221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
537636
Có thể thuê chuyên gia quốc tế làm quy hoạch
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Có thể thuê chuyên gia quốc tế làm quy hoạch
,

(VietNamNet) - Mặc dù nói: "Nếu Bộ trưởng Tài chính không lo tài chính mà lại đi lo quy hoạch thì..." nhưng ĐB Nguyễn Sinh Hùng vẫn rất hào hứng và tâm huyết khi trao đổi về quy hoạch. Theo ông, trong một số lĩnh vực, muốn đạt hiệu quả cao, ta nên thuê chuyên gia nước ngoài làm quy hoạch.

Soạn: AM 180257 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đại biểu Nguyễn Sinh Hùng trả lời phỏng vấn báo giới.
Ông Hùng thừa nhận: một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng chưa cao, hiệu quả đầu tư thấp là từ khâu quy hoạch. Anh Bình (ông  Mai Quốc Bình - ĐB TP HCM) nói đúng. Quy hoạch là phải đón trước được xu thế phát triển...

- So sánh chi tiêu giữa việc trả lương, nuôi bộ máy làm quy hoạch của ta và thuê các công ty chuyên nghiệp của nước ngoài theo đề xuất của ông Mai Quốc Bình, ông thấy thế nào?

- Vấn đề là cán bộ lãnh đạo của nghành ấy, địa phương phải biết việc gì ta có thể làm được, việc gì ta phải thuê, việc gì hoàn toàn phải thuê, việc gì ta thuê một ít và làm một ít. Nếu không "thuộc" được công thức cơ bản ấy thì hiệu quả thấp thôi. Ví dụ như quy hoạch cảng của thành phố Hà Nội, cứ sửa đi rồi sửa lại. Quy hoạch TP. HCM cũng phải sửa nhiều lần... Nếu như chúng ta mời chuyên gia các nước, thảo luận  rồi mới quyết thì sẽ không có chuyện đó.

Đó là chưa kể quy hoạch sai, làm một thời gian sau rồi không có hiệu quả. Cho nên việc thuê chuyên gia là  cần thiết. Không chỉ quy hoạch mà thiết kế những công trình lớn trong những lĩnh vực mà ta chưa có kinh nghiệm thì cũng nên thuê. Ví dụ như sân bay Nội Bài - ta nặng về tự lực cánh sinh quá: tự thiết kế, tự thi công - mà không thấy được rằng kiến thức về sân bay trên thế giới người ta giỏi hơn mình nhiều. Nếu ta xây dựng sân bay theo cách làm cầu Mỹ Thuận thì có phải tốt hơn không?

- Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính, khi nhìn thấy quy hoạch ngành, địa phương hoặc thiết kế các công trình Nhà nước đầu tư nếu thuê chuyên gia nước ngoài sẽ tốt hơn - thì  ông có phản biện không?

- Bộ trưởng Tài chính có thạo những chuyện ấy lắm đâu. Ví dụ như "phán" về bảo tồn, bảo tàng, về lịch sử đào đất đào ngói nằm trong lòng đất mấy nghìn năm, tôi nói làm sao được.

- Ở các nước, Bộ trưởng Tài chính cũng bị những cái khó đó nhưng vấn đề là người ta có bộ máy giúp việc?

- Bộ trưởng Tài chính có phải là người quyết đâu. Đã phân cấp rồi. Quy hoạch vùng miền, thành phố lớn thuộc về thủ tướng. Nhưng thường là gắn kết theo kiểu quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, còn quy hoạch ngành thuộc về trách nhiệm của bộ trưởng, quy hoạch từng tỉnh thuộc về Chủ tịch tỉnh.

- Ông có thấy sự phân cấp quy hoạch theo ngành và địa phương khiến cho việc quy hoạch bị manh mún ra và kinh tế toàn cảnh, kinh tế vùng miền bị xé lẻ?

Mổ xẻ tìm liều thuốc mạnh cho nền kinh tế
(VietNamNet) - Chiều nay (26/10), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận tại đoàn về báo cáo kinh tế xã hội với mong muốn lớn nhất là nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Trình bày của Thủ tướng Phan Văn Khải trước QH trong phiên khai mạc với sự đổi mới về hình thức và nội dung, đặc biệt là sự nhìn nhận thực tế một cách thẳng thắn đã khiến các ĐB mạnh dạn và tâm huyết hơn.

- Quy hoạch của ta hiện tại cũng có cái được, có cái chưa được.Có cái làm rồi thì sau đó phải chỉnh đi chỉnh lại.

 Đã sinh ra bộ chuyên ngành thì người ta phải lo cái việc đó. Mà quản lý ngành thì việc đầu tiên phải làm xây dựng quy hoạch, xây dựng chiến lược dài...

- Trong 5 năm vừa rồi, kinh phí dành cho việc nghiên cứu quy hoạch có nhiều không thưa ông ?

- Không nhớ chính xác nhưng trong danh mục thì cũng có.

- Việc quy hoạch của mình có tình trạng tư duy theo nhiệm kỳ: ông bộ trưởng này lên sẽ có cách quy hoạch nghành mình theo cách khác, ông chủ tịch tỉnh khi nhậm chức lại có cách quy hoạch kiểu khác mà không tính đến tính tổng thể vùng miền hoặc phát triển bền vững?

- Nói gì nói cuối cùng vẫn là do kiến thức của người làm công việc  việc đó. Nếu là người có tầm nhìn rộng, nhìn dài thì người ta làm  tốt hơn. Người đó mà lại xử lý theo kiểu nhiệm kỳ này của mình cố làm cái này, cái kia cho ngành mình, địa phương mình thôi mà không tính đến tính  lâu dài thì hiệu quả thấp.

- Ông có chắc là chỉ là do trình độ không thôi? Là Bộ trưởng Tài chính hai nhiệm kỳ, đã từng là đối tượng cấp tiền cho các dự án đầu tư, ôngcó thấy có tình trạng cục bộ địa phương và lợi ích cá nhân  qua việc xây dựng quy hoạch ngành, địa phương không?

- Anh nào thì cũng cục bộ thôi, phải nói thẳng là như thế. Lãnh đạo tỉnh nào thì lo cho tỉnh ấy, đó là mặt tốt chứ. Nếu không tự lo cho tốt phần của mình và đi lo việc của người khác thì dở quá. Như bộ trưởng Tài chính không lo tài chính mà lo quy hoạch thì...(cười). Nhưng tất nhiên, quy hoạch không chuẩn thì hiệu quả thấp.

Tôi nhớ kỳ họp cuối cùng để kiểm điểm nhiệm kỳ trước tôi có nói thế này:  Nếu Chính phủ phải kiểm điểm thì phải nói kỹ nhất về vấn đề quy hoạch. Tôi có nhắc tới câu chuyện: Bộ Nông nghiệp có nói quy hoạch nông thôn là của Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng lại nói quy hoạch nông thôn là của Bộ Nông nghiệp.

Về sau Chính phủ cũng có ngồi nhìn lại để nói chuyện này. Và có sự thay đổi.

- Đã thay đổi như thế nào so với nhiệm kỳ trước thưa ông?

- Vấn đề là phải thấy cái đã rồi sửa sau. Ví dụ như tỉnh làm quy hoạch không "ăn" thì phải làm  quy hoạch theo vùng. Làm quy hoạch không nên chỉ nhìn thấy trong xã mình, thị trấn mình, huyện mình mà phải có cách nhìn liên vùng. Nhìn nhận trên diện rộng thì tốt hơn.

  • Lương Thị Bích Ngọc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,