VietNamNet) - Trả lời phỏng vấn VietNamNet tại cuộc họp báo chiều 3/7 - công bố việc Ngoại trưởng Nhật Bản Y.Kawaguchi và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã ký Tuyên bố chung Việt Nhật "Vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác", Vụ trưởng Vụ Báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Hatsusiha Takashima khẳng định: “Tuy Chính phủ Nhật phải cắt giảm tổng nguồn ODA nhưng vốn viện trợ dành cho VN trong thời gian tới sẽ không giảm".
Việt Nam - Nhật bản vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác
Tại cuộc họp báo, ông Hatsusiha Takashima đã công bố Bản tuyên bố gồm 11 điểm, đề cập một cách toàn diện mối quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế mà hai nước cùng quan tâm.
Về chính trị, hai bên thống nhất sẽ tổ chức thường xuyên các cuộc đối thoại song phương cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Thứ trưởng Quốc phòng cũng như các cuộc trao đổi quan chức khác nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà hoạch định chính sách hai nước.
Về kinh tế, Chính phủ hai nước cam kết không chỉ đẩy mạnh cải cách cơ cấu ở mỗi nước mà còn hợp tác tạo ra một môi trường thuận lợi hơn nhằm thúc đẩy đầu tư, thương mại song phương.
Nhật Bản cũng tái khẳng định chính sách nhất quán ủng hộ VN sớm gia nhập WTO.
Hai bên chia sẻ quan đ
iểm rằng hai nước sẽ nỗ lực tăng cường quan hệ đối tác kinh tế, bao gồm việc tự do hoá sâu rộng hơn, phù hợp với khuôn khổ Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản ký hồi tháng 10/2003.Liên quan đ
ến trao đổi văn hoá, du lịch, Ngoại trưởng Kawaguchi hoan nghênh VN miễn thị thực cho công dân Nhật Bản. Bà cũng hứa sẽ xem xét miễn thị thực cho các công dân VN mang hộ chiếu công vụ và ngoại giao nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước.Ngoại trưởng Nhật cũng cho hay, Chính phủ nước này sẽ đ
ẩy mạnh thực hiện sáng kiến dạy tiếng Nhật ở VN. Theo đó, hai bên cho rằng, Quỹ Đào tạo Chính sách công của Nhật và sáng kiến thành lập Trung tâm Đào tạo Tài năng Đông Á của Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ góp phần tăng cường phát triển nguồn nhân lực của VN và khu vực.Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm và
làm việc 2 ngày tại VN, Ngoại trưởng Yoriko Kawaguchi đã hội kiến với Thủ tướng Phan Văn Khải. Bà Yoriko Kawaguchi nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng quan hệ với VN và sẵn sàng giúp đỡ VN trong khả năng của mình.Bộ trưởng cho biết Nhật Bản sẽ nghiên cứu để giúp đỡ VN trong các lĩnh vực như kiểm dịch thực vật, cử giáo viên sang VN dạy tiếng Nhật và mong muốn hợp tác với VN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Phan Văn Khải bày tỏ hy vọng thời gian tới, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ VN trong việc gia nhập WTO, mở các cơ sở dạy tiếng Nhật tại VN, tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.
Thủ tướng Phan Văn Khải nêu rõ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp. Vấn đề quan trọng hiện nay là hai bên cần tìm ra những biện pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn nữa.
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế và xã hội, trong những thành tựu đó, có sự đóng góp hiệu quả của Nhật Bản, đặc biệt là nguồn vốn ODA.
Nhật sẽ không cắt giảm ODA dành cho VN!
Trả lời phỏng vấn VietNamNet tại cuộc họp báo chiều 3/7, Vụ trưởng Vụ Báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Hatsusiha Takashima khẳng định “tuy Chính phủ Nhật phải cắt giảm tổng nguồn ODA nhưng vốn viện trợ dà
nh cho VN trong thời gian tới sẽ không giảm".- Năm ngoái, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định Bảo hộ và Khuyến khích Đầu tư. Tuy nhiên, mức đầu tư của Nhật vào Việt Nam năm 2003 chỉ đạt 100 triệu USD trong khi Nhật đầu tư và
o Thái Lan 2,4 tỷ USD. Ông lý giải như thế nào về hiện tượng này?- Tuy Hiệp định Bảo hộ Đầu tư đã được ký kết hồi tháng 11 năm ngoái và vừa mới được Quốc hội Nhật Bản thông qua 2 tuần trước song vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật cần phải giải quyết để bản Hiệp định được thực thi một cách toà
n diện. Mặt khác, cũng cần nói rằng Hiệp định chỉ là Hiệp định. Chính phủ Nhật không thể can thiệp vào các DN tư nhân để “bắt” họ đầu tư vào Việt Nam. Tất cả những gì cần làm là biến Việt Nam trở thành một nơi hấp dẫn hơn đối với đầu tư của Nhật Bản.Nhưng nói thế không có nghĩa là Hiệp đ
ịnh Bảo hộ vừa rồi không có ý nghĩa quan trọng. Bản thân Hiệp định là một sự bảo đảm của Chính phủ Việt Nam đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, giúp họ yên tâm kinh doanh ở Việt Nam. Có thể con số 100 triệu USD đầu tư của Nhật vào Việt Nam còn khiêm tốn so với mong đợi nhưng đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy các nhà kinh doanh Nhật Bản bắt đầu quan tâm và đầu tư trở lại vào Việt Nam.Ngoài ra, tôi muốn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc Việt Nam gia nhập WTO. Một khi trở thành thành viên của tổ chức này, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc và luật chơi quốc tế. Khi đó, các nhà lãnh đạo DN sẽ cảm thấy thoải mái và an tâm hơn khi đ
ầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tại các cuộc trao đổi với Thủ tướng Phan Văn Khải và Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, Ngoại trưởng Kamawachi đã khẳng định Nhật hoàn toàn ủng hộ VN gia nhập WTO. Sau khi VN tham gia WTO, hai bên sẽ hứng thú hơn với việc tiến tới Thoả thuận về Đối tác kinh tế Việt - Nhật trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế ASEAN - Nhật Bản.- Ông có thể nói rõ hơn Nhật Bản sẽ ủng hộ VN sớm gia nhập WTO như thế nào? Xin ông cho biết những vấn đề chủ yếu còn tồn tại trong đàm phán song phương Việt - Nhật về việc VN gia nhập WTO? Khi nào đàm phán song phương này sẽ kết thúc?
- Trước hết, tôi xin khẳng định lại
lập trường của Chính phủ Nhật là hoàn toàn ủng hộ VN sớm gia nhập WTO. Nếu các bạn có bất cứ ấn tượng nào rằng Nhật đang cản trở VN gia nhập WTO thì đây giản đơn chỉ là một sự hiểu lầm.Những vấn đề mà Nhật đang thảo luận với VN có ý nghĩa hết sức quan t
rọng. Bởi một khi VN vào WTO, các bạn sẽ phải tuân thủ những luật chơi của tổ chức này. Tôi lấy ví dụ là Trung Quốc đã trở thành thành viên WTO nhưng bản thân họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực thi, cải tổ các luật lệ trong nước cho phù hợp với nguyên tắc của WTO.Chính vì vậy, chúng tôi tin rằng trong trường hợp của VN, các bạn cần phải hoàn toàn sẵn sàng trở thành thành viên tổ chức này vào thời đ
iểm gia nhập. Nếu luật pháp trong nước của VN không đủ để thích ứng với WTO thì chính phủ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cải cách và sửa đổi luật lệ nhằm đáp ứng những yêu cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới. Đây cũng là lý do vì sao các quan chức Nhật Bản và VN phải có các cuộc thảo luận kỹ về vấn đề gia nhập của VN.Để ủng hộ VN tham g
ia WTO, Nhật Bản không bao giờ chơi trò "cản trở" hay làm bất cứ việc gì gây trở ngại cho tiến trình gia nhập của VN. Ngược lại, chúng tôi khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để VN nhanh chóng trở thành thành viên tổ chức này- Chương trình Hành động S
áng kiến chung Việt - Nhật về cải thiện môi trường đầu tư vẫn còn hai điểm hai bên chưa thống nhất là thuế nhập khẩu đánh vào linh kiện ô tô, xe máy. Theo ông, khi nào bất đồng trên được giải quyết? Liệu việc chưa thống nhất này có ảnh hưởng nhiều tới đầu tư của Nhật vào VN?- Vấn đề ô tô và xe máy đã được đưa và
o chương trình hành động 44 điểm Sáng kiến chung Việt - Nhật do lãnh đạo cấp cao hai nước ký kết hồi tháng 12 năm ngoái. Vì một số lý do khách quan nên hai điểm này còn để ngỏ. Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng, vấn đề trên sẽ được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán giữa hai bên.Mặt khác, thương mại song phương hai bên đ
ang đứng trước cơ hội tăng mạnh trong bối cảnh VN có thể tiếp tục duy trì thành tích tăng trưởng 8% năm và kinh tế Nhật đang từng bước hồi phục. Quý đầu năm 2004, tốc độ tăng trưởng của Nhật là 4.5%, có nghĩa rằng, Nhật sẽ nhập khẩu nhiều hơn so với các năm trước.Nhờ vậy, du khách Nhật cũng đang trở lại với các điểm du lịch hấp dẫn. Trong đó, du lịch tới VN đang ngà
y càng trở nên phổ biến đối với người Nhật.- Cách đây không lâu, Sứ quán Nhật Bản tại Hà
Nội có công bố 5 nguyên tắc viện trợ ODA của Chính phủ Nhật. Liệu đây có phải là sự thay đổi trong chính sách ODA của Nhật? Chính sách này sẽ tác động như thế nào đến ODA của Nhật trong tương lai, thưa ông?- Do những khó khăn kinh tế và
ngân sách, Chính phủ Nhật buộc phải cắt giảm tổng viện trợ trong vòng 3 năm liền, khiến cho nguồn ODA của Nhật ngày càng giảm đi. Năm ngoái, lần đầu tiên, Nhật đã nhường vị trí nhà cung cấp ODA số 1 thế giới cho Mỹ.Trong bối cảnh đó, chúng tôi phải xem xét lại chính sách cung cấp viện trợ của mình. Một mặt, Chính phủ thu hẹp quy mô viện trợ, mặt khác, chúng tôi quyết định phải làm sao để ODA của Nhật được sử dụng
hiệu quả hơn và phù hợp với lợi ích quốc gia.Đồng thời, nguyê
n tắc cung cấp ODA của Nhật là dành cho các nước hoà bình và tôn trọng nhân quyền. Những nguyên tắc này vốn vẫn nhất quán trong chính sách ODA của Nhật nên không thể gọi đó là thay đổi được.Nếu theo dõi, bạn có thể thấy trong nă
m qua, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc, trở thành nước nhận viện trợ lớn nhất của Nhật. (VN là nước đứng thứ 4 trong danh sách).Tuy nhiên, cần khẳng đ
ịnh rằng, cho đến giờ, Chính phủ Nhật không hề có ý định cắt giảm nguồn ODA cho VN. Ngoại trưởng Kawaguchi cũng đã khẳng định, Chính phủ Nhật sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ VN thông qua ODA và có sự tham vấn với Chính phủ VN để làm sao sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.- Xin cảm ơn ông!
- Việt Lâm