221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
543838
Giám sát, phát hiện xong rồi... để đấy!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Giám sát, phát hiện xong rồi... để đấy!
,

(VietNamNet) - Thảo luận tại tổ về hoạt động giám sát của Quốc hội chiều 12/11, đa số đại biểu cho rằng hoạt động này còn hình thức, chất lượng kết quả giám sát thấp và "chủ yếu dừng ở kiến nghị".

Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua chất vấn tại kỳ họp.

Giám sát mới chỉ dừng lại ở nêu kiến nghị!

''Dân tin tưởng từ khi có Luật Giám sát, đại biểu Quốc hội có quyền, can thiệp được vào việc này việc khác! Ý kiến của đại biểu có chất lượng, trọng lượng hơn! Nhưng thực tế, kiến nghị chuyển đi chuyển lại, không được giải quyết đến nơi đến chốn!'', ĐB Đặng Ngọc Tùng (TP.HCM) bộc bạch.

ĐB Nguyễn Thị Hằng Nga (TP.HCM) hưởng ứng: ''Giám sát nhiều nhưng hiệu quả không cao! Giám sát xong, phát hiện xong để đấy! Phải làm rõ, chẳng hạn sau giám sát, dự án lọc dầu Dung Quất là cái gì, có làm nữa hay thôi!''.

Còn theo ĐB Nguyễn Đình Lộc, báo cáo giám sát ''dày'' nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc nêu kiến nghị. ''Cơ chế này chưa cho thấy được kết luận giám sát thực hiện như thế nào, ai thực hiện?'', ông nói.

ĐB Trần Khánh Chương (Hà Nội) kiến nghị: ''Quy định rõ những điều đại biểu QH sau khi giám sát đã cảnh báo rồi mà cuối cùng vẫn không chịu làm, không chịu sửa hoặc không chịu thực hiện thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm! Như vậy mới ''ra'' được ''kết quả!''.

Làm sẵn báo cáo, giám sát đến chỉ việc đem ra đọc!

ĐB Nguyễn Đức Chính (TP.HCM) phản ánh: ''UBTVQH, các Uỷ ban của Quốc hội dồn dập, hết cuộc này đến cuộc khác vào TP.HCM thực hiện giám sát''.

ĐB Nguyễn Thị Hằng Nga bổ sung: ''Riêng lĩnh vực xuất bản năm nay, bà đã phải tham gia đến 4-5 lần vào các đoàn giám sát. Lần lượt Trung ương, tỉnh, huyện về giám sát nhưng chưa có phối hợp với nhau! Địa phương cử người làm báo cáo sẵn, mỗi đoàn giám sát về chỉ việc đem ra đọc!...

Giám sát hình thức, theo ĐB Đặng Ngọc Tùng, còn thể hiện: ''Giám sát mà cơ cấu đủ thành phần như đi tham quan! Đi giám sát xuống địa phương, chủ yếu khen nhau, rất ít khi phát hiện tiêu cực, tham nhũng''. ĐB Nguyễn Đình Lộc cho rằng, giám sát chồng chéo, hình thức một phần do quy trình giám sát trong Luật khả thi, do đó cần xem xét sửa đổi.

Chỉ gặp dân trước và sau khi Quốc hội họp: "Tôi có lỗi với nhân dân HN"!

ĐB Phạm Quý Tỵ, Chánh án TAND TP Hà Nội băn khoăn: ''Điều quan trọng là phương pháp, cơ chế giám sát như thế nào cho có hiệu quả thì đến nay chúng tôi vẫn còn lúng túng! Chúng tôi chưa biết làm như thế nào, bắt đầu từ đâu nên không biết báo cáo giám sát cái gì...''.

Ông cũng nêu lên cái khó của đại biểu kiêm nhiệm: ''Sau mỗi kỳ họp Quốc hội, chúng tôi lại bị cuốn vào những công việc chuyên môn của mình, thành ra không có nhiều thời gian cho công tác giám sát!''.

Một số đại biểu cho rằng, để nâng cao chất lượng giám sát thì cần phải chuyên nghiệp hoá. ''Đại biểu tham gia giám sát phải chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu, tham mưu tốt'', ĐB Nguyễn Thị Hằng Nga, đề xuất.

"Tôi có lỗi với nhân dân Hà Nội! Trong suốt hai năm rưỡi làm đại biểu Quốc hội, tôi chỉ làm được mỗi một việc là đến gặp dân trước và sau khi Quốc hội họp. Và tôi không biết trách nhiệm một đại biểu Quốc hội như mình mà làm được mỗi việc đó đã đủ chưa?!" - ĐB Trần Khánh Chương (Hà Nội) tự dằn vặt.

Ông đề nghị: ''Trưởng Đoàn đại biểu QH Hà Nội nên tổ chức cho đại biểu xuống tiếp xúc với dân, chỉ cần mỗi tháng một lần cũng được, để lắng nghe những bức xúc dân phản ánh trực tiếp! Kể cả trong những lần tiếp xúc đó, có nhiều mong muốn của dân chưa thể giải quyết ngay một lúc được''.

Đề nghị giám sát tình hình sử dụng đất đai!

''Rộng, nhiều, không trọng điểm, dàn trải quá sức! Giám sát thiếu chuyên sâu từng lĩnh vực!'', đó là nhận xét của ĐB Huỳnh Thành Lập (TP.HCM) về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2005 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh trình bày sáng 12/11.

Tuy ''rộng, nhiều'', nhưng theo ông Lập vẫn thiếu! ''Tôi đề nghị bổ sung vào nội dung giám sát tình hình sử dụng đất đai và tiếp tục giám sát về đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Bởi lẽ giám sát về đầu tư xây dựng cơ bản mới mở màn, cần sâu và liên tục hơn'', ông nói.

Quốc hội sáng 13/11 thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư công trình xây dựng đường Hồ Chí Minh.

  • Văn Tiến - Nguyệt Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,