221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
542990
Trường hợp khẩn: Chủ tịch tỉnh không được ban hành VBQPPL!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Trường hợp khẩn: Chủ tịch tỉnh không được ban hành VBQPPL!
,

(VietNamNet) - ''Chỉ có 128/358 đại biểu Quốc hội được hỏi ý kiến tán thành giao cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp khẩn cấp'', Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Vũ Đức Khiển cho biết như vậy trong báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND.

Soạn: AM 192101 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Xuất bản (sửa đổi) với tỷ lệ 81,21%.

Trưng cầu dân ý khác với lấy ý kiến dự thảo văn bản!

Theo ông Vũ Đức Khiển, với kết quả trên, UBTVQH đề nghị giữ nguyên như dự thảo luật, Chủ tịch tỉnh không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp này, UBND sẽ ban hành văn bản theo quy trình rút gọn để đảm bảo ứng phó kịp thời.

Có ý kiến cho rằng cần xây dựng một quy trình lấy ý kiến nhân dân với ý nghĩa trưng cầu ý dân đối với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND. Đại diện cho UBTVQH, ông Vũ Đức Khiển giải trình: ''Trưng cầu ý dân là một chế định pháp lý hoàn toàn khác với việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Vấn đề này sẽ được quy định trong một văn bản pháp lý với thẩm quyền, phạm vi, đối tượng, trình tự, thủ tục chặt chẽ là Luật về trưng cầu ý dân''. (Dự kiến đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2005).

Góp ý cho Luật này hôm 29/10, ĐB Lý Khai Phà (Lai Châu) phản ánh trình tự, thủ tục dự thảo văn bán quy phạm pháp luật của HĐND, UBND còn rườm rà. Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng, văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tuy chỉ áp dụng trong phạm vi địa phương nhưng có vao trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhiều tầng lớp nhân dân. Do đó, cần phải được ban hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ.

Quốc hội đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND với tỷ lệ tán thành đạt 78,79%. Luật này gồm 6 chương, 56 điều, có hiệu lực từ 1/4/2005.

Phân cấp UBND tỉnh cấp giấy phép in gia công ở địa phương!

Cùng chiều 10/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật xuất bản (sửa đổi) với tỷ lệ 81,21%. Luật xuất bản (sửa đổi) gồm 5 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005 và thay thế cho Luật xuất bản ngày 7/7/1993.

Luật Xuất bản (sửa đổi) cho phép nhà xuất bản được liên kết với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản xuất và tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm. Đây là một bước tiến mới so với Luật Xuất bản năm 1993.

Về quản lý xuất bản trên mạng thông tin máy tính, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Trần Thị Tâm Đan cho biết: ''Đây là vấn đề mới, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ ngành, trong khi đó ta lại chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Vì vậy, Quốc hội giao cho Chính phủ trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết tình hình thực tế để quy định cụ thể ở văn bản dưới luật''.

Thực hiện cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho cơ sở in ở địa phương, Luật phân cấp cho UBND tỉnh cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài cho các cơ sở này. Xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài tại cơ sở in của trung ương thì vẫn phải có giấy phép do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp.

Sáng ngày 1/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật an ninh quốc gia, Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương 2005. Buổi chiểu, Quốc hội nghe trình về các dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hàng hải và thẩm tra về các dự án luật này.

  • Văn Tiến 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,