221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
545086
Bí thư Quảng Trị: "Tỉnh tôi không có chuyện đầu tư sai"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Bí thư Quảng Trị: 'Tỉnh tôi không có chuyện đầu tư sai'
,

VietNamNet mở đầu cho loạt bài phỏng vấn một số lãnh đạo địa phương xung quanh vấn đề: "Quy hoạch và đầu tư thế nào cho hiệu quả" bằng cuộc trò chuyện với Bí thư tỉnh uỷ Quảng Trị - ông Vũ Trọng Kim. Ông Kim khẳng định là ở Quảng Trị không có chuyện đầu tư sai.

Xin - cho: "Sự táo bạo khác hẳn làm liều"

Ông Vũ Trọng Kim, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị.

- Thưa ông, với tư cách là lãnh đạo địa phương, ông có thấy tỉnh mình "có vấn đề" gì về quy hoạch và đầu tư không? Ví dụ như tỉnh ông có tình trạng thấy tỉnh khác có cảng thì tỉnh mình cũng phải  "xin" cảng, thấy tỉnh khác có nhà máy xi măng, mía đường thì tỉnh mình cũng chạy theo phong trào xin đầu tư không? Trước khi thực hiện những dự án lớn, ví dụ như khu thương mại Lao Bảo, thì tỉnh có xét đến quy hoạch tổng thể của địa phương, của vùng miền không?

- Bài toán về đầu tư này Chính phủ cũng đã xác định là ngoài chuyện thất thoát, lãng phí thì vấn đề quan trọng nhất là đầu tư sai. Nguyên nhân của đầu tư sai thì ai cũng rõ là do quy hoạch chưa tốt. Nói chung, cả nước chưa ai dám nói mình quy hoạch đã tốt, kể cả quy hoạch chiến lược phát triển vùng cũng như từng tỉnh, thành phố và quy hoạch phát triển lĩnh vực, ngành cũng rơi vào tình trạng tầm nhìn xa chưa được tốt. Và nhìn đâu để thấy thế mạnh của mình để có quy hoạch tốt, khai thác, đầu tư vào đó để khai thác tiềm năng thì điều đó mình không dám nói tốt được.

Tuy nhiên, nhìn chung thì ở tỉnh Quảng Trị không xảy ra những vấn đề đầu tư sai. Vừa rồi, đoàn giám sát của QH về làm việc tại địa phương cũng thừa nhận điều này. Không có đầu tư xong rồi bỏ, đầu tư xong không phát huy tác dụng.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng:
Soạn: AM 197291 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Vấn đề là phải thấy cái đã rồi sửa sau. Ví dụ như tỉnh làm quy hoạch không "ăn" thì phải làm  quy hoạch theo vùng. Làm quy hoạch không nên  chỉ nhìn thấy trong xã mình, thị trấn mình, huyện mình mà phải có cách nhìn liên vùng. Nhìn nhận trên diện rộng thì tốt hơn.

Anh nào thì cũng cục bộ thôi, phải nói thẳng là như thế. Lãnh đạo tỉnh nào thì lo cho tỉnh ấy, đó là mặt tốt chứ... Vấn đề là cán bộ lãnh đạo của nghành ấy, địa phương phải biết việc gì ta có thể làm được, việc gì ta phải thuê, việc gì hoàn toàn phải thuê, việc gì ta thuê một ít và làm một ít. Nếu không "thuộc" được công thức cơ bản ấy thì hiệu quả thấp thôi.

- Nhưng lại có tình trạng nhiều địa phương vì e sợ "đầu tư sai" đã không bao giờ dám táo bạo đầu tư để mang lại sự đột phá. Phải chăng ở đây có sự mâu thuẫn nào đó, để không đầu tư sai lại dẫn đến tình trạng cầm chừng và trì trệ? Trên thực tế, Quảng Trị vẫn là một địa phương chưa phát triển?

- Quảng Trị có một yếu tố khác hơn các vùng khác là mặc dù Quảng Trị có tiềm năng và có một vài thế mạnh nhưng không phải là một vùng mà các nhà đầu tư sẵn sàng "nhảy"  vào kinh doanh trước; các nhà đầu tư bao giờ cũng nhằm vào nơi thuận lợi hơn về bến cảng, sân bay, các điều kiện vận tải và thiên nhiên trước.

Mặt khác, sự táo bạo trong vấn đề này tuỳ thuộc vào yếu tố khách quan là liệu ngân sách NN có bỏ vào để đầu tư không? Và liệu các DN có nhảy vào để làm ăn với mình hay không? Sự táo bạo này phải mang tính thực tiễn cao mới giải quyết được

Và cũng chính từ chỗ này mà chúng ta phải thừa nhận rằng không nên mang tính cục bộ, địa phương, làm liều. Sự táo bạo khác hẳn với làm liều. Làm liều bằng mọi giá, chạy vạy, bằng mọi cách đi cửa sau, đi lối tắt, đi theo kiểu xin - cho không xứng đáng. Việc đó Quảng Trị không muốn làm. Cho nên hiện nay, cách đi của tình Quảng Trị thời gian vừa qua là đúng đắn.

- Trên thực tế đã từng xảy ra tình trạng một vị đứng đầu mới lên sẽ có cách quy hoạch mới, đôi khi xoá bỏ hoàn toàn quy hoạch của người tiền nhiệm. Một thời gian sau, lại diễn ra một sự luân chuyển mới. Hoặc cũng có hiện tượng một tân quan khi biết mình sẽ lãnh đạo trong một thời gian ngắn nên hết sức cân nhắc, tránh xảy ra sai sót và vì thế không có tính đột phá?

- Tôi không cho rằng tân quan là tân chính sách và cũng không nên bắn súng lục vào quá khứ để tương lai dội đại bác vào chúng ta. Điều quan trọng nhất là tính khoa học của vấn đề. Nếu một việc làm nào đó về chủ trương chưa chuẩn xác thì âu cũng là nhận thức của đội ngũ cán bộ, kể cả của nhân dân. Vì thế, việc điều chỉnh đó phải dựa trên sự nhìn nhận một cách đúng đắn nhất. Tôi nghĩ những điều chỉnh như vậy sẽ đảm bảo sự ổn định và phát triển hài hoà, không gây ra sự xáo trộn nặng nề. Điều đó cần thiết trong quá trình phát triển.

Chuyện gì cũng nên công khai, minh bạch...

ĐB Mai Quốc Bình (ĐB TP.HCM):
Soạn: AM 197293 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Quy hoạch của chúng ta chưa đúng tầm và còn nặng về quy hoạch theo hành chính dẫn đến sự phân cắt. Cũng vì quy hoạch chưa có tầm nhìn xa nên nhiều công trình xây dựng không có giá trị lâu dài. Có con đường mới làm xong vài ba năm đã lại sửa

Chúng ta nên mời những công ty chuyên về quy hoạch, thiết kế quốc tế làm quy hoạch cho từng vùng, từng tỉnh. Từ đó, biến cả nước thành vùng kinh tế trọng điểm. Quy hoạch tốt, việc thu hút vốn đầu tư không khó.

- Có nhiều địa phương xảy ra tình trạng cục bộ ngay trong tỉnh. Chẳng hạn như một Chủ tịch, Bí thư một tỉnh là người của một huyện nào đó thì sẽ " quy hoạch" và phân bổ đầu tư có lợi cho địa phương mình?   Làm thế nào để giải quyết vấn đề này khi mà "nó" không được quy định rõ trong luật?

- Tình trạng này trước đây là có nhưng bây giờ, khi mà trăm con mắt nhìn vào thì lại dẫn đến hiện tượng là "anh" là người của địa phương đó mà lại không dám bảo vệ cho địa phương của mình. Tuy nhiên, dù muốn hay không thì vẫn có sự cảm tình. Kết cục dẫn đến tình trạng dàn trải, chia đều cho các địa phương để ai cũng có phần trong miếng bánh và như thế đầu tư trở nên không tập trung, không hiệu quả, tiến độ đầu tư không đảm bảo theo đúng yêu cầu của từng nhóm công trình.

- Vậy thì giải quyết tình trạng này như thế nào, thưa ông? Nếu theo quyết định của người đứng đầu thì e sợ thiên vị, để tập thể "quyết" thì lại có hiện tượng "chia" miếng bánh đầu tư cho đều?

- Nói như vậy thì phải trở lại vấn đề khoa học. Tất cả các dự án đầu tư phải xuất phát từ những luận cứ khoa học, mọi thành viên trong hội đồng phải hướng vào tính khoa học và hiệu quả của công trình. Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề này thì bài toán đầu tư sẽ được giải mà không liên quan gì đến vấn đề nội bộ hay phân tán. Còn nếu vẫn theo kiểu làm thích gì làm nấy, hoặc theo ý kiến này một ít, ý kiến kia một ít mà không chú ý gì đến nguyên tắc của vấn đề thì như đã thấy...

Hai là khi quy hoạch và đầu tư làm sao để tránh tình trạng khép kín từ khâu tư vấn, quyết định đầu tư đến giám sát, thanh toán, quyết toán công trình. Phải có sự công khai, minh bạch, giám sát một cách độc lập.

- Có đề xuất rằng chúng ta nên thuê chuyên gia nước ngoài để làm quy hoạch của địa phương trên tổng thể quy hoạch vùng, miền?

- Vấn đề quy hoạch phải tiếp cận những quy hoạch có tầm nhìn xa và tiên tiến trên thế giới. Còn lại là thuê ở đâu còn phụ thuộc vào khả năng tài chính. Việc hướng tới một quy hoạch có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể tiếp cận các mô hình quy hoạch có hiệu quả là cần thiết.

- Thưa ông, để cho khách quan khi "chia miếng bánh" đầu tư thì có nên thuê tư vấn đầu tư độc lập và sau đó thì thường vụ tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân bỏ phiếu kín thông qua?

- Tư vấn đầu tư có thể thuê chuyên gia ngành hoặc nước ngoài. Nhưng muốn tránh mọi tiêu cực trong đầu tư thì theo tôi quan trọng nhất vẫn là công khai minh bạch. Ngay cả việc thuê thì chúng ta không nên làm theo kiểu khép kín như hiện nay vì chính tình trạng đó dẫn tới chuyện thông đồng, bắt dây nhau làm ăn.

Dân muốn giám sát phải có tư vấn của cơ quan chuyên môn

-  Cả Chính phủ và Quốc hội đều đề cao vai trò giám sát của dân đối với những dự án đầu tư.. Là một lãnh đạo địa phương, ông thấy việc để dân giám sát gặp những khó khăn gì?

- Việc giám sát của dân đã được quy định trong quy chế dân chủ cơ sở. Công trình anh đến làm ở một địa phương nào thì phải thông báo cho nhân dân địa phương đó về tổng mức đầu tư, làm tới đâu, làm như thế nào. Nhưng thực ra để dân nắm được các chi tiết về chuyên môn, kỹ thuật, tiêu chí nào là đúng, tiêu chí nào chưa đúng thì trình độ của nhân dân không phải ai cũng biết được. Vì thế, phải thông qua một cơ quan chuyên môn, cơ quan đó theo dõi, thẩm định, giám sát. Nếu được thì thông báo cho dân về tiến độ thực hiện và đơn vị thực hiện làm có tốt hay không tốt để nhân dân theo dõi. Nói cách khác, cơ quan này sẽ làm nhiệm vụ tư vấn cho nhân dân để họ giám sát công trình.

- Có một tâm lý của nhiều cán bộ địa phương là chỉ mong có nhiều dự án rót về địa phương mình vì có dự án là có thu nhập...

- Câu chuyện râm ran ở nơi này, nơi khác rằng anh nhiều hay ít dự án, rồi càng chạy được nhiều dự án thì càng có lợi là một thực tế trong xã hội. Nhưng bây giờ đi vào từng dự án cụ thể để xem cá nhân này được lợi điều gì phải có giám sát, có phân tích đầu tư thất thoát khoản nào, lãng phí khoản nào. Còn nếu nói chung chung nhưng không tìm ra được cái cụ thể thì không bao giờ giải quyết được vấn đề. Thậm chí người tham nhũng cũng hô hào chống tham nhũng, người lãng phí hô chống lãng phí. Có lẽ chúng ta phải quay về vai trò giám sát của Quốc hội.

- Theo ông, Quốc hội sẽ dựa vào công cụ nào là chính trong việc giám sát hiệu quả đầu tư? Quay trở lại đề xuất để kiểm toán trực thuộc Quốc hội?

- Tôi ủng hộ ý kiến là kiểm toán thuộc về QH chứ không nên thuộc Chính phủ. Chúng ta phải có cơ quan kiểm toán độc lập.

- Giám sát thì phải độc lập nhưng hiện nay có tình trạng có nhiều vị vừa là Bộ trưởng vừa là ĐBQH, vừa là ĐBQH vừa là Chủ tịch tỉnh? Có nghĩa là thành viên của cơ quan hành pháp vừa ở cơ quan lập pháp? Sự giám sát này có thể độc lập được không?

- Khi Bộ trưởng điều trần trước QH thì "anh" ta là người của cơ quan hành pháp. Và khi chất vấn thì "anh" đang thực thi nhiệm vụ ĐBQH. Mọi việc làm của "anh" ta sẽ chịu sự giám sát của QH và cử tri. Tôi nghĩ như thế vẫn đảm bảo được tính độc lập của chức năng giám sát.

  • Bích Ngọc - Việt Lâm
     
    Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với các lãnh đạo tỉnh thành về quy hoạch và đầu tư hiệu quả, mời quý vị tham gia gửi ý kiến.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,