221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
515012
Ta đang làm giáo dục... ngược?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Ta đang làm giáo dục... ngược?
,
(VietNamNet) - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lại tiếp tục ''mổ xẻ'' vấn đề giáo dục trong buổi làm việc ngày 21/9 khi thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Soạn: AM 146146 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Những chủ nhân tương lai của đất nước.

Dân lập là cái đuôi dành cho các em yếu kém?

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Hồ Đức Việt liệt kê hàng loạt những điều ''ngược'' trong nội dung, phương pháp giáo dục so với nước ngoài. ''Chương trình của ta nặng hơn, dài hơn, bắt buộc hơn trong khi môn tự chọn được học ít hơn. Họ đổi mới nội dung phương pháp giáo dục từ người thầy, từ trường sư phạm nhưng ta thì bắt đầu từ... sách giáo khoa. Phương pháp giáo dục của ta một chiều, học thuộc để thi, ít phát huy chủ động sáng tạo. Ta nặng đầu vào, coi nhẹ đầu ra trong khi họ làm ngược lại''.

Việc phân luồng và liên thông trong giáo dục, theo ông Việt, chưa làm được với các lý do: Nội dung và chương trình giáo dục chưa liên thông; cơ chế, chính sách chưa tạo điều kiện liên thông (ở nhiều nước, sau một số năm đi làm có thể học lại); chưa có lộ trình phân luồng, liên thông.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân băn khoăn: ''Hệ cao đẳng chia thành cao đẳng hàn lâm và cao đẳng dạy nghề có phải vì có 2 bộ là Giáo dục và Đào tạo và Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý riêng? Trong khi không có nước nào gọi là cao đẳng hàn lâm''.

Chế độ học phần tín chỉ thì ''nơi làm, nơi không'', đến bao giờ mới liên thông được? Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương mở cửa đại học sao chưa thấy đưa vào Luật? 

Bộ GD-ĐT muốn áp dụng phương thức đào tạo "hình tháp"?

Bộ trưởng GD-ĐT vừa giới thiệu mô hình đào tạo ''hình tháp'' - lỏng đầu vào, chặt đầu ra.  Bộ trưởng cho biết, chủ trương này ''Bộ chưa dám làm vì còn chờ QH cho ý kiến''.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu phê phán sự phân biệt đối xử giữa trường công lập với các trường bán công, dân lập, tư thục. ''Nhiều người nói dân lập là cái đuôi dành cho các em yếu kém. Cơ quan nhà nước tuyển công chức không lấy sinh viên dân lập tốt nghiệp chính quy cũng chỉ lấy sinh viên tốt nghiệp các trường công lập'', ông dẫn chứng.

Theo ông, cần bình đẳng giữa các loại hình trường từ tuyển sinh, chương trình đào tạo, thi cử và ngay cả tuyển dụng. Liên quan đến đào tạo ngoài công lập, Phó Chủ tịch nói thêm: ''Trường tư thục có thể ở dạng ''công ty cổ phần'' nhiều người góp vốn vào''.

Cử tuyển: ''Nước chảy chỗ trũng''!

Ông Tráng A Pao, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, cho rằng cần kiểm tra, đánh giá lại giáo dục ở vùng cao. Bởi giáo dục tiểu học chưa vững chắc, tỷ lệ mù chữ còn rất lớn. Ông đi công tác một số xã ở Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), hỏi nhiều em có đi học, biết chữ không thì đều trả lời ''không''. Lý do là dân cư không tập trung, địa hình cách trở, đi lại khó. Đội ngũ giáo viên thiếu, có ''cô giáo'' là học sinh mới tốt nghiệp phổ thông trung học.

Ông Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại cũng cảnh tỉnh: ''Giáo dục miền núi không tốt sẽ là cơ hội để kẻ thù chen vào, chống phá chúng ta''.

Chính vì giáo dục không có lớp 1, 2, tiểu học chưa hoàn chỉnh, nên theo ông Tráng A Pao, mục tiêu của chính sách cử tuyển không đạt được (học hết lớp 12 mới được cử tuyển). Sau 10 năm, thực hiện cơ chế cử tuyển rất khó khăn bởi vì ''nước chảy chỗ trũng''. Trong số học sinh cử tuyển thì chỉ có 25% là người dân tộc thiểu số, trong đó 75% tập trung ở các thị trấn. 13 dân tộc thiểu số không có người học hết lớp 12 để được cử tuyển.

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Bùi Thị Bình tha thiết đề nghị: ''Nên cân nhắc đưa phát triển giáo dục miền núi thành một chương trong Luật Giáo dục sửa đổi''.

Chưa đắp ''da thịt'' cho luật được bao nhiêu!

Theo ông Nguyễn Ngọc Trân, những đòi hỏi, bức xúc về giáo dục do chính bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Minh Hiển (thay mặt Chính phủ) đọc trước UBTVQH chưa được thể hiện trong Luật Giáo dục sửa đổi. ''Dự thảo Luật quá sơ lược, còn buông lỏng một số lĩnh vực. Xã hội hoá giáo dục bị nát hơn nữa. Sách giáo khoa thay đổi liên tục, giá cả cao. Đội ngũ giáo viên chưa chuẩn hoá... Trong khi đó, Luật thiếu chế tài xử lý vi phạm trong phổ cập giáo dục, cự tuyển... Đắp thịt da cho Luật nhưng chưa đắp được bao nhiêu, thậm chí còn phân tán hơn'', ông Trân nói đầy vẻ lo lắng.

Ông Hồ Đức Việt bổ sung: ''Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục thể hiện trong Luật sơ sài. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển giáo dục mà nặng vào các sự vụ như các kỳ tuyển sinh, thi cử...''.

Đồng tình với ông Trân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng cần bám sát mối quan hệ giữa báo cáo về chất lượng giáo dục và Luật Giáo dục (sửa đổi). ''Trách nhiệm của Bộ là sửa đổi bổ sung nhưng nội dung cần thiết! Những nội dung cần thiết thì phải cụ thể đưa vào trong luật, không để ''khung''. Chủ tịch đề nghị Bộ Giáo dục tiếp thu ý kiến, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo để đưa ra Quốc hội lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 6.

Sẽ bỏ thi tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở?

Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, đối với giáo dục phổ cập thì cần bỏ thi tốt nghiệp. Vì vậy, Uỷ ban tán thành việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học và thay việc cấp bằng tốt nghiệp tiểu học bằng cấp chứng chỉ.

Có ý kiến cho rằng, nên bỏ thi tốt nghiệp THCS khi đã hoàn thành phổ cập THCS trong cả nước vào năm 2010. Loại ý kiến khác cho rằng, nên bỏ thi tốt nghiệp THCS ngay trong sửa đổi Luật lần này. Đa số ý kiến của Uỷ ban tán thành với ý kiến thứ hai vì hiện nay ở THCS tồn tại 2 kỳ thi: thi tốt nghiệp và thi tuyển vào trung học phổ thông (THPT). Vì cấp THPT không tiếp nhận tất cả học sinh tốt nghiệp THCS vào học, do vậy cần bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS.

Uỷ ban này tán thành với dự thảo Luật quy định về thu và sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh theo hướng: Thủ tướng Chính phủ chỉ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh đối với tất cả các loại hình trường và cơ sở giáo dục khác; sau đó phân công cho các bộ, ngành và địa phương quyết định mức thu cụ thể. Đối với các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, nên để cho các cơ sở này quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, quyết định mức thu học phí trên cơ sở bảm đảm cân đối thu chi. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác đều phải thực hiện chế độ công khai tài chính.

  • Thanh Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,