221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
547654
Khi nào VN có cơ quan tình báo tài chính?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Khi nào VN có cơ quan tình báo tài chính?
,

(VietNamNet) - Công ước Quốc tế chống tham nhũng của LHQ có nói tới việc thành lập cơ quan tình báo tài chính để kiểm soát các giao dịch có dấu hiệu bất hợp pháp nhằm hạn chế những hành vi tham nhũng. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Kim, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ: "Việc thành lập một cơ quan tình báo tài chính trong thời điểm hiện tại mới chỉ đặt ra để... nghiên cứu".

- VN đã chuẩn bị như thế nào về mặt pháp lý để phê chuẩn và thực thi công ước LHQ về chống tham nhũng, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Kim.

- Thứ nhất, VN đã tiến hành rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung của Công ước Quốc tế chống tham nhũng của LHQ như Pháp lệnh chống tham nhũng, Bộ Luật hình sự, Pháp lệnh công chức, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm... Đa số những quy định của các văn bản pháp luật nêu trên và văn bản pháp luật thi hành đã phù hợp với tinh thần chung và những yêu cầu chung của Công ước.

Tuy nhiên, giữa văn bản pháp luật này với một số quy định cụ thể của Công ước còn có những điểm chưa thật phù hợp. Chúng ta sẽ chỉnh sửa những văn bản pháp luật này trong một khuôn khổ nhất định. Những gì có thể sửa đổi ngay thì chúng ta sẽ tiến hành trong thời gian ngắn nhất. Còn những vấn đề lớn, ảnh hưởng đến chính sách chung thì sẽ nghiên cứu, chỉnh sửa trong thời gian tới.

Theo tôi được biết, trong 1-2 ngày tới, QH sẽ thông qua chương trình xây dựng luật, trong đó có đặt ra yêu cầu xây dựng luật chống tham nhũng, tức là xác định yêu cầu và nhiệm vụ cao hơn của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc chiến chống tham nhũng.

Tuy nhiên, căn cứ vào những văn bản pháp luật hiện hành, tôi nghĩ VN cơ bản đã đủ điều kiện để phê chuẩn Công ước của LHQ.

 - Cộng đồng quốc tế cũng đánh giá rằng không phải VN thiếu những văn bản hướng dẫn về chống tham nhũng mà vấn đề là VN thực hiện những quy định đó ra sao. Ông bình luận như thế nào về nhận xét này?

- Đúng là những văn bản, quy định pháp luật hiện hành của VN về phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng tương đối đầy đủ và đủ sức hỗ trợ cho các cơ quan, đoàn thể xã hội và tổ chức nhân dân tham gia tích cực vào cuộc chiến chống tham nhũng. Tuy nhiên, hiệu quả công tác đấu tranh chống tham nhũng còn những hạn chế nhất định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng theo tôi, một trong những lý do cơ bản là việc tổ chức, triển khai những quy định đó.

Đối với việc triển khai các quy định thì vai trò của các cơ quan chức năng như Toà án, Viện Kiểm sát, Thanh tra Nhà nước hết sức quan trọng. Mặt khác, còn phải nói đến vai trò của thủ trưởng các cơ quan đơn vị. Thời gian qua, nhiều vụ tham nhũng lớn xảy ra trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước nhưng việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong việc để xảy ra tham nhũng và tính chịu trách nhiệm như thế nào, đến đâu thì chưa được quy định rõ. Tôi cho rằng đây là một khiếm khuyết của pháp luật.

Vừa qua, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu xây dựng nghị định về trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan trong việc để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa có kết quả cụ thể. Trong tinh thần của Pháp lệnh chống tham nhũng có nói thủ trưởng các cơ quan đơn vị nếu vì thiếu trách nhiệm mà để xảy ra tham nhũng thì mới phải chịu trách nhiệm. Nhưng trong dự thảo Nghị định, nếu người đứng đầu các cơ quan đơn vị để xảy ra nhiều tham nhũng tiêu cực trong nội bộ cũng phải chịu trách nhiệm. Như vậy rất khó xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm và những vụ việc tham nhũng. Ngay trong quá trình soạn thảo Nghị định này cũng có nhiều ý kiến khác nhau, do đó cho đến nay Nghị dịnh này vẫn chưa ban hành được.

- Nội dung của Công ước quốc tế về chống tham nhũng có đề cập đến vấn đề minh bạch, kê khai và giám sát tài sản của cán bộ, công chức như một trong những biện pháp quan trọng để chống tham nhũng hiệu quả. Ở VN đã bắt đầu đặt ra yêu cầu kê khai tài sản của cán bộ công chức, theo ông, liệu quy định này có thể được thực hiện trong thời gian tới?

- Để cụ thể hoá Pháp lệnh chống tham nhũng thì chúng ta đã có quy định về kê khai tài sản. Gần đây, chúng ta cũng có các văn bản quy định những người ra ứng cử ĐB HĐND phải kê khai tài sản. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng.

Rõ ràng, việc kê khai và minh bạch tài sản là rất cần thiết. Nhưng chúng ta mới chỉ có quy định kê khai tài sản của cán bộ, công chức, còn việc đánh giá, phân tích mối quan hệ giữa khối lượng tài sản với hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức thì chúng ta chưa đặt ra. Tôi cho rằng, để phục vụ cho cuộc chiến chống tham nhũng hiệu quả hơn, sắp tới chúng ta phải có một quan điểm rõ ràng, thống nhất về vấn đề kê khai tài sản và yêu cầu công chức chứng minh về tính hợp pháp trong tài sản của họ, nhất là khi có sự thay đổi đột ngột về tài sản.

- Trong Công ước cũng có nói tới việc thành lập cơ quan tình báo tài chính để kiểm soát các giao dịch có dấu hiệu bất hợp pháp, tức là một khía cạnh của giám sát?

- Mục đích tham nhũng suy cho cùng là mục đích tư lợi. Cho nên, việc kiểm soát các hoạt động tài chính bất thường có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đấu tranh phòng ngừa tham nhũng. Đây cũng là yêu cầu chung, biện pháp chung mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng. Tuy nhiên, việc thành lập một cơ quan tình báo tài chính trong thời điểm hiện tại mới chỉ đặt ra để chúng ta nghiên cứu. Còn thì chưa thể có cơ sở để khẳng định trong thời gian tới chúng ta sẽ thành lập cơ quan kiểu này.

  • Việt Lâm (ghi)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,