221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
540114
Chuyện tham nhũng: Nói nhiều nhưng chưa biến chuyển!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Chuyện tham nhũng: Nói nhiều nhưng chưa biến chuyển!
,

(VietNamNet) - Khá sốt ruột trước nạn tham nhũng, quan liêu thất thoát... không thuyên giảm, các đại biểu QH trong suốt buổi sáng 2/11 đã nhiều lần than phiền về vấn đề này.

Soạn: AM 185613 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
ĐB Quốc hội phát biểu ý kiến tại Hội trường!

Chủ đề chống tham nhũng một lần nữa làm nóng không khí nghị trường. Theo Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Thị Hồng Minh (ĐB An Giang), tham nhũng như ''một khối u ác tính đang di căn'', lây lan sang cả cơ quan bảo vệ phát luật.

''Có phải tồn tại cái gì đó không phù hợp, không đúng trong bộ máy của chúng ta! Quốc hội cần ''mổ xẻ'', làm đến nơi đến chốn vấn đề này'', bà Minh lớn tiếng.

Phần lớn đều tán thành gợi ý của Thủ tướng Phan Văn Khải về việc thành lập một cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng, tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn băn khoăn: Vị trí cơ quan này ở đâu, chức năng, nhiệm vụ thế nào?

Theo ĐB Đặng Thị Phượng (Tây Ninh), cơ quan chống tham nhũng phải ''vừa hồng, vừa chuyên'', đồng thời phải xây dựng lộ trình chống tham nhũng. ĐB Huỳnh Văn Tý (Bình Thuận) đề nghị lấy ''năm 2005 là năm đạt được chuyển biến rõ nét trong chống tham nhũng''.

Đi liền với tham nhũng là bệnh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư, chi tiêu ngân sách... ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) cho rằng, những vấn đề này đã nói đi nói lại nhiều lần, nhiều giải pháp nhưng không mấy chuyển biến. Bà Đặng Thị Phượng hưởng ứng: ''Chính phủ đã 7 lần sửa đổi quy chế quản lý đầu tư xây dựng nhưng vì sao lãng phí, thất thoát chậm khắc phục?''.

Bà Phượng mạnh dạn đưa ra giải pháp: ''Cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân trong mọi trường hợp, nếu có sai phạm không chỉ bồi thường kinh tế mà còn xử lý hình sự. Ngoài ra, phải công khai đầu tư ngân sách để dân bàn và quyết định!''

Ông Huỳnh Văn Tý kiến nghị Chính phủ sớm ban hành quy định trách nhiệm của người đứng đầu. Ông cũng chỉ rõ ''5 cái thiếu'': thiếu dân chủ thực sự, thiếu công khai đầy đủ, thiếu cơ chế giải pháp cụ thể, thiếu biện pháp mạnh đủ sức khuyến cáo, răn đe, thiếu kiểm tra, thanh tra thường xuyên.

Các đại biểu cũng phản ánh tình hình giá cả leo thang ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nông dân. Theo BĐ Trần Công Kích (Ninh Bình), thị trường vật tư nông nghiệp đang bị thả nổi, phân đạm tăng đến 72%, kali tăng 50%...

Ông Hoàng Thiện Cát (Hưng Yên) cho rằng, công tác dự báo và kiểm soát giá cả còn hạn chế. ''Nói giá cả tăng có lợi cho nông dân là bao biện! Nông dân có bao nhiều người có sản phẩm bán trong khi giá đầu vào sản xuất nông nghiệp đều tăng'', ông Cát nói.

Dự kiến, từ ngày 2 -3/11, Quốc hội tập trung thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,