221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
547342
Tham nhũng sẽ "nóng" tại Hội nghị CG 2004?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Tham nhũng sẽ 'nóng' tại Hội nghị CG 2004?
,

(VietNamNet) - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại VN Klaus Rohland dự đoán mức hỗ trợ cho VN trong năm 2005 mà các nhà tài trợ đưa ra tại Hội nghị CG tới có thể đạt mức tương đương với năm ngoái. Con số này năm 2003 vào khoảng 2,8 tỷ USD.

Hội nghị CG lần thứ 11 tháng 12/2003

Con số đích xác mức vốn ODA mà cộng đồng quốc tế cam kết tài trợ cho VN sẽ được công bố tại Hội nghị 50 nhà tài trợ cho VN (CG) diễn ra ngày 1 và 2/12 tới.

Tham nhũng sẽ là vấn đề nóng?

Tham nhũng được đưa vào chương trình nghị sự của CG như một vấn đề đang được coi là lực cản của quá trình tăng trưởng kinh tế. Các nhà tài trợ sẽ nghe báo cáo về những sáng kiến chống tham nhũng mới của Chính phủ.

"VN hiện đang ở vị trí tốt hơn nhiều trong cuộc chiến chống tham nhũng so với cách đây 50 năm. Chính phủ đã tỏ rõ quyết tâm ngăn chặn tham nhũng ngay từ giai đoạn đầu tiên". Ông Rohlan nhận xét.

Tuy nhiên, ông không thể chỉ ra những con số cụ thể về mức độ nghiêm trọng của nạn tham nhũng tại VN vì chưa có một cuộc điều tra chính thức nào về vấn đề này.

Ông cho rằng tham nhũng, cũng giống như ung thư sẽ dễ chữa hơn nếu được phát hiện sớm và đã đến lúc Chính phủ phải giải quyết triệt để vấn đề này. 

Báo cáo Phát triển VN 2005 - Quản trị và Điều hành của WB được công bố trong vài ngày tới sẽ dành hẳn một chương nói về tham nhũng ở VN.

 

Thực tế, trong năm 2004, nhiều vụ tham nhũng lớn được phanh phui như vụ tham ô hàng triệu USD trong ngành dầu khí hay vụ xì căng đan gần đây nhất liên quan đến một vị Thứ trưởng Bộ Thương mại phụ trách phân bổ quota dệt may đi Mỹ.

 

Năm ngoái, tại Hội nghị CG, phía Thuỵ Điển cũng đã đề xuất với VN một chương trình nghị sự chống tham nhũng.

Tốc độ thực hiện vốn ODA đã ngang bằng các nước trong khu vực

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại VN cũng đánh giá cao tốc độ giải ngân ODA VN đạt được trong năm 2004.

"Nếu như so với mức giải ngân trung bình các năm trước là 13% thì mức 18% mà VN vừa đạt được là một bước tiến đáng kể. Mức giải ngân đó đã tương đương với các nước trong khu vực". Ông này nói.

Những lời phàn nàn về tốc độ giải ngân chậm chạp và hiệu quả sử dụng vốn ODA thấp từng được nhắc tới nhiều lần trong cuộc họp hàng năm của cộng đồng tài trợ quốc tế. Vì thế, khả năng cải thiện hiệu quả sử dụng vốn ODA của VN có thể sẽ là một nguyên nhân để các nhà tài trợ cân nhắc duy trì mức cam kết cho VN.

Thế nhưng, nếu tính trong 10 năm thì VN mới chỉ giải ngân được khoảng 50% trong tổng số hơn 20 tỷ USD nguồn vốn cam kết. So với mục tiêu 70-80% mà Chính phủ đề ra thì con số này còn có khoảng cách khá xa.

"Vấn đề hiệu quả sử dụng tài trợ ngày càng trở nên quan trọng khi mà VN đang phát triển rất nhanh. VN sẽ chỉ còn 10 năm nữa để nhận tài trợ.

Nếu những dự án trên thế giới mất khoảng 5 năm để thực hiện thì VN phải mất tới 6 năm rưỡi. Thời gian chuẩn bị cho một dự án trên thế giới là 2 năm thì của VN là 3 năm. Điều này cho thấy những thủ tục rườm rà từ phía Chính phủ cần được giải quyết". Ông Rohland nói.

Hội nghị CG sẽ thảo luận về Báo cáo chung về kế hoạch hành động hài hoà hoá thủ tục ODA. Trong đó có nghị định 17 sửa đổi về quản lý ODA mà theo các nhà tài trợ sẽ trao cho các bộ nhiều quyền hạn hơn đối với các dự án thay vì tập trung quá nhiều vào Văn phòng Chính phủ, nhờ thế giảm bớt thời gian thực hiện dự án.

Cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ VN đối phó với hậu WTO

Mang tên gọi "Những tiền đề cho bước phát triển mới giai đoạn 2006 - 2010", Hội nghị CG lần này diễn ra đúng thời điểm "bản lề" trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của VN. Năm 2005 vừa là mốc thời gian Chính phủ VN đặt mục tiêu gia nhập WTO, đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tiếp theo.

Do đó, câu hỏi "làm thế nào để tăng tính cạnh tranh của VN, tiến tới hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu" sẽ chiếm vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của CG.

Trong đó, câu chuyện về vấn đề gia nhập WTO của VN sẽ được đem ra bàn thảo.

"Khi VN gia nhập WTO sẽ có sự chuyển đổi rất lớn và tôi tin VN sẽ có lợi hơn". Ông Rohland khẳng định.

Tuy nhiên, báo cáo của Oxfam chỉ ra rằng VN đang bị áp đặt những điều kiện ngặt nghèo để vào WTO có thể gây hại đến nỗ lực giảm nghèo của VN.

"Báo cáo của Oxfam đặt ra vấn đề chúng ta phải giải quyết những khó khăn về mặt xã hội có thể xảy đến với một hai nhóm người trong xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà tài trợ đều cam kết sẽ giúp VN đảm bảo mức an sinh xã hội để đền bù cho những người bị thiệt thòi". Giám đốc Ngân hàng Thế giới trả lời câu hỏi của VietNamNet.

  • Việt Lâm

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,