221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
544588
Nghe báo cáo giáo dục như "đi vào rừng già"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Nghe báo cáo giáo dục như 'đi vào rừng già'
,

(VietNamNet) - Sau khi nghe Báo cáo của Bộ trưởng GD-ĐT, ĐB Vi Đức Được (Lạng Sơn) so sánh: Nghe báo cáo về giáo dục như ''đi vào rừng già, lối ra không rõ''...

ĐB Quốc hội thảo luận tại Hội trường!

''Làm sao không thấy nhức nhối khi gian dối chiếm mảnh đất rộng rãi thế trong giáo dục'' - ĐB Nguyễn Viết Chức (Hà Nội) đầy vẻ bức xúc.

Ông dẫn chứng lời một bậc thầy về giáo dục ''chỉ pha chút dối trá thôi thì toàn bộ sự nghiệp giáo dục có thể sụp đổ'' nhưng ở ta ''ai đo được giáo dục có pha 1 chút  2 chút hay 3 chút dối trá''. Do đó, suy thoái đạo đức trong giáo dục đã đến lúc ''rung chuông liên hồi cảnh tỉnh''.

''Cái xấu ngoài xã hội đã chui vào giáo dục, càng xấu hơn vì giáo dục vốn thánh thiện! Nếu xã hội cầu bằng cấp bằng mọi giá, thì giáo dục cung bằng cấp có giá được quy ra thóc, chứ không quy theo chuẩn kiến thức! Nếu đầu ra của giáo dục là đầu vào của cuộc đời thì cánh cửa đầu vào quy định hình hài của giáo dục! Hình hài của giáo dục sao cho lọt cửa thì giáo dục giao khoán cho xã hội theo kiểu như giao thầu sân Mỹ Đình, hay hầm chui Văn Thánh...'', ông Chức tiếp tục phản ánh.

ĐB Chức lo lắng những giá trị truyền thống như ''tôn sư trọng đạo'', ''tiên học lễ hậu học văn''... chỉ ''rung lên nơi đầu lưỡi khi cần lót đường cho sự thăng tiến''. Còn ĐB Vi Đức Được (Lạng Sơn) cho rằng, báo cáo về giáo dục của Chính phủ ''chưa dám đề cập thẳng thắn đến môi trường giáo dục''.

''Tiêu cực, tham nhũng đang trở thành quốc nạn cũng tác động đến môi trường giáo dục. Việc dùng tiền mua được điểm, văn bằng chứng chỉ, chạy chức chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội... sẽ tác động rất lớn đến động cơ học tập của học sinh. Các em nghĩ dùng tiền chạy được thì sẽ học đối phó. Làm bằng giả, sử dụng bằng giả đã có pháp luật xử lý nhưng kiến thức giả thì vẫn tồn tại, thậm chí còn được trọng dụng''. ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hoá) bất bình.

Chạy theo bằng cấp mà không thực chất, theo ĐB Được, nên ''nước ta không ít giáo sư tiến sỹ nhưng dân mình còn nghèo''.

Về bất cập của giáo dục, ĐB Nguyễn Viết Chức cho rằng: ''Nguyên nhân chủ yếu nhất bắt nguồn từ những cuộc cải cách không được chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt! Mà lại diễn ra không mệt mỏi đối với những nhà cải cách nhưng cực kỳ mệt mỏi đối với học sinh và cha mẹ các em! Mệt mỏi không phải học sinh lớp Một phải đeo balô 5kg đi học, mà là cái mệt mỏi toàn thân, toàn diện cho tất cả các em! Cho nên thất bại của các cuộc cải cách là tất yếu!''.

Theo ông Chức, quan trọng là làm cho người học say cái sự học, đã say rồi chắc chắn có kết quả tốt! Thế nhưng kỹ nghệ dạy lấn át cốt lõi của cải cách. Ông dẫn chứng: ''Chữ viết theo kỹ nghệ mới đứt nét đã tạo ra một thế hệ người viết xấu thảm hại. Ra sức viết sách giáo khoa cải cách để ''cuốn chiếu'' nhưng khó tin chất lượng giáo dục tăng...''.

''Tăng học phí thì giáo dục vì ai? Mở rộng quy mô đào tạo thì thầy thiếu trường thiếu, quản lý bất cập! Hiện tại đã bất cập, mở rộng ra quản lý có bất cập hơn không?'', ông Chức liên tiếp đặt câu hỏi về các giải pháp của Chính phủ.

Có người lại ''hiến kế'': "Nước nào có giáo dục tốt nhất, bê nguyên xi về sử dụng, cải tiến sau giống như... nhập ôtô, xe máy nguyên chiếc''. Ông Chức cho rằng, cách này cũng không ổn!

''Giáo dục kỵ nhất làm phong trào, ầm ầm, lắng xuống, rồi lại ầm ầm, ào ào! Giáo dục là lò luyện chứ không phải lò luyện thi, cho một kỳ, vài kỳ mà là lò luyện đầu đời cho cả cuộc đời! Nghĩa là ít nhất mất khoảng 20 năm'', ông Chức nói.

Để giáo dục ổn định, nhất quán, hệ thống, ông kiến nghị: ''Không nên vội triển khai bất cứ cái mới nào trong khi những cái triển khai đúng còn đang dang dở''.

ĐB Vi Đức Được (Lạng Sơn) so sánh: Nghe báo cáo về giáo dục xong như ''đi vào rừng già, càng thấy nhiều cây, lối ra không rõ''.

Hầu như những yếu kém khuyết điểm mà Đại hội Đảng IX đã chỉ ra kiểm lại sau 4 năm thực hiện chưa khắc phục được bao nhiêu! Thậm chí có những lĩnh vực trầm trọng thêm! Theo ông Đức, có làm rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục, các cơ sở giáo dục, của địa phương, thì mới đưa ra được liều thuốc đặc trị cho giáo dục.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,