221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
454862
Chưa có NĐ đất đai: Chính phủ mong dân thông cảm!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Chưa có NĐ đất đai: Chính phủ mong dân thông cảm!
,

(VietNamNet) - Ông Nguyễn Kinh Quốc, Phát ngôn viên của Thủ tướng Chính phủ đã giãi bày như vậy tại buổi họp báo ngày 2/7, được tổ chức ngay sau khi kết thúc phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ.

Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai: Còn phải tiếp tục lấy ý kiến dân!

Vừa triển khai Luật Đất đai, vừa "ngóng chờ" nghị định?

Mặc dù từ hôm nay, Luật Đất đai bắt đầu có hiệu lực, tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một nghị định hướng dẫn việc tổ chức các công đoạn triển khai, quy trình thủ tục thực hiện.

Lý do mà ông Nguyễn Kinh Quốc nêu ra là, mặc dù Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7 nhưng đến nay 5 nghị định hướng dẫn vẫn chưa được ban hành. Trong phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ vừa diễn ra, mới chỉ có 1 trong số 5 nghị định được đưa ra xem xét (nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đồ sộ gồm 15 chương và 178 điều do Bộ Tài nguyên và Môi trường trình).

Ông Quốc cho biết, hiện vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau, gây tranh cãi về 4 vấn đề của Nghị định này. Thứ nhất là trong thu hồi đất phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chọn giá đền bù theo quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước hay giá DN nhận chuyển nhượng? Thứ hai, tranh cãi xung quanh việc đất ở khu công nghiệp, đất đô thị có hạn điền không? Thứ ba, việc xin đất làm khu công nghiệp như thế nào để DN không lợi dụng? Cuối cùng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cùng với việc cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản trên đất hay tách riêng? 

Chính vì những điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục lấy ý kiến các đoàn thể, người dân và dự kiến sẽ trình ra Chính phủ vào phiên họp thường kỳ tháng 7.

Người phát ngôn của Thủ tướng cho biết, trong phiên họp thường kỳ tháng 6 kéo dài 3 ngày (30/6, 1/7, 2/7) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phan Văn Khải, Chính phủ đã thảo luận các nội dung: dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi); đề án tăng cường quản lý nhà nước về thông tin báo chí; Nghị định về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ-công ty con; dự thảo Luật Dược; công tác cải cách hành chính của Chính phủ.

Thị trường bất động sản vẫn "đóng băng" để chờ Nghị định?

Chính phủ đã dành một nửa thời gian (một ngày rưỡi) để thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, kiểm điểm về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu và dịch vụ. Ông Nguyễn Kinh Quốc cho biết. ''Chương trình thảo luận về tình hình triển khai đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công sẽ được dời và thảo luận vào một ngày nghỉ gần đây''.

Thận trọng điều hành chính sách tiền tệ!

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm, kinh tế cả nước tăng trưởng 7%, thấp hơn mục tiêu 7,5-8% mà Quốc hội đã đề ra cho cả năm nay. Ông Nguyễn Kinh Quốc cho biết, mặc dù Chính phủ chỉ đạo, điều hành kiên quyết, nhưng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đạt do nhiều nguyên nhân khách quan như dịch cúm gà, thị trường thế giới biến động mạnh...Tuy nhiên, một số chỉ số trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế là công nghiệp trong 6 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng 15,4%, giá trị gia tăng của lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng 16%, đạt mục tiêu đề ra một cách ngoạn mục.

Mối quan tâm đặc biệt hiên nay của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội chính là biến động về giá cả, bởi nó đang trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí của DN và đời sống của người dân. Để bình ổn giá cả, Bộ Tài chính đã đưa ra các giải pháp: tập trung sản xuất và đảm bảo cung cầu trong mọi tình huống; giữ nguyên thuế nhập khẩu xăng dầu, clinker; thu hút tiền lưu thông phục vụ đầu tư phát triển, hỗ trợ vốn khôi phục đàn gia cầm; giữ nguyên giá cả 4 mặt hàng điện, than, xi măng, xăng dầu; không tăng giá một số dịch vụ do Nhà nước nắm như vận tải công cộng, đường sắt... 

Vừa có hướng dẫn thi hành Luật đất đai mới

(VietNamNet) - Ngày2/7, Bộ Tài nguyên Môi trường khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn để thống nhất triển khai thi hành Luật Đất đai trên phạm vi cả nước trong khi chờ nghị định.

Do những biện pháp nhằm bình ổn giá trong thế động của diễn biến giá cả, cộng với mối lo lạm phát nên tâm lý người gửi tiền chịu nhiều tác động. Trước tình hình này, ông Quốc cho biết, quan điểm của Chính phủ  là "rất thận trong trong điều chỉnh tiền tệ".

Về giá lương thực, thực phẩm, đặc biệt giá gạo tăng cao, tuy ảnh hưởng đến đời sống của người dânnói chun, nhưng cũng mang lại lợi ích cho nông dân. Xuất khẩu gạo tăng nhưng cần tránh tình trạng ''tranh mua, tranh bán, đẩy giá lên cao''. Ông Quốc nói: ''Thị trường gạo phải bình ổn từ nay. Mục tiêu đến tháng 10 sẽ xuất khẩu 3,5 triệu tấn gạo nhưng sau đó sẽ có tính toán điều chỉnh lại''.

Dự án chậm giải phóng mặt bằng sẽ bị rút!

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2004 giảm so với năm 2003, đồng thời với việc giải ngân vốn chậm. Nguyên nhân chủ yếu giải ngân vốn chậm chính là ách tắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, ''những dự án chậm giải phóng mặt bằng sẽ bị rút vốn, rút công trình, kể cả công trình giao thông''. Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Kinh Quốc cho biết, việc thực hiện cụ thể thì Chính phủ sẽ bàn với các bộ, ngành sau.

''Chính phủ thẳng thắn thừa nhận kỷ luận hành chính chưa nghiêm, nhiều công việc của Chính phủ thực hiện chậm'', ông Nguyễn Kinh Quốc nói. Thể hiện rõ nhất là hiện nay Chính phủ đang còn ''nợ'' 66 nghị định hướng dẫn luật. Tất nhiên cũng phải thừa nhận ''đây là công việc đòi hỏi công phu'', không thể quá nóng vội.

Điện thoại Bộ TN&MT nghẽn mạch vì đất đai

(VietNamNet) - ''Hai ngày nay, điện thoại của Bộ TN&MT reo không ngừng. Chuyên viên của Vụ chỉ còn đủ thời gian... nghe điện'', ông Nguyễn Khải, Vụ trưởng Vụ Đất đai ''ca thán'' với phóng viên VietNamNet.

Số liệu thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, mức tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM thấp hơn mức bình quân của cả nước. Tuy đây là con số đã được cảnh báo từquý I/2004 (Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nhưng ông Nguyễn Kinh Quốc cho biết, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng sẽ đi làm việc với 2 địa phương này để tìm hiểu những khó khăn vướng mắc và giải pháp tháo gỡ. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại các sản phẩm chủ lực làm ảnh hướng lớn đến tăng trưởng kinh tế của 2 địa phương này, tăng cường lĩnh vực dịch vụ, du lịch để tạo đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế.

Ông Quốc cho biết thêm: Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thủ tướng đã tỏ thái độ không hài lòng với việc thực hiện vốn đầu tư 6 tháng đầu năm 2004 đạt thấp so với năm 2003, tiến độ của nhiều dự án chậm. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng khó khăn và Thủ tướng nhắc nhở Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc này. Để giải quyết nhu cầu về vốn của DN, Thủ tướng đã nhất trí cho một số tổng công ty được phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư. Vốn của ngân hàng huy động được sẽ chủ yếu dành cho các DN vừa và nhỏ, DN dân doanh vay.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Kinh Quốc thông báo có sự thay đổi trong việc họp báo khi Chính phủ họp thường kỳ hàng tháng: Trước đây, chỉ một số cơ quan báo chí được tham dự phiên họp thường kỳ, đồng thời Chính phủ họp báo sau vài ngày sau phiên họp thường kỳ. Nhưng từ nay, việc họp báo sẽ tiến hành ngay sau khi Chính phủ họp thường kỳ, đối tượng các báo được mời sẽ thu gọn vào những báo cập nhật thông tin hàng ngày. ''Báo chí nên chủ động và tôi với tư cách phát ngôn viên của Chính phủ sẵn sàng trao đổi thông tin với báo chí'', ông Nguyễn Kinh Quốc nói.

  •  Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,