật Thanh tra và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng trong phiên họp ngày 26/5.

 

Sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tại các phiên trước, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên đã đọc báo cáo của UBTVQH về việc giải trình, tiếp thu chỉnh lý hai dự luật nói trên. Theo hai báo cáo này, nội dung chính của hai luật vẫn giữ nguyên như dự thảo đã trình ra trước Quốc hội.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng với 365 phiếu tán thành, chiếm hơn 73%, chỉ 1 phiếu không tán thành và 1 phiếu trống. Luật Phá sản DN (sửa đổi) cũng được thông qua với 324 phiếu tán thành, chiếm hơn 65%, không tán thành 7, không biểu quyết 13.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Luật Phá sản DN (sửa đổi) được thông qua có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của các DN, làm cơ sở để phục hồi hoặc loại bỏ những DN làm ăn thua lỗ kéo dài, không có khả năng trả nợ đến hạn, làm lành mạnh nền kinh tế. Luật sửa đổi đưa ra tiêu chí rõ ràng và cụ thể đánh giá DN lâm vào tình trạng phá sản, các thủ tục cần thiết để tiến hành phá sản DN, khắc phục luật hiện hành để DN ''chết không chôn được''.

Trong khi đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng cũng tạo điều kiện cho DN quyền tự chủ rộng hơn trong quyết định cho vay, xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay cho ngân hàng, tách bạch tín dụng thương mại và cho vay chính sách, bắt buộc kiểm toán độc lập đối với ngân hàng, quy định tiêu chuẩn đối với các chức danh quản lý đứng đầu của các tổ chức tín dụng...

Chiều 26/5, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Vũ Đức Khiển đã đọc báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra. Sau đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thanh tra với 372 phiếu tán thành, chiếm 75%, 4 phiếu không tán thành và không biểu quyết 8.

Một số điểm mới trong luật này là ''Thanh tra Nhà nước'' đổi tên thành ''Thanh tra Chính phủ'', quy định cấm tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra khi quá trình thanh tra chưa có kết luận chính thức... Luật cũng quy định rõ về tổ chức, hoạt động, quyền và trách nhiệm của thanh tra hành chính, thanh tra ngành và thanh tra nhân dân...

Luật Phá sản DN sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ 15/10/2004, Luật Thanh tra và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/2004.

  • Văn Tiến
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Doanh nghiệp đã 'được phá sản' theo luật
Luật Phá sản sẽ ''vuốt mắt'' cho nhiều DN?
"Lấn cấn" từ tên gọi!
"Phải cố mà giữ thanh tra nhân dân thôi!"
Xem xét đổi tên Thanh tra nhân dân thành Giám sát nhân dân
CÁC TIN KHÁC:
Cán bộ dùng ôtô vượt tiêu chuẩn thì tự bỏ tiền đền! (26/05/2004)
Thêm nhiều DN bị coi là lâm vào tình trạng phá sản? (19/05/2004)
"Luật phá sản ưu tiên cho chủ nợ và người lao động" (18/05/2004)
"Nhà nước không thể bù lỗ xăng dầu mãi được!" (17/05/2004)
Cổ phần hoá chậm, Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm! (15/05/2004)
QH phân vân trước khi bấm nút thông qua quyết toán NS (14/05/2004)
Hội nhập WTO: Chúng ta chuẩn bị gì cho cuộc chơi? (13/05/2004)
Giá thuốc mới chỉ nằm im trên mặt bằng... đang lên cao (12/05/2004)
"Nên tránh tư tưởng cứ thấy độc quyền là phê phán" (11/05/2004)
Tăng trưởng kinh tế 8 tháng cuối năm phải đạt 7,8-8,3% (11/05/2004)
Luật Đất đai mới: Chuyên gia luật còn chưa "thông"... (09/05/2004)
"Tư nhân chưa nên tham gia xuất bản" (08/05/2004)
Sẽ có một thị trường điện lực? (06/05/2004)
Thu nhập ''giàu" - "nghèo'' ở VN chênh nhau gần 14 lần (06/05/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang