Đa số ĐB muốn Kiểm toán nhà nước thuộc QH!
13:27' 23/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Đa số ĐB Quốc hội tán thành Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là cơ quan chuyên môn do Quốc hội lập, Tổng KTNN do Quốc hội bầu theo đề nghị của UBTVQH.

Soạn: AM 202471 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
ĐB Quốc hội thảo luận tại Hội trường!

Đây là kết quả thăm dò ý kiến về địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN do Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận công bố sáng 23/11, trước khi Quốc hội thảo luận về Luật KTNN.

Cụ thể, 363/394 đại biểu được hỏi ý kiến (chiếm 92,13%) đã tán thành KTNN là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập. Chỉ có 31/394 đại biểu (chiếm 7,87%), tán thành với tờ trình của Chính phủ, KTNN là cơ quan thuộc Chính phủ.

362/394 đại biểu (chiếm 91,87%) tán thành Tổng KTNN do Quốc hội bầu, UBTVQH đề nghị sau khi có sự thống nhất với Thủ tướng. Chức danh Phó tổng KTNN do Tổng KTNN trình ra Quốc hội phê chuẩn hoặc UBTVQH bổ nhiệm.

Còn lại 32/394 đại biểu tán thành Tổng KTNN do Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn, Phó Tổng KTNN do Tổng KTNN đề nghị, Thủ tướng bổ nhiệm.

QH tiếp tục biểu quyết về địa lý pháp lý của KTNN!

ĐB Nguyễn Thị Kim Thoa (Bình Dương) đã mở đầu cho hàng loạt các ý kiến ủng hộ KTNN thuộc Quốc hội. Theo bà Thoa, một nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội là giám sát chi tiêu tài chính công, chủ yếu là tiền thuế của dân. ''Nhưng 2 năm vừa qua, Quốc hội phê chuẩn dự toán, phân bổ, quyết toán ngân sách lại thiếu công cụ, thiếu thông tin đầy đủ, thiếu cơ sở nên chưa yên tâm khi bấm nút thông qua. Do đó, Quốc hội cần có cơ quan kiểm toán. Đó là KTNN do Quốc hội lập, Tổng KTNN do Quốc hội bầu'', ĐB Thoa nói.

Bà Thoa tỏ ý lạc quan khi KTNN thuộc Quốc hội:  ''Tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản sẽ được giải quyết rõ ràng hơn! Việc mua xe công quá tiêu chuẩn, định mức, Bộ trưởng Tài chính đã kiến nghị với Chính phủ nhưng không xử lý được! Nếu KTNN thuộc Quốc hội, việc xuất toán những khoản chi này sẽ được thực hiện''.

''KTNN thuộc Quốc hội hoặc thuộc Chính phủ thì thảo luận về dự thảo Luật KTNN sẽ rất khác nhau. Do đó, tôi đề nghị Quốc hội biểu quyết ngay để xác định địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN, sau đó Quốc hội mới thảo luận!'', bà Thoa kiến nghị.

Ngay sau đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được lên tiếng: ''Cuối buổi thảo luận, Quốc hội mới biểu quyết về địa vị pháp lý của KTNN, để chuẩn bị thông qua luật này vào kỳ họp tới''.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Tào Hữu Phùng (ĐB Hà Tây) trong phần trình bày của mình cũng đã đưa ra hàng loạt cơ sở thực tiễn và pháp lý để chứng minh cho tính hợp lý nếu KTNN thuộc Quốc hội và bất hợp lý khi KTNN thuộc Chính phủ.

Kết quả kiểm toán của KTNN và của Thanh tra Chính phủ, cái nào có giá trị hơn?

Đồng tình với các ý kiến nói trên, ĐB Đặng Thị Phượng (Tây Ninh) bổ sung: ''Tổng KTNN không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội, cùng nhiệm kỳ với Quốc hội để không phải chạy theo bầu cử!''.

Còn theo ĐB Phùng: ''Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của KTNN sẽ do Uỷ  ban Thường vụ Quốc hội quy định. Nhiệm kỳ của Tổng KTNN nhà nước nên dài hơn nhiệm kỳ của Quốc hội. Chương trình, kế hoạch của KTNN sẽ dựa trên Nghị quyết hàng năm của Quốc hội''.

ĐB Phượng đề cao việc công khai kết quả kiểm toán: ''Cần công khai kết quả kiểm toán cho đại biểu Quốc hội, cho cử tri biết. Tất nhiên, phạm vi công khai có giới hạn! Do đó, cần quy định vào luật thời hạn, phạm vi, nội dung công khai kết quả kiểm toán của KTNN''.

ĐB Lê và ĐB Lê Đình Trưởng (Quảng Ninh) đưa ra tình huống kết quả kiểm toán của KTNN và của thanh tra tài chính, thanh tra bộ ngành khác nhau, thì cái nào có giá trị pháp lý hơn? ''Nếu Thanh tra Chính phủ khiếu nại về kết quả kiểm toán của KTNN thì xử lý ra sao?'', bà Lê băn khoăn. Theo bà, cần quy định cụ thể vào luật giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán của KTNN.

ĐB Châu Thị Lê (Bình Thuận) thì quan tâm đến khía cạnh: ''KTNN là cơ quan chuyên môn do Quốc hội lập, cơ quan nào sẽ thanh tra hoạt động của KTNN? Có phải thành lập Uỷ ban đặc biệt để thanh tra không?''. Trường hợp này, ông Tào Hữu Phùng cho rằng, UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, ĐB Quốc hội sẽ thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của KTNN.

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật KTNN.

  • Văn Tiến
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Kiểm toán ngân sách NN: Mới dừng ở "hậu kiểm"!
"Không quan trọng Kiểm toán NN trực thuộc Chính phủ hay QH"
Kiểm toán Nhà nước sẽ ''về tay'' Quốc hội?
CÁC TIN KHÁC:
Bị thu giấy phép nếu vi phạm hành chính quá 3 lần (23/11/2004)
Cần đưa vào luật quy định quốc phòng làm kinh tế! (22/11/2004)
Sẽ mở cửa cho nước ngoài kinh doanh vận tải biển! (19/11/2004)
BL Dân sự: Cơ quan công quyền lợi nhưng... dân thiệt? (19/11/2004)
Cần bổ sung quyền hiến tặng bộ phận cơ thể người! (18/11/2004)
2.390 Cựu chiến binh là Giám đốc doanh nghiệp (17/11/2004)
Bộ trưởng KH-ĐT: Tôi không vô cảm với thất thoát... (17/11/2004)
MTTQVN phải xây dựng được thiết chế giám sát xã hội (17/11/2004)
Nhiều cảng vừa tu bổ xong đã phải di dời... (16/11/2004)
Đầu tư dàn trải là chuyện riêng của địa phương khác? (16/11/2004)
VietNamNet đoạt 3 giải báo chí đại đoàn kết dân tộc (16/11/2004)
Bí thư Quảng Trị: "Tỉnh tôi không có chuyện đầu tư sai" (16/11/2004)
Phải mạnh tay loại bỏ kiểu đầu tư xây dựng ''khép kín''! (16/11/2004)
Nghe báo cáo giáo dục như "đi vào rừng già" (15/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang