Khiếu nại hợp đồng điện: Không nên giải quyết bằng hành chính
22:43' 27/10/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Việc bao giờ có lộ trình cụ thể xây dựng thị trường điện cạnh tranh vấn là mối quan tâm chính của các đại biểu QH khi cho ý kiến về dự án Luật Điện lực trong buổi làm việc chiều 27/10.

Soạn: AM 180749 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Lắp đặt đường điện.

Là người có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đang được các ĐB bàn cãi, ĐB Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Sông Đà) phản ánh: ''Không có cạnh tranh trên thị trường điện lực  vì các nhà máy sản xuất điện chỉ bán cho một đơn vị mua điện! Mà nếu không có người mua điện thì làm sao đầu tư nhà máy? Thực tế cũng không có chuyện khách hàng được lựa chọn người bán điện cho dù 5-10 năm nữa!''. 

ĐB Nguyễn Mạnh Đức (Yên Bái) thì đề nghị, với những nhà máy phát điện nhỏ ở miền núi khó tiếp cận mạng lưới nên cho phép được bán điện trực tiếp đến người dùng điện.

''Gần đây, giá điện dập dồn, lúc nói tăng, lúc không! Người dùng điện chưa được nói giá điện hiện đắt rẻ, hợp lý hay không? Cần đưa vào luật quy định hàng năm phải tính toán, xem lại giá điện, lấy ý kiến người dùng điện trước khi điều chỉnh, công bố giá điện mới'', ông Lê Quốc Dung (ĐB Thái Bình) lớn tiếng.

Về giá bán điện, theo ĐB Nguyễn Mạnh Đức, mức giá bán thấp cho mức tiêu thụ dưới 30 KWh/tháng nên áp dụng chung cho cả thành thị và nông thôn để khuyến khích tiết kiệm điện và có lợi cho người nghèo.

ĐB Lê Xuân Thân (Khánh Hoà) cho rằng, quy định giải quyết khiếu nại thanh toán tiền điện còn mang ''dáng dấp hành chính''. Vì nếu bên bán không giải quyết thoả đáng, bên mua có quyền đưa ra cơ quan quản lý về điện ở địa phương giải quyết. ''Đã mua bán điện theo hợp đồng thì khi có tranh chấp nên giải quyết theo cơ chế toà án'', ông nói.

Bà Nguyễn Kim Cúc (ĐB Long An) thắc mắc: ''Quy định lãi trả chậm tiền điện dựa trên cơ sở nào? Người mua điện cứ ký vào hợp đồng mua bán điện mà không được thoả thuận mức lãi trả chậm? Mức lãi này có thấp hơn lãi ngân hàng không?''...

Đối với trạm bơm phục vụ nông nghiệp, ông Vũ Ngọc Cảnh (ĐB Hà Tây) đề nghị tăng thêm thời gian nợ tiền điện từ 120 ngày (dự thảo quy định) lên 150 ngày (5 tháng). Lý do là, nông dân nghèo làm mỗi năm 2 vụ, sau khi thu hoạch mới có tiền nộp thuỷ lợi phí.

Theo ĐB Vũ Quốc Dung, cần quy định rõ ràng việc ưu đãi đối với điện phục vụ nông nghiệp. Chẳng hạn, trường hợp bình thường nợ khê đọng có thể cắt điện nhưng nếu đang chống lụt bão, khô hạn thì không thể cắt điện.

Sáng 28/10, QH tiếp tục thảo luận cho ý kiến về dự án luật này. Dự thảo Luật Điện lực dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 10/11.

  • Văn Tiến
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Quan liêu ôm đồm nguy hiểm hơn quan liêu hách dịch" (27/10/2004)
Chống tham nhũng nóng bỏng tại Quốc hội (27/10/2004)
Có thể thuê chuyên gia quốc tế làm quy hoạch (27/10/2004)
"Chúng ta có dám mổ xẻ không?" (26/10/2004)
Ngành toà án, VKS chưa quan tâm đến yêu cầu chất vấn (26/10/2004)
Sẽ kiểm tra việc sử dụng đất đai KCN 4 địa phương (26/10/2004)
Sẽ hình thành cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng (25/10/2004)
"Lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng phải đủ trí, dũng" (25/10/2004)
Hình ảnh khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI (25/10/2004)
Khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI (25/10/2004)
Tụt hạng 15 bậc: Giờ G cho cải cách? (23/10/2004)
Báo chí sẽ không phỏng vấn bên hành lang hội trường QH! (21/10/2004)
Phụ nữ TP.HCM vận động 200 triệu đồng sửa nhà tình nghĩa (20/10/2004)
Học viện Chính trị Quốc gia đón nhận danh hiệu AHLĐ (20/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang