221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
536192
Tụt hạng 15 bậc: Giờ G cho cải cách?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Tụt hạng 15 bậc: Giờ G cho cải cách?
,

(VietNamNet) - Việc tụt hạng đến 15 bậc về năng lực cạnh tranh của VN năm nay đã khiến nhiều người bàng hoàng. Mỗi người một cách lý giải khác nhau song đều thừa nhận một thông điệp: yêu cầu cải cách lại càng trở nên gấp gáp khi VN đang rất cần một môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao hơn.

Tụt 15 bậc: Sự tụt hậu của công nghệ và định chế?

Sự tụt hạng về năng lực cạnh tranh của VN có làm các nhà đầu tư nao núng?

Không phải ngẫu nhiên khi báo cáo về Năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới hai lần nhắc tới sự sụt giảm thứ hạng đáng kể lần này của VN. Xếp thứ 77/104 nền kinh tế về chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của VN - tức năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân ở tầm vĩ mô (so với 60/102 nền kinh tế trong năm 2003); năng lực cạnh tranh kinh doanh (BCI), tức năng lực cạnh tranh ở tầm kinh doanh doanh nghiệp, xếp 79/103 nước (so với 50/95 nền kinh tế trong năm 2003), đây là mức tụt hạng mạnh nhất trong tất cả các nền kinh tế được xếp hạng.

(Do năm nay, đối tượng của báo cáo mở rộng thêm 2 nước nên mức tụt hạng thực tế của VN là 15 bậc - NV)

Nguyên nhân của sự tụt hạng mạnh này được WEF giải thích ngay trong báo cáo là "sự sụt giảm quan trọng trong cả 3 lĩnh vực của chỉ số, đặc biệt là về định chế và công nghệ".

Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng: 
77/104

Chỉ số xếp hạng môi trường kinh tế vĩ mô 

58 

Chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô  

23

Chỉ số về mức độ chi tiêu lãng phí của chính phủ  

68

Chỉ số về tín nhiệm tài chính của đất nước 

68 

Chỉ số xếp hạng về các thể chế công  

82

Chỉ số về thi hành luật pháp và hợp đồng  

55

Chỉ số về tham nhũng

97 

Chỉ số xếp hạng về công nghệ  

92

Chỉ số về sáng tạo công nghệ 

79 

Chỉ số về công nghệ thông tin 

86 

Chỉ số về chuyển giao công nghệ 

66 

Trong đó, chỉ số về định chế của VN năm nay là 82 trong khi năm ngoái xếp thứ 63. Chỉ số công nghệ còn sút giảm mạnh hơn nữa, 92/104 ( con số của năm 2003 là 65).

TS Lê Đăng Doanh lý giải hiện tượng này là do VN đã tụt lại sau trong khi các nước khác tiến lên trong "cuộc chạy thi tốc độ" về cải cách kinh tế.

Thế nhưng, ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại VN lại không đồng tình với nhận xét này: "Theo các khái niệm tuyệt đối thì mọi việc không trở nên xấu hơn, do đó người ta có thể kết luận rằng các nước khác đã cải thiện tình hình của mình nhanh hơn VN nhiều. Tuy nhiên, giải thích này dường như hơi khó tin khi mà VN là một trong những nước có tốc độ phổ biến CNTT nhanh nhất trên thế giới".

Ông này cũng chỉ ra: "Trên thực tế thì hầu hết chỉ tiêu thay đổi bất thường của GCI đều liên quan đến những câu hỏi mang tính chủ quan như "đất nước bạn có vị trí như thế nào về công nghệ so với các nước hàng đầu thế giới?" hoặc "các công ty ở nước bạn có quan tâm tới việc thu hút công nghệ mới hay không?".

Bà Phan Thanh Hà, Phó Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô của CIEM, đối tác giúp WEF thực hiện các cuộc khảo sát đối với DNVN cũng cho rằng, các câu trả lời của DN có thể chưa thực sự khách quan khi mà mẫu điều tra chỉ là 100 trên mấy chục ngàn DN đang hoạt động tại VN.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thừa nhận, câu chuyện về sự sụt giảm của các chỉ số liên quan đến thể chế công có tính logic của nó.

Qua bảng xếp hạng chi tiết về thể chế công có thể thấy, những chỉ tiêu như chi tiền ngoài pháp luật trong xuất, nhập khẩu; chi tiền ngoài pháp luật trong thu thuế; chi tiền ngoài pháp luật trong sử dụng các dịch vụ công đều xếp hạng rất thấp, gần như ở cuối bảng.

Chỉ số về tham nhũng ở VN, theo đánh giá của WEF cũng vậy, đứng ở vị trí 97/104 nước.

Trong khi đó, theo báo cáo mới công bố hôm qua của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, VN xếp thứ 102/145 quốc gia về mức độ tham nhũng.

Hồi chuông thúc đẩy cải cách

Sự tụt bậc đầy kịch tính của VN trong năm nay tại bảng xếp hạng của WEF - vốn rất được đề cao về tính khách quan và cũng là kết quả được tất cả các nhà đầu tư và hoạch định chính sách tham - khảo khiến nhiều người cảm thấy nhu cầu hối thúc của việc phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa môi trường kinh doanh của VN.

"Chắc chắn việc thu hút FDI của chúng ta sẽ gặp khó khăn nếu không có những thay đổi mạnh mẽ". Bà Phan Thanh Hà khẳng định.

Mặc dù cho rằng "Bản thân chỉ số GCI không đủ độ xác thực để định hướng cho các quyết sách ở VN", nhưng ông Martin Rama cũng nhấn mạnh: "VN cần nỗ lực nhiều hơn nữa để môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh hơn".

Đòi hỏi này dường như không thừa khi cách đây một tháng, trong báo cáo hoạt động kinh tế năm 2005 của Nhóm Ngân hàng Thế giới, VN xếp trong nhóm cuối cùng danh sách các quốc gia có môi trường kinh doanh kém thuận lợi nhất thế giới cùng với Lào, Campuchia và Indonesia.

Cải tổ khu vực tài chính, theo ông Rama, cần được coi là ưu tiên trước mắt: "Cải thiện các ngân hàng thương mại quốc doanh để có thể đánh giá các rủi ro tín dụng một cách hợp lý và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư tốt nhất chính là chìa khóa của cải tổ trong khu vực tài chính. Kiểm soát tốt hơn hiệu quả hoạt động của các DN Nhà nước (con nợ chủ yếu của hệ thống ngân hàng) và tăng cường khả năng giám sát của các ngân hàng cũng rất cần thiết".

Chuyên gia trong lĩnh vực tài chính của Ngân hàng Thế giới cũng đề cập tới việc cải cách hệ thống thuế:

"Các biện pháp ưu đãi về thuế hiện nay mà VN đang dành cho các nhà đầu tư không phải là một phương thức hiệu quả để VN trở nên cạnh tranh hơn. Bởi hệ thống thuế này thiếu sự minh bạch nên dẫn tới khuynh hướng tham nhũng và gây sụt giảm nguồn thu của chính phủ. Một hệ thống thuế đơn giản và có thể dự đoán trước, bao gồm một số ưu đãi rõ ràng (chẳng hạn như ưu tiên cho các nhà đầu tư ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa) sẽ có hiệu quả hơn nhiều".

Kiến nghị này có vẻ hợp lý khi mà chỉ số về tín nhiệm tài chính và mức độ lãng phí trong chi tiêu của chính phủ được WEF xếp hạng khá thấp (68/104).

"Việc tăng cường toàn bộ hệ thống công quyền, dẫn tới giảm tham nhũng chắc chắn sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư". Ông Rama nói thêm.

Cuối năm nay, một hội thảo do Viện Khoa học và Quản lý Kinh tế TW tổ chức sẽ quy tụ các quan chức, học giả cùng ngồi phân tích tại sao năng lực cạnh tranh của VN bị tụt hạng cũng như đưa ra các khuyến nghị chính sách để cải thiện tình hình.

"Chỉ số GCI không nói lên nhiều về thực tế ở VN. Nhưng có một điều chắc chắn rằng VN cần phải nỗ lực rất nhiều để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và cuối cùng trở thành một nước công nghiệp". Ông Rama kết luận.

  • Việt Lâm

Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (*)

Môi trường kinh tế vĩ mô  

Chỉ số về tín nhiệm tài chính của đất nước 2004

68

Mức độ lãng phí trong chi tiêu của chính phủ  

68

Lạm phát 2003  

52

Các thể chế công  

Chi tiền ngoài pháp luật trong xuất, nhập khẩu

100

Chi tiền ngoài pháp luật trong thu thuế  

97

Chi tiền ngoài pháp luật trong sử dụng các dịch vụ công  

91

Luật tài sản  

66

Tội phạm có tổ chức 

61 

Tính độc lập của tư pháp 

59 

Thiên vị trong quyết định của quan chức chính phủ  

55

Công nghệ 

Mức độ sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài

99

Thuê bao Internet 2003

99

Chất lượng cạnh tranh trong dịch vụ cung cấp Internet (ISP) 

96

Luật pháp liên quan đến CNTT 

94

Sử dụng điện thoại di động 2003 

89

Sử dụng máy tính cá nhân 2003

84

Hợp tác giữa trường đại học và nghiên cứu công nghiệp

82

Mức độ sẵn sàng về công nghệ

81

Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông

 81

Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ

79

Sử dụng bằng phát minh (patent) 2003

79

Sử dụng bằng phát minh 2003

79

Điện thoại hữu tuyến 2003

79

Chi tiêu doanh nghiệp về nghiên cứu triển khai 

71

Người sử dụng Internet 2003

69

Trường học tiếp cận với Internet                      

55

(*) xếp hạng trên 104 nền kinh tế

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,