221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
543590
"Không quan trọng Kiểm toán NN trực thuộc Chính phủ hay QH"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
'Không quan trọng Kiểm toán NN trực thuộc Chính phủ hay QH'
,

(VietNamNet) - ''Kiểm toán Nhà nước (KTNN) nên là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập. Cán bộ cơ quan đó được pháp luật bảo đảm quyền độc lập, không chịu bất cứ sự can thiệp và sức ép nào''.

Soạn: AM 193361 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Đặng Văn Thanh đã nói như vậy khi được hỏi ý kiến về cơ chế hoạt động của cơ quan KTNN.

Ông Thanh cho biết: 

- Theo tôi, vấn đề KTNN trực thuộc ai không quan trọng! Tại vì trên thế giới có nhiều mô hình tổ chức khác nhau! Nhưng cần xác định cho được, KTNN là một cơ quan chuyên môn, làm chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin về tài chính, ngân sách. Vấn đề cực kỳ quan trọng là để có sự xác nhận, kiểm tra độ tin cậy này, cơ quan kiểm toán phải bảo đảm tính độc lập, khách quan ở mức cao nhất!

Giữ KTNN thuộc Chính phủ!

Theo tờ trình dự án Luật KTNN của Chính phủ trước Quốc hội sáng 12/11, KTNN là cơ quan của Chính phủ. Người đứng đầu là Tổng KTNN do Thủ tướng đề nghị, Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch Nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tổng KTNN chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách.

Dự án Luật KTNN sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này và sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7, đầu năm 2005.

Do đó, đối tượng đầu tiên mà KTNN phục vụ phải là Quốc hội. Bởi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có nhiệm vụ thảo luận quyết định các vấn đề liên quan đến tài chính ngân sách. Mà Quốc hội muốn thảo luận quyết định đúng, thì phải có cơ quan chuyên môn giúp việc. Đó là Kiểm toán Nhà nước.

Vấn đề làm sao trong luật phải xác định cho được địa vị pháp lý và tính độc lập khách quan của KTNN. Đó là vấn đề xương sống và cốt lõi của KTNN!

- Nhưng chỉ khi trực thuộc Quốc hội thì mới khiến KTNN giúp việc cho Quốc hội một cách vô tư, khách quan?

- Không hẳn như vậy! Luật pháp Việt Nam hoàn toàn có thể xác lập được! Hiện nay có rất nhiều cơ quan có thuộc Quốc hội đâu? Nhưng cơ quan đó lại do Quốc hội thành lập, tiến hành hoạt động theo yêu cầu của Quốc hội, những cán bộ cơ quan đó được luật pháp đảm bảo quyền độc lập trong quá trình thực thi nhiệm vụ, không chịu bất cứ sự can thiệp và sức ép nào! Do đó, vẫn có thể cung cấp tài liệu độc lập cho Quốc hội.

Luật KTNN do Quốc hội thông qua cũng là căn cứ quan trọng về mặt luật pháp để bảo đảm tính khách quan của KTNN.

- Nhận xét của ông về dự thảo Luật KTNN Chính phủ trình Quốc hội lần này?

- Trong dự thảo Luật KTNN đã cố gắng đến mức cao nhất để có thể đưa ra và làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy kiểm toán. Riêng vấn đề địa vị pháp lý của nó chưa được rõ ràng!

- Một trong những cơ quan phát hiện ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí ngân sách là KTNN. Nhưng thực tế, vai trò của KTNN trong hoạt động này chưa rõ nét?

- Để phát hiện, hạn chế tham nhũng và lãng phí thì bao gồm rất nhiều cơ quan, trong đó KTNN đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống các cơ quan thanh tra.

  • Văn Tiến
    thực hiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,