221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
540732
"Nghịch cảnh" xin vốn: "Ta chỉ có một nắm tiền thôi"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
'Nghịch cảnh' xin vốn: 'Ta chỉ có một nắm tiền thôi'
,

(VietNamNet)ĐB kêu đâu tư dàn trải, nhưng phát biểu thì vẫn muốn xin đầu tư từ ngân sách trung ương cho tỉnh mình. "Đấy là một nghịch cảnh, tôi cũng có cảm giác ấy. Đòi hỏi của họ là chính đáng, nhưng Chính phủ và Quốc hội phải nhìn bằng nhãn quan chung vì chúng ta chỉ có một nắm tiền thôi...". Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nói như vậy với báo giới bên hành lang Quốc hội.

Phó Thủ tướng Vũ Khoan trả lời phỏng vấn báo chí!

- Xin Phó Thủ tướng cho biết triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài của cả năm 2004?

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm nay dự báo đạt tới 4 tỷ USD, tăng 30% so với năm ngoái. Tôi cũng chỉ lạc quan dè dặt thôi!

- Như vậy tức là môi trường đầu tư chúng ta không có vấn đề?

- Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa tổng hợp tất cả các ý kiến trình lên Thủ tướng để cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư. Ở đây có nhiều việc lắm! Hiện nay tờ trình đang nằm ở chỗ Thủ tướng. Sau đó sẽ bàn bạc thêm để có bước cải tiến hơn thủ tục đầu tư.

Trước hết, nhà đầu tư quan tâm nhất là thủ tục đất đai, kể cả doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, vướng mắc nhất là thủ tục đất đai. Phải gỡ cái thủ tục đất đai này. Thứ hai là các địa phương thực thi chủ trương chung chưa được đồng đều. Có nơi thông thống, có nơi thủ tục rườm rà, khó khăn. Bình Dương, Đồng Nai… thì làm rất tốt! Phía Bắc thì có Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh... Làm tốt nên mấy chỗ này thu hút được nhiều vốn đầu tư. Còn lại, Chính phủ phải cải thiện rất nhiều mới hy vọng chiều hướng tăng đầu tư sẽ nhích lên.

- Mấy năm gần đây Việt Nam thu hút được rất nhiều các nguồn tài trợ cho các dự án. Việc triển khai cho các dự án này ở các nơi hiện còn rất chậm…?

- Nói khách quan thì cũng có một số tiến bộ. Hiện nay tốc độ giải ngân của các nước trong khu vực là 15%, còn ở ta là 11-12%, so với độ 8-9% năm ngoái thì là có tiến bộ. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn thấy là còn chậm chứ chưa được như mong muốn. Nếu ta đạt tốc độ 15% như xung quanh thì rất tốt!

- Vậy lý do vì sao chậm?

- Lý do chính như tôi nói, thì cũng như trong lĩnh vực đầu tư, vướng vấn đề giải phóng mặt bằng. Đụng vào đâu vướng vào đấy, rất chậm, rất khó khăn! Đấy là cái khó gỡ nhất. Thứ hai là lực lượng quản lý dự án. Nói cách khác là nguồn nhân lực. Để làm dự án cho đúng, thì nguồn nhân lực ta chưa đáp ứng được. Mặc dù Bộ Kế hoạch-Đầu tư có tổ chức những lớp, khoá hướng dẫn về đào tạo nhưng cũng chưa đáp ứng được, ngay cả về số lượng chứ chưa nói về chất lượng quản lý dự án.

Thứ ba là ODA. Chúng ta chuyển ODA về các địa phương thì địa phương phải có vốn đối ứng chứ Chính phủ không lấy ngân sách ra để đối ứng. Rất nhiều địa phương được ODA thì không có vốn đối ứng. Chính phủ lại phải hỗ trợ, nhưng có nơi hỗ trợ được, nơi không, thành ra chậm. Tóm lại, ODA có tiến bộ được ghi nhận. Nhưng còn các khâu yếu thì phải chấn chỉnh lại mới khắc phục được. Vừa rồi Chính phủ có chỉ thị chấn chỉnh lại tất cả các vấn đề này.

- Phó Thủ tướng nhận xét như thế nào sau 2 ngày Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế -xã hội của đất nước?

Cảm nhận của cá nhân tôi là các ĐB Quốc hội cơ bản là đồng tình với báo cáo của Chính phủ: có chất lượng, rõ nét! Bên cạnh đó, mối quan tâm của Quốc hội giống hệt mối quan tâm của Chính phủ. Đấy là vấn đề đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Vấn đề thứ hai là giá cả, xử lý như thế nào? Rồi vấn đề cải cách hành chính, vấn đề tham nhũng… Tóm lại, tôi nghĩ dòng suy nghĩ của Chính phủ với Quốc hội là một, rất trùng nhau. Điều đó chứng tỏ dư luận xã hội cùng theo một chiều!

- Có nhiều vần đề được ĐB Quốc hội nêu ở kỳ này đã được nêu ở kỳ trước nhưng chưa được giải quyết?

- Tôi nói thật: Có những cái không phải là một năm mà giải quyết được đâu! Có những vấn đề lâu dài, chúng ta phải giải quyết từng bước. Chứ hy vọng mọi chuyện được giải quyết trong một năm là không đơn giản!

Ví dụ, cải cách hành chính là một quá trình trình liên tục, giải quyết được vấn đề này nhưng lại này nảy sinh vấn đề khác. Như vậy phải đổi mới, phải thay đổi! Một sự vật luôn biến động chứ đâu có tĩnh mãi! Hay là chống tham nhũng, bảo không chống là không phải! Bao nhiêu vụ chúng ta đã và đang chống, đụng đến cả lãnh đạo cao cấp. Có chống nhưng mà chưa triệt để được hết, đòi hỏi cần có thời gian. chứ không phải chống năm nay thì năm sau sạch bóng!

- Nhiều đại biểu Quốc hội ở địa phương nói về đầu tư thì kêu là dàn trải, nhưng phát biểu thì vẫn kêu gọi đầu tư từ ngân sách trung ương cho tỉnh mình?

- Đấy là một nghịch cảnh, tôi cũng có cảm giác ấy. Bốn, năm đại biểu hôm nay đều đòi đòi đầu tư công trình nọ, kia. Đòi hỏi của họ là chính đáng thôi, nhưng Chính phủ và Quốc hội phải nhìn bằng nhãn quan chung vì chúng ta chỉ có một nắm tiền thôi, thả vào đâu cho đúng chỗ!

Chứ còn bây giờ ngành nào cũng đòi, tỉnh nào, địa phương nào cũng đòi thì chúng ta phải chọn lựa! Vấn đề của Quốc hội là phải chọn lựa khi thảo luận ngân sách!

  • Văn Tiến
    ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,