221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
548436
Chống tham nhũng, thất thoát để bỏ học phí THCS!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Chống tham nhũng, thất thoát để bỏ học phí THCS!
,

(VietNamNet) - Đây là đề xuất của một số đại biểu Quốc hội trong buổi làm việc sáng 26/11 khi thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi), với mong muốn bỏ học phí cho bậc THCS để đẩy nhanh phổ cập giáo dục.

Sinh viên sư phạm: Học xong mới cho ''miễn'' học phí?

ĐB Quốc hội thảo luận tại Hội trường!

Theo ĐB Kim Cheng (An Giang), miễn học phí đối với THCS để đến năm 2010 cả nước hoàn thành phổ cập của giáo dục đến bậc học này.

ĐB Trần Thị Minh Hoà (Quảng Bình) đồng tình: ''Cần miễn học phí và tất cả các khoản đóng góp của cấp phổ cập giáo dục. Tiền học phí mà các em phải nộp không lớn, ngân sách có thể bù đắp bằng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát!''.

Hiện nay, Nhà nước miễn học phí đối với sinh viên sư phạm. Thế nhưng thực tế, sau khi tốt nghiệp, ngành giáo dục đã không ''giữ chân''  được họ. Tháo gỡ vấn đề này, ĐB Tô Minh Giới (Cần Thơ) đề nghị bổ sung các biện pháp ''bắt buộc và khuyến khích'': ''Nên có quy định sinh viên sư phạm sau khi ra trường phải phục vụ giáo dục 3-5 năm. Nếu đi dạy ở vùng sâu, vùng xa thì tăng lương gấp 2-3 lần''.

ĐB Trần Thị Minh Hoà (Quảng Bình) đề nghị ưu đãi cho sinh viên sư phạm bằng cách ''nắm đằng chuôi'': ''Nếu sau khi tốt nghiệp, sinh viên đi dạy học thì sẽ thanh toán tổng tiền học phí cộng lãi. Trong quá trình học, sinh viên khó khăn có thể nhờ gia đình vay tiền ăn học''.

Luật Giáo dục không quan tâm đến chế độ tín chỉ?

Việc miễn học phí cho cấp THCS sẽ đẩy nhanh tiến trình phổ cập giáo dục.

''Dự luật chưa có quy định các điều kiện bảo đảm phân luồng và liên thông'', ĐB Hà Thị Hoa (Thái Bình) lên tiếng. Không liên thông thể hiện giữa ''giáo dục nghề nghiệp và giáo dục hàn lâm'', học nghề không có cơ hội học lên cao đẳng, đại học.

ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Nông) bày tỏ: ''Thực hiện chế độ tín chỉ, quá hay nhưng Luật Giáo dục không tham khảo''. Theo ông Dũng, chế độ tín chỉ làm cho người học ''dễ chịu, thoái mái'' vì có thể đi làm sau đó học lại lúc nào cũng được.

ĐB Dũng cũng ngạc nhiên vì dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) không quy định cụ thể về chương trình giáo dục, đào tạo. Ông nói: ''Chương trình rất quan trọng, không để Bộ trưởng Bộ Giáo dục duyệt mà phải đưa ra Chính phủ, Quốc hội xem xét! Chương trình cần phải ổn định, nhưng tôi chắc ta chưa ổn định''.

ĐB Trần Thị Minh Hoà (Quảng Bình) nhấn mạnh: ''Giáo dục của Việt Nam có theo kịp thế giới hay không là nhờ vào chương trình. Chương trình là pháp lệnh, học sinh có thể chọn sách giáo khoa, chứ không thể chọn chương trình''.

Vấn đề bỏ thi đại học, cao đẳng mà tuyển sinh dựa trên kết quả học PTTH, ĐB Lê Thị Tường Vân (Gia Lai) kiến nghị cần nghiên cứu, đưa vào trong luật.

Cơ sở giáo dục chịu nhiều ''tròng''!

ĐB Tô Minh Giới (Cần Thơ) phán ánh: ''Hệ thống giáo dục quốc dân của chúng ta có phần chồng lấn, không rõ ràng như quy định giữa trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng kỹ thuật''.

Đồng tình với ông Giới, ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng: ''Giáo dục không nên cắt riêng theo mảng của bộ, ngành''. Hậu quả, theo ĐB Hà Thị Hoa (Thái Bình), cơ cở giáo dục phải chịu rất nhiều ''tròng'': Sở Giáo dục, Sở Lao động thương binh và mỗi kỳ thi là cơ quan quản lý ở Trung ương.

ĐB Thuyết góp ý, dự luật chưa thể hiện rõ chỉ đạo của Thủ tướng về xã hội hoá giáo dục, chuyển một số hoạt động sự nghiệp giáo dục sang làm dịch vụ. Một số quy định còn mang tính bao cấp như Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế, giao đất cho cơ sở giáo dục...

ĐB Nguyễn Thị Thu Hồng (Thừa Thiên Huế) đề nghị đưa dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) lấy kiến nhân dân, trước khi thông qua vào kỳ họp đầu năm 2005.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,