Cần có cơ quan điều tiết khai thác hạ tầng đường sắt
22:33' 25/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Đây là ý kiến của Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khi thẩm tra về dự án Luật Đường sắt.

ĐB Quốc hội nghe trình bày dự án luật tại Hội trường.

Chiều 25/11, Quốc hội đã nghe Chính phủ đã trình ra 2 dự án: Luật Đường sắt; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

Chưa thể tách ngay hạ tầng đường sắt với kinh doanh vận tải?

Trong báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường sắt, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Hồ Đức Việt nhận xét, sự phân định giữa quản lý, khai thác hạ tầng với kinh doanh đường sắt chưa rõ, rành mạch. Kết cấu hạ tầng đường sắt Nhà nước giao cho DN quản lý nhưng lại có quy định ''Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý hạ tầng đường sắt''. Điều này dễ dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa DN của Bộ này và DN ngoài Bộ.

Theo ông Việt, có ý kiến cho rằng kết cấu đường sắt yếu kém, lạc hậu chưa đủ điều kiện tách ra khỏi kinh doanh vận tải. Việc tách rời có thể dẫn đến nguy cơ phá vỡ tính thống nhất giữa kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải, gây sự đình trệ trong hoạt động vận tải đường sắt.

Nhưng có ý kiến ngược lại: Cần sớm thành lập một công ty hoạt động độc lập duy tu, bảo dưỡng hạ tầng đường sắt, phân bổ biểu đồ chạy tàu, kinh doanh các sản phẩm hạ tầng đường sắt thông qua thu phí để mọi cá nhân tổ chức đều bình đẳng khi tham gia kinh doanh vận tải đường sắt.

Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường tán thành cần tách bạch kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải đường sắt. Đồng thời, cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải với chức năng quản lý kinh doanh của DN. Giao cho Chính phủ quy định cụ thể việc đổi mới này theo một lộ trình thích hợp, đồng bộ với quá trình đổi mới các DN đường sắt của nhà nước.

Về lâu dài, theo Uỷ ban này, cần có một cơ quan độc lập (tương tự như cơ quan điều tiết điện lực) điều tiết việc khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt giữa các DN vận tải đường sắt, giữa DN vận tải và DN kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.

Bộ, ngành, địa phương không được ký kết điều ước quốc tế!

Theo dự thảo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, chỉ có Chủ tịch Nước và Chính phủ có thẩm quyền ký kết các điều ước quốc tế. Còn TANDTC, VKSTNDTC, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp ở Trung ương chỉ được phép ký thảo thuận quốc tế, mà không phải là điều ước quốc tế.

Ngoài việc ký kết điều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc phải sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH phải xin ý kiến các cơ quan này, trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Mão yêu cầu việc đàm phán, ký kết có điều khoản chưa được văn bản của các Quốc hội, UBTVQH quy định cũng phải xin ý kiến.

Theo ông Vũ Mão, Vai trò của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội không chỉ thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc thực hiện điều ước quốc tế mà cần phải quy định rõ giám sát tối cao đối với cả đề xuất, đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế. Để thực hiện điều này, cần bổ sung vào dự luật quy định về trình tự, thủ tục giám sát và hậu quả pháp lý của việc giám sát.

Ông Vũ Mão kiến nghị Ban soạn thảo bổ sung chương ''Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và công tác giám sát''.

Dự án luật này sẽ được xem xét thông qua vào kỳ họp giữa năm 2005, theo ý kiến cơ quan thẩm tra, luật nên có hiệu lực ngay từ ngày công bố.

  • Văn Tiến
Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ráo riết phát hiện, xử lý vi phạm ĐTXD cơ bản! (25/11/2004)
Đại biểu QH vẫn quan tâm đến giá thuốc (24/11/2004)
Khi nào VN có cơ quan tình báo tài chính? (24/11/2004)
Kiểm toán Nhà nước sẽ do Quốc hội thành lập! (23/11/2004)
Tham nhũng sẽ "nóng" tại Hội nghị CG 2004? (23/11/2004)
Đa số ĐB muốn Kiểm toán nhà nước thuộc QH! (23/11/2004)
Bị thu giấy phép nếu vi phạm hành chính quá 3 lần (23/11/2004)
Cần đưa vào luật quy định quốc phòng làm kinh tế! (22/11/2004)
Sẽ mở cửa cho nước ngoài kinh doanh vận tải biển! (19/11/2004)
BL Dân sự: Cơ quan công quyền lợi nhưng... dân thiệt? (19/11/2004)
Cần bổ sung quyền hiến tặng bộ phận cơ thể người! (18/11/2004)
2.390 Cựu chiến binh là Giám đốc doanh nghiệp (17/11/2004)
Bộ trưởng KH-ĐT: Tôi không vô cảm với thất thoát... (17/11/2004)
MTTQVN phải xây dựng được thiết chế giám sát xã hội (17/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang