221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
519720
Kỳ họp QH tới: Chất vấn ngay trong khi thảo luận?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Kỳ họp QH tới: Chất vấn ngay trong khi thảo luận?
,

(VietNamNet) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đề xuất như vậy với mong muốn tăng cường hiệu quả của hoạt động chất vấn và giám sát của Quốc hội, tại cuộc họp ngày 28/9 của UBTVQH. Cuộc họp này, UBTVQH thảo luận kết quả giám sát năm 2004 và dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2005.

Soạn: AM 154881 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đầu năm 2005, Quốc hội sẽ giám sát về tình hình giá thuốc chữa bệnh.

"Giám sát không tốt sẽ càng trì trệ"!

Giám sát tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội tới đây sẽ tập trung vào cơ quan bộ với 2 chuyên đề: chất lượng giáo dục và đầu tư xây dựng cơ bản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh nhận xét: "Báo cáo của các bộ toàn màu hồng! "Mảng tối'' của vấn đề thường do phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, từ các cơ quan tư pháp, thanh tra. Kết quả giám sát về đầu tư xây dựng cơ bản anh Kiên (Ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách - NV) trình bày trước UBTVQH ngày 27/9, suốt một tiếng đồng hồ toàn nói khuyết điểm''.

Đồng tình với ông Thanh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho rằng, giám sát tập trung vào các Bộ, ở Trung ương là đúng: ''Giám sát ở địa phương chẳng qua là khảo sát, chứng minh cho chính sách, chỉ đạo thực hiện của Trung ương''.

Chủ tịch cũng phê phán bệnh thành tích: ''Tôi đi xuống địa phương thì báo cáo toàn thành tích! Nên câu hỏi đầu tiên của tôi là địa phương có yếu kém gì không? Các Bộ nói đến yếu kém thì như đỉa phải vôi. Không phê bình, tự phê bình, làm sao tiến bộ?''.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, tình trạng né tránh, ngại va chạm, chưa thật kiên quyết trong giám sát còn tồn tại. ''Nể nang, né tránh ăn sâu vào nhận thức, tư tưởng! Không giám sát Nhà nước yếu, cả hệ thống chính trị yếu! Giám sát để xây dựng, thấy ưu điểm để nhân lên, thấy yếu kém mà khắc phục! Không làm tốt công tác giám sát sẽ dẫn đến trì trệ, thậm chí mục nát. Có rất nhiều sự trì trệ, các đồng chí có sâu sát không?'', ông nói.

Quốc hội  sẽ chất vấn ngay khi thảo luận?

Chủ tịch QH Nguyễn Văn An phát biểu tại kỳ họp QH thứ 5.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đặt ra mối quan hệ giữa giám sát và chất vấn. ''Các dự án, báo cáo của Chính phủ ra Quốc hội đều mang tính chất giám sát. Nhưng chất vấn không "nhằm" thẳng vào đâu vì không có báo cáo giám sát chuyên sâu. Kỳ họp tới đây, cần cân nhắc về chương trình vì có giám sát về đầu tư xây dựng cơ bản, về giáo dục. Cần gắn giám sát với chất vấn, có thể chất vấn ngay trong quá trình thảo luận'', Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An chỉ đạo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu băn khoăn: ''Kết quả giám sát có thực chất không, thoả mãn yêu cầu giám sát? Giám sát kết quả đến đâu?''.

''Làm giám sát phải như đinh đóng cột'', bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội, lên tiếng. ''Có nghĩa  là giám sát phải có đủ cơ sở chắc chắn, phải đề ra được biện pháp xử lý, khắc phục. Quốc hội nói phải chuyển, không chuyển nhiều thì chuyển ít chứ trơ trơ ra không được'', bà nói.

Đầu năm 2005, sẽ giám sát về y đức, bảo hiểm y tế, giá thuốc!

5 chuyên đề được đưa ra để UBTVQH chọn ra 2 để Quốc hội giám sát trực tiếp. Đó là sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá DN nhà nước và hiệu quả hoạt động của các DN nhà nước độc quyền; 3 dự án quan trọng của quốc gia: 5 triệu ha rừng, khí-điện-đạm Bà Rịa - Vũng Tàu, Nhà máy lọc dầu Dung Quất; quy hoạch và quản lý đất đai; kết quả thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn; vấn đề y đức, bảo hiểm y tế, giá thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Nhiều đại biểu yêu cầu giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Vũ Đức Khiển dẫn chứng: ''Luật Hình sự ban hành năm 1999 cần 24 văn bản hướng dẫn nhưng đến nay mới có 4 văn bản hướng dẫn. Chính phủ nói nợ 100 nghị định nhưng tôi nghĩ còn nhiều hơn nữa!'... Chúng ta có làm kiên quyết không khi bắt buộc khi trình dự thảo luật phải kèm theo dự thảo nghị định, thông tư nhưng không thấy đâu cả?''.

Trưởng ban Dân nguyện Lê Quang Bình thường đưa ý kiến của cử tri vào các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ông phản ánh: ''Nay ở Hà Nội, TP.HCM người ta quy định nhà "đòi" hộ khẩu, hộ khẩu "đòi" nhà, quy định đó là trái! Báo chí, dư luận nói rất nhiều, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị huỷ bỏ nhưng vẫn chậm thay đổi''.

Về bức xúc của dân trong giải phóng mặt bằng, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nói: ''Một công ty TNHH đền bù cho dân theo giá ''bèo'' của địa phương lấy hàng trăm ha đất sau đó bán đi lãi khủng khiếp! Làm giàu ngang xương, giàu nứt đố đổ vách như thế ai chịu nổi!''.

Còn theo ông Lê Quang Bình, thủ tục cấp sổ đỏ ''phức tạp lắm, không tiền không xong!''. Ông dẫn chứng: ''Một Việt kiều là nhà khoa học về Việt Nam mua nhà phải chi cho ''thủ tục'' 5-7 triệu. Thủ tục hành chính ''một cửa'' nhưng có nơi đến 18 ''khoá'', thậm chí có nơi 24 ''khoá''.

Tham nhũng, tiêu cực, bà Thu ví như ''bê tông cốt thép'', dân tha thiết muốn Quốc hội giám sát: ''Quốc hội cần cố gắng, gian khổ mấy cũng không nên từ chối'', bà khẩn thiết đề nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh kết luận, lần lượt các kỳ họp thứ 7 và 8 của Quốc hội năm 2005, Quốc hội sẽ giám sát trực tiếp tại kỳ họp về y tế (y đức, bảo hiểm y tế, giá thuốc) và kết quả chiến lược phát triển nông nghiệp; UBTVQH giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và dự án lọc dầu Dung Quất, công trình đường Hồ Chí Minh.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,