221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
547360
Kiểm toán Nhà nước sẽ do Quốc hội thành lập!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Kiểm toán Nhà nước sẽ do Quốc hội thành lập!
,

(VietNamNet) - Biểu quyết kết thúc thảo luận về dự án Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chiều 23/11, 68,69% đại biểu Quốc hội tán thành KTNN là cơ quan chuyên môn do Quốc hội lập, hoạt động chỉ tuân theo pháp luật; 69,7% tán thành Tổng KTNN do Quốc hội bầu (tỷ lệ 69,7%).

Soạn: AM 202875 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
68,69% đại biểu Quốc hội tán thành KTNN là cơ quan chuyên môn do Quốc hội lập.

Đây là cơ sở quan trọng, cốt lõi của dự án Luật KTNN được xác định để Ban soạn thảo hoàn chỉnh nhiều quy định của dự luật, trước khi đưa ra Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp tới (đầu năm 2005).

Quyền cao nhất dừng ở kiến nghị!

Thảo luận trước đó, ĐB Nguyễn Đình Lộc (TP.HCM) cho rằng, tính độc lập của KTNN còn treo lơ lửng. ''KTNN độc lập hay kiểm toán viên độc lập khi thi hành công vụ? Kiểm toán viên có độc lập hay không khi hoạt động tập trung thống nhất vào Tổng KTNN?'', ông thắc mắc.

Theo ĐB Đỗ Tiến Dũng (Quảng Ngãi), phương thức hoạt động của KTNN tương tự như Thanh tra Chính phủ. KTNN được coi là có quyền lớn nhưng về mặt pháp lý chỉ có quyền kiến nghị là cao nhất, không có quyền xử phạt hành chính như thanh tra.

Giải đáp thắc mắc này, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhắc lại, KTNN chỉ là cơ quan chuyên môn nên chỉ có quyền đưa ra kết quả và kiến nghị. Còn các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo, sử dụng kết quả, kiến nghị của KTNN để ra quyết định liên quan đến đối tượng bị kiểm toán.

KTNN đến cấp xã?

Dự thảo Luật KTNN quy định KTNN sẽ giúp HĐND kiểm toán quyết toán ngân sách, nhưng không nói rõ đến cấp nào. ĐB Nguyễn Trung Hiếu (Sóc Trăng) đóng góp ý kiến: ''Nên quy định giúp HĐND cấp tỉnh là đủ! Trên thực tế, nếu quy định đến HĐND các cấp thì đội ngũ kế toán cần có biên chế khổng lồ! Mặt khác, kiểm toán ngân sách cấp tỉnh cũng dã bao hàm cấp huyện, xã trực thuộc!''.

''Phải chăng KTNN nên dừng lại kiểm toán ngân sách Trung ương. Chỉ tuỳ từng vụ việc cụ thể mà có thể đi xuống dưới'', Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Trần Thế Vượng kiến nghị.

Kiểm toán sai, trách nhiệm thế nào?

ĐB Nguyễn Hoàng Anh (Hải Phòng) ''cảm giác'' dự luật chưa khách quan, hướng tới điều chỉnh đơn vị bị kiểm toán mà chưa quy trách nhiệm của kiểm toán viên. ''Cần có cơ chế trách nhiệm nếu kiểm toán sai, làm mất uy tín, danh dự của DN'', ông nói.

ĐB Nguyễn Đình Lộc băn khoăn: ''Nếu kiểm toán sai, DN kiện thì giải quyết như thế nào?''.

DN vẫn thường phải lo lắng tình trạng đồng thời hoặc liên tục các đơn vị kiểm toán, thanh tra vào. Chính vì điều này, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Đặng Văn Thanh đề nghị bổ sung vào dự luật quy định phối hợp kiểm toán, thanh tra, xử lý thông tin giữa các cơ quan này.

Ngày 24/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Dược!

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,