221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
545032
Phải mạnh tay loại bỏ kiểu đầu tư xây dựng ''khép kín''!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Phải mạnh tay loại bỏ kiểu đầu tư xây dựng ''khép kín''!
,

(VietNamNet) - ''Trước hết cần tổ chức nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín, tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh trong xây dựng ở từng bộ, từng tỉnh, thành phố ở tất cả các khâu''.

Soạn: AM 197237 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc.

Đây được coi là giải pháp đột phá trong báo cáo về đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trình bày trước Quốc hội sáng 16/11.

Người quyết định đầu tư không kiêm nhiệm chủ đầu tư!

''Điểm đáng nhấn mạnh nhất là tính khép kín từ khâu quy hoạch chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, ban hành các định mức trong đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi công, đấu thầu, thi công, tư vấn, giám sát thi công trong nội bộ một bộ, một ngành, gây nên hậu quả xấu trong đầu tư, dễ dẫn đến các vụ việc tiêu cực'', Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nhận định.

Lãi ''treo'' lên tới 950 tỷ đồng!
Theo báo cáo của Quỹ Hỗ trợ Phát triển, đến ngày 31/12/2003 có 1.551 dự án có nợ quá hạn (sử dụng vốn trong nước 1.528 dự án, vốn ODA cho vay lại 23 dự án) với tổng số nợ quá hạn là 1.185 tỷ đồng; số lãi treo của các dự án này cũng lên tới 950 tỷ đồng.

Đặc biệt nợ kéo dài của các Chương trình đánh bắt xa bờ và Chương trình mía đường. Nợ quá hạn và lãi treo của 2 chương trình này chiếm trên 40% nợ quá hạn và lãi treo của toàn hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển. Chương trình đánh bắt cá xa bờ đến nay mới thu hồi được 15% vốn vay đến hạn phải trả.

Để thực hiện đột phá này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng với các bộ ngành liên quan dự thảo quy chế quản lý đầu tư sử dụng vốn Nhà nước trình Chính phủ theo 2 hướng:

Thứ nhất, người ra quyết định đầu tư không kiêm nhiệm chủ đầu tư; thực hiện đấu thầu chọn tư vấn quản lý dự án; xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn làm chủ đầu tư, ban quản lý dự án kèm theo chức năng và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh công việc; tăng cường sử dụng các tổ chức tư vấn giám sát độc lập trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt đối với các dự án lớn.

Thứ hai, các tổ chức tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng, các tư vấn giám sát không thuộc cùng một bộ, tỉnh, thành phố. Từng bước hình thành tổ chức tư vấn độc lập. Xây dựng lộ trình xoá bỏ tình trạng khép kín hiện nay.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ sớm chuẩn bị Nghị định về quản lý đầu tư thống nhất và ban hành trong đầu năm 2005 thay cho các văn bản cũ còn có điểm chưa phù hợp hoặc chồng chéo để thích ứng với cơ chế mới.

Thường xuyên và công khai báo cáo về quá trình thực hiện đầu tư!

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, lãng phí ở khâu quy hoạch, quyết định đầu tư chiếm 60-70% tổng số lãng phí, thất thoát. Do đó, Chính phủ sẽ sớm thông qua Nghị định về lập và quản lý quy hoạch để làm căn cứ cho việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế hội, quy hoạch vùng lãng thổ địa phương và quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch các sản phẩm, dịch vụ quan trọng.

Để khắc phục các sai sót chủ quan dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đưa ra giải pháp: Cần nhanh chóng hình thành quy trình chặt chẽ và công khai về xây dựng, phê duyệt và quản lý các quy hoạch, dự án đầu tư, phân bổ kế hoạch đầu tư, quản lý nguồn vốn trong các ngành, các cấp từ trung ương đến các bộ ngành, các địa phương, các ban quản lý dự án; tăng cường tính công khai dân chủ với sự giám sát của cộng đồng.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên và công khai báo cáo về quá trình thực hiện đầu tư trong tất cả các giai đoạn, ở tất cả các ngành, các cấp để nhân dân, cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội có điều kiện giám sát, kiểm tra chéo, để xử lý kịp thời và đúng mức các sai phạm và biểu dương thành tích các gương tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ đầu tư ở các ngành các cấp.

Trên tầm vĩ mô, Chính phủ sẽ chỉ đạo xây dựng chương trình đầu tư dài hạn (5 năm) dựa vào cân đối tổng hợp về nguồn vốn huy động trong kỳ kế hoạch. Chương trình đầu tư đó được cụ thể hoá từng năm, dựa vào cân đối nguồn vốn hàng năm; đặc biệt là nguồn vốn nhà nước, để xác định mục tiêu đầu tư; tránh tình trạng mục tiêu thì nhiều trong khi khả năng nguồn vốn hạn chế, làm mất cân đối ngay từ khâu quy hoạch.

Các bộ, ngành và chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm về quy hoạch, về chủ trương đầu tư; phân cấp cho các cơ sở trong bộ, trong ngành, trong tỉnh thành phố quản lý, sử dụng vốn đầu tư.

Tỷ lệ thất thoát là bao nhiêu?

Hiện tại, vì chưa thể kiểm toán, thanh tra đánh giá toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng nên chưa có thể khẳng định chính xác con số thất thoát mà dư luận lâu nay đề cập. Tuy nhiên có thể đưa ra một số đánh giá về thất thoát vốn đầu tư:

Thanh tra Nhà nước năm 2002 đã tiến hành thanh tra 17 dự án có tổng mức đầu tư là 9.385 tỷ đồng, tổng giá trị vốn đầu  tư được thanh tra, kiểm tra là 6.407 tỷ đồng. Tổng số sai phạm về tài chính phát hiện ở 17 dự án là 871 tỷ đồng, chiếm 13,6%.

Năm 2003 đã thanh tra 14 dự án lớn với tổng mức đầu tư là 8,193 tỷ đồng trong đó giá trị vốn đầu tư được thanh tra là 6.450 tỷ đồng. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế do làm trái các quy định của Nhà nước là 1.235 tỷ đồng, chiếm khoảng 19%.

Các địa phương đã tiến hành thanh tra 2.138 dự án, công trình với tổng mức giá trị vốn đầu tư được thanh tra là 4.685 tỷ đồng; đã phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý 136 tỷ đồng (2,9%). Các bộ ngành thanh tra 380 dự án với tổng vốn 13.218 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ phát hiện sai phạm 65,6 tỷ đồng (0,5%).

Qua số liệu của Kiểm toán Nhà nước năm 2002, năm 2003 và đầu năm 2004 cho thấy, trong 648 dự án được kiểm toán với giá trị khoảng 6.000 tỷ đồng có sai sót 159 tỷ đồng, chiếm 2,6% giá trị được kiểm toán.

(Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về đầu tư xây dựng cơ bản trình bày trước Quốc hội sáng 16/11)

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,