221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
537470
Ngành toà án, VKS chưa quan tâm đến yêu cầu chất vấn
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Ngành toà án, VKS chưa quan tâm đến yêu cầu chất vấn
,

(VietNamNet) -  Có nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội, cũng như yêu cầu của một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị xem xét lại việc giải quyết một vụ án cụ thể nhưng phía VKSNDTC, TANDTC lại chưa xem xét một cách kịp thời, đầy đủ, khách quan...

Soạn: AM 180145 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Vũ Đức Khiển.
 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Vũ Đức Khiển cho biết như vậy khi trình bày báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác toà án, của ngành kiểm sát, báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, trước Quốc hội sáng 26/10.

Giải quyết khiếu nại bằng... một văn bản mẫu

Đánh giá chung của Chính phủ, các cơ quan tư pháp là tội phạm trong quản lý kinh tế và các tội phạm về chức vụ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nổi lên là tình trạng tham nhũng, tiêu cực xảy ra ở nhiều ngành kinh tế trọng điểm như dầu khí, thương mại, thuỷ sản... đã gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông Vũ Đức Khiển nhận xét, báo cáo của Chính phủ chưa đề cập đúng mức đến công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm, đặc biệt là những sơ hở thiếu sót trong quản lý nhà nước.

''Từ thực tiễn đấu tranh chống các tội phạm về kinh tế và chức vụ xẩy ra thời gian qua, cần phân tích chỉ ra những nguyên nhân trong quản lý điều hành cũng như bất cập trong chính sách để có biện pháp chấn chỉnh'', ông Khiển nói.

Phía Uỷ ban Pháp luật của QH còn đưa ra nhận xét: ''Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử vẫn hạn chế, số người bị xét xử oan so với cùng kỳ năm ngoái tuy có giảm nhưng vẫn tiếp diễn''.

Theo báo cáo của Chánh án TANDTC, từ 1/10/2003 đến 31/8/2004, các bản án, quyết định bị sửa chiếm 5,1%, bị huỷ chiếm 1,2% trong tổng số các vụ án mà toà án các cấp đã giải quyết. Có khoảng 8.500 bản án, quyết định bị sửa và hơn 2.000 bản án quyết định bị huỷ. Cụ thể, TAND TP.HCM tiêu huỷ một phần hoặc toàn bộ 221 vụ trên 1.232 vụ án sơ thẩm của toà án quận, huyện, chiếm 17,9%. Tỷ lệ huỷ và sửa án sơ thẩm so với số án đã xét xử phúc thẩm của toà án Bình Dương là 37,7%. Trong số 56 vụ án dân sự mà TAND Thành phố Hải Phòng xét xử phúc thẩm, đã sửa 20 vụ và huỷ 5 vụ, chiếm 44,64%...

Theo ông Vũ Đức Khiển, tình hình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài, gửi đơn đến nhiều cơ quan, nhiều cấp, đơn khiếu nại tồn đọng nhiều năm trong lĩnh vực tư pháp vẫn chưa khắc phục được. Việc xử lý, giải quyết đơn bằng cách trả lời chung chung, hoặc theo một văn bản mẫu đã định sẵn mà không đi vào trả lời trực tiếp, cụ thể những vấn đề mà họ khiếu nại là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại kéo dài, gay gắt.

''Có những chất vấn của đại biểu Quốc hội, yêu cầu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước xem xét lại việc giải quyết một vụ án cụ thể nhưng VKSNDTC, TANDTC chưa xem xét lại một cách kịp thời, đầy đủ, khách quan nên đến nay rất khó giải quyết lại đúng thực chất của vụ án'', ông Khiển bức xúc.

Nhiều cán bộ tư pháp sợ bồi thường thiệt hại nên không dám nhận sai

Đến nay ngành toà án đã nhận được 28 đơn yêu cầu bồi thường theo Nghị quyết 388 của UBTVQH, trong số đó đã thương lượng hoà giải thành 9 trường hợp với số tiền bồi thường là 631 triệu đồng. VKSND một số tỉnh, thành phố đã tiến hành khôi phục danh dự, công khai xin lỗi, thương lượng bồi thường thiệt hại cho người bị oan.

Tuy nhiên, UB Pháp luật của QH đánh giá, việc giải quyết các trường hợp bị oan chủ yếu mới dừng ở việc công khai xin lỗi, thoả thuận khôi phục danh dự còn việc bồi thường vật chất đang gặp nhiều vướng mắc do mức bồi thường thiệt hại đương sự đưa ra quá lớn! Có trường hợp oan đã lâu, cách tính bồi thường giữa các bên không thống nhất, việc phân định trách nhiệm giữa những cơ quan tiến hành tố tụng chưa rõ ràng, dẫn đến bồi thường chậm.

Sau khi có Nghị quyết 388, các hoạt động tố tụng hình sự tiến hành thận trọng hơn, nhưng theo phản ánh của ông Vũ Đức Khiển: ''Có biểu hiện do dự trong đội ngũ cán bộ tư pháp! Trong nhiều trường hợp thiếu kiên quyết đấu tranh chống tội phạm dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc biết sai nhưng chậm sửa chữa, lo lắng phải bồi thường thiệt hại nên không dám thẳng thắn nhận đã làm oan''. Đây là điều cần phải khắc phục!"

Uỷ ban Pháp luật đề nghị: ''Khi Quốc hội quyết định phân bổ ngân sách cần dành một khoản ngân sách để thực hiện bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 338 của UBTVQH''. Còn với các cơ quan tư pháp, ''cần nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết này, xem xét tính toán kỹ các thiệt hại về tinh thần vật chất cho người bị oan, để hạn chế đến mức thấp nhất việc bồi thường cho người bị oan phải thông qua giải quyết một vụ khiếu kiện dân sự tại toà án''.

4.621 người có án phạt tù đang ở ngoài xã hội!

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Vũ Đức Khiển, đến nay cả nước vẫn còn 4.621 người có án phạt tù đang ở ngoài xã hội, tăng 944 người so với năm 2003. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại và kéo dài từ nhiều năm nay, phản ánh tình trạng chấp hành pháp luật thiếu nghiêm chỉnh, làm giảm tác dụng giáo dục, răn đe của hình phạt. Mặt khác, những người đang trốn thi hành án có thể phạm tội mới, đe doạ đến trật tự, an toàn xã hội.

Một trong những tồn tại của thi hành án phạt tù hiện nay là do các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương buông lỏng quản lý các đối tượng này, dẫn đến bỏ sót không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định nhưng không áp giải thi hành án. Do đó, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân để xẩy ra tình trạng nêu trên và sớm có biện pháp hữu hiệu để khắc phục.

  • Văn Tiến

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,