221
1682
Đối ngoại
doingoai
/chinhtri/doingoai/
238981
Quốc tế đánh giá cao cuộc bầu cử HĐND của Việt Nam
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Quốc tế đánh giá cao cuộc bầu cử HĐND của Việt Nam
,

(VietNamNet) - Các quan sát viên quốc tế cho rằng đợt bầu cử lần này là công khai minh bạch nhất trong lịch sử Việt Nam. Thông cáo báo chí của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) ngày 22/4 cho hay.

Theo các quan sát viên, tính chất công khai minh bạch của đợt bầu cử thể hiện rõ ở vai trò tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng được tăng cường, quyền tự đề cử lớn hơn, các thôn xóm được giới thiệu các ứng cử viên của mình, các thể lệ và quy trình bầu cử được phổ biến rộng rãi, và các ứng cử viên phải kê khai tài sản của mình.

Ông Jordan Ryan, Đại diện Thường trú UNDP cho rằng những thay đổi tích cực này là một phần trong quá trình đảm bảo tính công khai minh bạch và là những yếu tố thiết yếu để tăng cường hơn nữa nền dân chủ của Việt Nam.

 “Vì đợt bầu cử có tính chất công khai minh bạch như vậy, nên người dân có thể cảm nhận quyền làm chủ thực sự của mình đối hệ thống bầu cử và hệ thống chính trị. Khi ý thức làm chủ của người dân tăng lên thì họ càng nhận thức được rằng các nhà chính trị, các thể chế và các cơ quan chính quyền có vai trò phục vụ hơn là xác định nhu cầu của người dân. Mức độ ý nghĩa của nền dân chủ ở Việt Nam phụ thuộc vào tính chất công khai minh bạch như vậy”. Ông nói.

Theo Văn phòng Quốc hội, các tỉnh hiện có 6.052 ứng cử viên, trong đó 32,4% là phụ nữ, 21% trong độ tuổi dưới 35, 24% là các ứng cử viên ngoài Đảng và 20,1% là các ứng cử viên người dân tộc thiểu số. Các quan sát viên cho rằng việc có 3.871 vị trí đại biểu Hội đồng Nhân dân cho 6.052 ứng cử viên có nghĩa là công chúng sẽ phải gạch tên hơn 2000 ứng cử viên, những người sẽ có 5 năm để suy ngẫm về sự khác biệt giữa những gì họ nói và những gì mà người dân muốn nghe từ họ.
“Việc chú trọng vào công tác xây dựng năng lực, kể cả cho số lượng lớn ứng cử viên là phụ nữ, thanh niên và ngoài Đảng có khả năng được bầu, là hết sức quan trọng để giúp chúng ta tranh thủ tối đa lợi ích của quá trình dân chủ hoá và phân cấp được quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp sửa đổi”. Ông Walter Meyer, Trưởng Đại diện Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thuỵ Sĩ nhận xét.

Cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng tỷ lệ nữ trong hệ thống chính trị trên cơ sở đề ra mục tiêu tối thiểu về tỷ lệ đại biểu nữ trong Hội đồng Nhân dân các cấp là 25%. Để tăng cường cơ hội trúng cử cho các ứng cử viên nữ, UNDP, Canada, Đan Mạch và Hà Lan đã hỗ trợ UBQG Vì sự tiến bộ của Phụ nữ tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng lãnh đạo cho hơn 1.530 phụ nữ lần đầu tiên là ứng cử viên của 17 tỉnh tháng 3 năm 2004.

Ông J. Ryan khẳng định: “Việc nâng cao chất lượng của Hội đồng Nhân dân và đảm bảo các quá trình dân chủ đáp ứng nhu cầu của người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển con người trong khuôn khổ các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) mà Việt Nam đã cam kết thực hiện vào năm 2015”.

Hiện nay, UNDP phối hợp với Chính phủ các nước Thuỵ Sĩ và Canada đang giúp Việt Nam thực hiện các thể lệ bầu cử mới trước khi diễn ra đợt bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp vào cuối tuần này.

  • Việt Lâm

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,