DN tham gia dự án “Hậu cai nghiện” kiến nghị cơ chế
07:44' 18/08/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chiều 17/8, 70 DN tham gia dự án “Hậu cai nghiện” của TP.HCM đã trình lên Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH nhng kiến nghị của mình.

Khởi động dự án “Hậu cai nghiện”

Dây chuyền may tại một TT cai nghiện. Ảnh: Thu Thủy.

Theo báo cáo của  cơ quan Lực lượng Thanh niên xung phong và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, đến nay TP.HCM đã đưa 31.000 đối tượng tập trung vào các trường, trung tâm cai nghiện, cơ sở chữa bệnh, trong đó có 28.245 người nghiện ma túy. Từ khi đề án “Dạy nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng sau cai nghiện” được Quốc hội phê duyệt và thành phố triển khai, đến nay đã có 81 doanh nghiệp (DN) đầu tư cơ sở sản xuất vào các Trung tâm cải tạo, giáo dục dạy nghề, nhận học viên vào làm việc. Tổng số vốn của các dự án đã lên đến 124 tỷ. Các cơ sở này đã giải quyết việc làm cho 15.000 học viên sau cai nghiện và người nghiện.

Các DN đầu tư cơ sở sản xuất chủ yếu tập trung vào các ngành: dêt, may, thêu, chế biến nông sản, thực phẩm, sửa chữa tân trang máy móc, gia công, sản xuất hàng mộc, tiểu thủ công mỹ nghệ, kinh doanh hàng hóa, đầu tư sản xuất và chuyển giao quy trình sản xuất nông nghiệp…

Theo đánh giá của hai cơ quan này, ngày càng có nhiều đơn vị DN thuộc các thànhh phần kinh tế tham gia, hợp tác đầu tư vào cơ sở cai nghiện. Không dừng ở công việc gia công như trước đây, các DN đã đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, đầu tư hướng dẫn kỹ thuật giúp học viên vừa lao động vừa học nghề, và tăng năng suất lao động. Hiện tại, bình quân thu nhập của học viên khoảng 100.000 đồng/tháng, có người thu nhập cao đã lên đến 400.000 - 500.000 đồng/tháng.

Ông Nguyễn Văn Hoa, Chỉ huy trưởng lực lượng Thanh niên xung phong thành phố cho biết, qua lao động, nhiều học viên đã được đào tạo nghề. Từ hiệu quả của việc sản xuất, người sử dụng lao động đã có nhìn nhận tích cực về khả năng lao động của học viên và người sau cai nghiện, xóa đi những lo âu nghi ngờ ban đầu.

Tuy nhiên, cả hai đơn vị này cũng cùng chung nhận xét, hiện tại các DN cũng đang gặp khá nhiều khó khăn về vốn, về kinh phí đầu tư, lãi suất, tiêu thụ sản phẩm. Các DN đang rất cần s hỗ trợ từ Trung ương, từ thành phố.

Tại buổi làm việc chiều 17/8, 70 DN đã kiến nghị lên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Vay ở đâu?

Đó là câu hỏi của bà Hà Ngọc, giám đốc Công ty may Thịnh Phát, đơn vị đầu tiên hưởng ứng dự án hậu cai nghiện của thành phố, đã liên kết với Trung tâm Nhị Xuân. Hiện nay nhà xưởng đã làm, học viên đã có rồi nhưng bà Hà Ngọc vẫn hết sức lúng túng vì không vay được vốn để khởi động dây chuyền may.

Chia sẻ với bà Ngọc, vị lãnh đạo Công ty Trịnh Sơn Thủy - đơn vị đầu tư vào Trung tâm Thanh thiếu niên 2, với nhà máy 3.000m2 - giãi bày: “Khi tôi hỏi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Tài nói rằng, có thể vay ở bất cứ Ngân hàng nào. Nhưng đến Ngân hàng Thương mại Sài gòn, 3 tháng nay chưa vay được”. Vị lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, Ngân hàng yêu cầu giấy phép xây dựng, mặc dù Trung tâm Thanh thiếu niên 2 đã có giấy phép. Sau đó Ngân hàng yêu cầu phải có văn bản ưu đãi. Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM chấp nhận đề án cho công ty vay 6 tỷ, công ty chỉ xin vay 1 tỷ, đến nay vẫn chưa vay được.

Một lãnh đạo doanh nghiệp may cho biết, ông đem căn nhà mình để thế chấp vay nhưng Ngân hàng cũng chưa yên tâm. Vì vậy, đến giờ ông vẫn chưa thể thực hiện được dự án. Cũng như bà Ngọc và nhiều DN khác, vị lãnh đạo này cũng nêu câu hỏi “vay ở đâu?” một cách bức xúc và khẩn cấp. Ông đề nghị, thành phố có thể giao cho Lực lượng Thanh niên xung phong một khoản quỹ, như trước đã từng giao cho Liên minh các Hợp tác xã, để hỗ trợ DN khi gặp tình huống khó khăn về vốn.

DN được ưu đãi gì?

Trong khi mối quan tâm của bà Võ Kim Ấn, giám đốc Công ty TNHH Kim Ấn - nơi giải quyết việc làm cho gần 250 công nhân sau cai nghiện - là “có được ưu đãi về lãi suất tiền vay?”, thì rất nhiều DN quan tâm đến giá đất, mặt bằng. Các DN cho rằng, tham gia vào dự án hậu cai nghiện, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì đây là những DN sử dụng nhiều nhân công. Nhưng doanh nghiệp nhỏ khó có điều kiện mua và thuê mặt bằng.

Công ty Thương mại Sản xuất Tường Vân, đơn vị đầu tư vào Trung tâm cai nghiện Nhị Xuân đặt vấn đề: “Nghề may là nghề sử dụng tần số lao động cao, phải mua lô đất lớn, có được ưu đãi?”. Ông Đoàn Văn Hà, lãnh đạo Công ty may Tân Hiệp Thành cho biết, ông đã đầu tư vào trường Giải quyết việc làm số 6 một dây chuyền sản xuất 300 triệu, thời gian tới sẽ đầu tư lên giải quyết cho 400 học viên. Ông đề nghị, thành phố giảm giá đất còn 8.000 đồng/m2, và trong 3 năm đầu không thu tiền đất để DN có điều kiện đầu tư vào sản xuất.

Ngoài ra, một số DN còn nêu những khó khăn về “vấp hạn ngạch” và đề nghị thành phố cho quota dài hạn để phù hợp với sức lao động của học viên...

Chính sách thuế cũng là một trong những vấn đề được các DN đặc biệt quan tâm và đã đặt ra với UBND thành phố. Hiện tại, mặc dù đã có khá nhiều cơ sở tổ chức vận hành nhà máy sản xuất, đã có sản phẩm, nhưng về thuế vẫn chưa có chính sách hỗ trợ, miễn giảm. Một giám đốc DN kể trường hợp, khi thành lập Hp tác xã ông bắt đầu xin thủ tục miễn thuế. Từ khi làm thủ tục đến khi được miễn thuế mất gần 20 tháng, trong khi theo quy định thì ông được miễn thuế trong 2 năm đầu tiên. “Lo giáo dục, lo sản xuất, mà còn phải xách cặp đi xin miễn thuế nữa, hết thời gian được miễn”. Vị giám đốc này nói và đề nghị: “Thành phố nên có quy định DN được đương nhiên miễn thuế ngay sau khi có quyết định của UBND thành phố. Nếu không có quy định nào, thì ngành thuế sẽ không bao giờ dám miễn giảm”.

Bên cạnh đó, những vấn đề về bảo hộ sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ cũng đã được các DN đặt ra và đề nghị UBND thành phố, Trung ương tìm cơ chế hỗ trợ.

Trả lời các vấn đề của DN, Ông nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: Thành phố đã giao cho Viện Kinh tế chuẩn bị một hành lang pháp lý về chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, trong đó các vấn đề DN đặt ra. Ông cho biết, về vấn đề hạn ngạch dệt may, giảm thuế sẽ đề nghị xin ý kiến Trung ương.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH ghi nhận và cho biết, sẽ tập hợp tất cả ý kiến và trình lên Quốc hội. Ghi nhận và đánh giá cao về dự án “Hậu cai nghiện” của TP.HCM, bà Thu nói: “Thực hiện dự án này, chúng ta đã thu về lợi nhuận kép, mà lợi lớn nhất là giành lại được con người”.

  • Đặng Vỹ

Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Không nên để Bộ Thương mại phúc thẩm cạnh tranh" (17/08/2004)
Kiểm toán Nhà nước sẽ thuộc Quốc hội hay Chính phủ? (17/08/2004)
Hàng xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Mộc Bài không chịu thuế (13/08/2004)
Chính phủ cấp 119 tỷ đồng đào tạo nhân lực cho DN (12/08/2004)
Mua sắm hàng hoá bằng ngân sách nhà nước phải đấu thầu (12/08/2004)
Thanh niên đóng vai trò gì trong phát triển kinh tế? (12/08/2004)
Miễn giảm thuế thu nhập cho một số DN mới thành lập (11/08/2004)
Hà Nội: Hơn 300 đơn vị đã nhận các chứng chỉ ISO (10/08/2004)
Quá nhiều giấy phép trong lĩnh vực xuất bản! (09/08/2004)
"Kiềm chế tăng giá không để trở lại cơ chế bao cấp" (06/08/2004)
Người lao động tại KCN sẽ bớt khó khăn về nhà ở (06/08/2004)
Luật Cạnh tranh chưa được "Việt Nam hoá''? (06/08/2004)
Tạo điều kiện để báo chí điều tra tham nhũng độc lập (05/08/2004)
Khâu truyền tải điện sẽ không có cạnh tranh? (04/08/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang