221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
517566
Hạn chế can thiệp hành chính vào quan hệ dân sự!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Hạn chế can thiệp hành chính vào quan hệ dân sự!
,

(VietNamNet) - Đây là quan điểm đáng lưu ý trong báo cáo của Chính phủ trình dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự lấy ý kiến UBTVQH ngày 24/9.

Thủ tục giao dịch dân sự đơn giản, dễ thực hiện!

Hạn chế can thiệp của hành chính nhà nước vào quan hệ dân sự là tôn trong các giao dịch hợp pháp của cá nhân.

Khi báo cáo trình UBTVQH về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, cho biết, sửa đổi theo hướng là bộ luật chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể. 

Quan điểm này thể hiện ở chỗ: Trong trường hợp để giải quyết các quan hệ kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động cụ thể mà các luật đó không có các điều luật cụ thể để áp dụng thì áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp để giải quyết (theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành, nếu luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng Bộ luật Dân sự).

''Sửa đổi cũng theo hướng hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của cơ quan Nhà nước vào các quan hệ dân sự, tôn trọng và phát huy sự tự thoả thuận, tự quyết định của các chủ thể'', ông Hoàng Thế Liên nhấn mạnh. Nhà nước tôn trọng các giao dịch hợp pháp của các cá nhân tổ chức và tạo điều kiện về mặt thủ tục (trong trường hợp cần thiết) để các giao dịch đó được thực hiện thuận lợi nhất trên tinh thần thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, không gây phiền hà cho người dân.

Nhà xưởng, khách sạn cũng phải đăng ký sở hữu!

BLTTDS không "ôm" hết vụ án dân sự?

"Vụ án dân sự" gồm vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động. Các ĐB cho rằng, những vụ án này "trùm" chung trong một BL hình thức sẽ khó khả thi.

Ông Hoàng Thế Liên phản ánh: ''Ở ta, đối với bất động sản thì trên thực tế, chỉ có quyền sử dụng đất và các quyền đối với nhà ở tại đô thị là phải đăng ký quyền sở hữu, còn đối với nhà ở nông thôn và các bất động sản khác không phải nhà ở (như nhà xưởng để sản xuất kinh doanh, khách sạn, các công trình xây dựng khác...) thì pháp luật chưa có quy định rõ vấn đề này''.

Do đó, nội dung này trong Bộ luật được sửa lại theo hướng: ''Quyền sở hữu và các quyền khác đối với bất động sản phải được đăng ký. Quyền sở hữu và các quyền khác đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp do pháp luật quy định''. Dự thảo đã liệt kê một số loại quyền đối với một tài sản cần phải đăng ký như quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo thoả thuận, quyền thế chấp...

Chấp nhận đề nghị coi như hợp đồng được giao kết?

Có ý kiến cho rằng, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hợp đồng tuân theo hình thức do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định, như công chứng, đăng ký... thì hợp đồng được giao kết vào thời điểm công chứng, đăng ký.

Tuy nhiên, quan điểm của Chính phủ thể hiện trong dự thảo Bộ luật là hợp đồng được giao kết khi hoặc bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Phương án này nhằm tăng cường tự do thoả thuận, giao kết hợp đồng của các bên, đồng thời tăng trách nhiệm của các bên đối với thoả thuận của họ. Hơn nữa, hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng như công chứng, chứng thực, đăng ký... mà phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên, trừ trường hợp luật có quy định cụ thể hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu tuân thủ hình thức nhất định, như trong lĩnh vực hàng hải, nhà đất.

Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cũng cho phép các bên được cầm cố, thế chấp, kể cả tài sản không đăng  ký quyền sở hữu để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ với điều kiện việc cầm cố, thế chấp này phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo báo cáo thẩm tra dự thảo Bộ luật này của Uỷ ban Pháp luật, để chặt chẽ hơn, cần giữ nội dung của quy định hiện hành: Một tài sản có thể được thế chấp thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.

Công nhận quyền thay đổi giới tính?

Một điểm mới đáng lưu ý, dự thảo Bộ luật bổ sung một số quyền nhân thân cho phù hợp với thực tiễn như quyền hiến các bộ phận cơ thể người, hiến xác, quyền thay đổi giới tính. Tuy nhiên, theo ông Phan Trung Lý, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, việc quy định các quyền này phải dựa trên nguyên tắc không được lấy các bộ phận của cơ thể người làm hàng hoá mà phải trên cơ sở tự nguyện của các bên cho các bộ phận cơ thể người.

Một số ý kiến trong Ủy ban này cũng đề nghị cân nhắc thời điểm định về vấn đề này và cho rằng, đây là vấn đề mới và phức tạp về mặt xã hội, chưa phổ biến ở nước ta, do đó Chính phủ cần nghiên cứu kỹ và quy định thận trọng hơn.

UBTVQH tán thành đưa Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trình ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10 tới.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,