221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
548978
"Cơquan chống tham nhũng nên do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
'Cơquan chống tham nhũng nên do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo'
,

(VietNamNet) - ''Ở ta nên kết hợp giữa Thanh tra Chính phủ với cơ quan điều tra của Bộ Công an thành cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng thường trực là Uỷ viên Bộ Chính trị''.

Ông Tạ Hữu Thanh.

Ông Tạ Hữu Thanh, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Nhà nước (nay gọi là Thanh tra Chính phủ), người đã từng ''chấp bút'' cho Pháp lệnh Chống tham nhũng, đã có cuộc trao đổi với VietNamNet, nhân Quốc hội vừa đưa dự án Luật Chống tham nhũng vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005.

Chồng làm Bộ trưởng, vợ không được làm việc dưới quyền quản lý!

Ông Thanh nói: ''Tất cả hành vi tham nhũng, các biện pháp phòng ngừa, quy định việc gì được làm, không được làm trong Pháp lệnh chống tham nhũng đã quy định hết! Bây giờ xây dựng Luật Chống tham nhũng có khác! Thứ nhất, luật hoá mô hình tổ chức của cơ quan chống tham nhũng. Thứ hai là đưa vào luật quyền năng của cơ quan này.

Chỉ có một vấn đề, các nước phòng ngừa cả những người có liên quan đến người có chức vụ quyền hạn, gọi là quan hệ trực hệ, thì trong Pháp lệnh của mình chưa điều chỉnh. Nếu có luật mới chống tham nhũng phải điều chỉnh kể cả đối với những người có quan hệ trực hệ với người có chức vụ quyền hạn''.

- Xin ông cho biết cụ thể hơn?

- Thí dụ như anh làm Bộ trưởng, trong Pháp lệnh chống tham nhũng hiện nay thì vợ con, bố mẹ không được làm việc liên quan đến chức vụ quyền hạn quản lý của anh. Còn các nước khác, anh làm bộ trưởng thì vợ, con cái trực hệ với anh không được làm cả những việc khác! Cái này mình chưa điều chỉnh! Trong quá trình soạn thảo Pháp lệnh, tôi là người nêu vấn đề này nhưng do hoàn cảnh điều kiện của mình nên phải tính toán từng bước.

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc:

Hiện nay chúng ta có cả bộ máy đủ sức chống tham nhũng. Thứ nhất là Bộ Công an, trong Bộ này có hệ thống cơ quan điều tra. Chúng ta có VKSNDTC với cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương làm nhiệm vụ khởi tố, công tố. Chúng ta có hệ thống toà án khắp cả nước. Tại sao không huy động được? Ta phải kiểm điểm tại sao các cơ quan này chống tham nhũng chưa có hiệu quả! Họ bất lực hay có lực cản nào hạn chế họ! Phải làm cho ra chỗ đấy! Nói chung để chống tham nhũng phải có quyết tâm chính trị, ý chí nhà nước. Từ đó mới cần đến cơ chế, cơ chế mà không có quyết tâm thì cũng không hiệu quả!

Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng: "Đặt ở Chính phủ hay QH đều được"

- Ông có nói sắp tới sẽ đưa vào luật quy định về cơ quan chống tham nhũng. Theo ông, cơ quan này nên đặt ở đâu, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn sẽ như thế nào?

- Ở đây gọi là cơ quan chuyên trách chống tham nhũng. Cơ quan chuyên trách điều tra tất cả những hành vi, đối tượng có tham nhũng. Theo tôi, cơ quan này đặt ở Chính phủ hay Quốc hội đều được! Bởi vì mô hình các nước khác, họ đa đảng cho nên phải đặt ở Quốc hội hoặc một chỗ nào đó. Nhưng mà ta một Đảng cầm quyền duy nhất thì chỉ có sự phân công phối hợp. Đặt ở Chính phủ hay Quốc hội đều dưới sự lãnh đạo của Đảng! Cho nên không câu nệ phải đặt ở Quốc hội mới khách quan!

- Nếu cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ, thì sẽ ở Viện kiểm sát hay Thanh tra Chính phủ?

- Viện kiểm sát mang tính chất công tố. Chính vì thế, Viện kiểm sát chỉ điều tra trong lĩnh vực tư pháp chứ không điều tra rộng. Ở ta nên kết hợp giữa Thanh tra Chính phủ với cơ quan điều tra của Bộ Công an. Hai bộ phận này kết hợp với nhau trở thành cơ quan chuyên trách chống tham nhũng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng thường trực là Uỷ viên Bộ Chính trị.

- Công ước quốc tế về tham nhũng Việt Nam đã tham gia có đề cập thành lập cơ quan tình báo tài chính?

- Thật ra gọi là tình báo tài chính không đúng với thuật ngữ của nước ngoài! Tuỳ từng nước, Trung Quốc gọi là Bộ Giám sát, hay Ai Cập là Cơ quan giám sát Ai Cập. Những cơ quan này chuyên trách giám sát. Ta gọi là cơ quan thanh tra, không có nghĩa chỉ có cơ quan thanh tra nhà nước mà còn rất nhiều tổ chức tranh tra. Như là cơ quan điều tra của công an.

Phát hiện tiêu cực, tham nhũng: Cái gốc vẫn là dân chủ và minh bạch!

- Trong báo cáo về kinh tế - xã hội của Thủ tướng trước Quốc hội đề cập các cơ quan không tự phát hiện ra tiêu cực tham nhũng mà nhiều vụ việc do báo chí mà ra. Có cơ chế nào để khắc phục tình trạng này, thưa ông?

- Cái gốc vẫn là dân chủ và minh bạch! Nếu mà dân chủ, minh bạch trong nội bộ cơ quan, mọi thứ đều công khai hết thì có tác dụng phòng ngừa rất lớn! Nếu có tiêu cực phát hiện ra ngay! Nhưng mà ta hiện nay công khai, minh bạch trong từng nội bộ cơ quan rất hạn chế. Tôi nghĩ phải đưa vào luật công khai minh bạch! Chính phủ vừa rồi đưa ra những chuyện đó là bước đầu của việc công khai minh bạch trong nội bộ.

- Vậy Luật chống tham nhũng sẽ có những quy định đòi hỏi công khai, minh bạch?

- Muốn phòng ngừa thì tất cả các luật đều phải ghi, chứ không phải chỉ ghi trong Luật chống tham nhũng! Đặc biệt là vấn đề kinh tế, tài chính phải rõ ràng công khai, minh bạch! Anh thu được bao nhiêu, của những ai, anh phải công khai.

Nếu chống tiêu cực trong ngành thuế thì rõ ràng tất cả những người buôn bán, ai nộp thuế bao nhiêu, ghi thành danh sách công khai cho quần chúng kiểm tra. Anh ngồi bán gần tôi, không lý gì thuế anh nộp lại thấp hơn tôi. Công khai, minh bạch để cho người ta phát hiện và đồng thời không có gian lận, gian dối trong định thuế và thu thuế.

Can thiệp chỉ mang tính chất cá nhân!

- Trong hội nghị của Uỷ ban quốc gia phòng chống tội phạm, một đồng chí lãnh đạo Bộ Công an phản ánh, vẫn có sự can thiệp của quan chức vào một số vụ án?

- Can thiệp phải nói là có, nhưng trong phạm trù quan hệ tình bạn, tình anh em gia đình, họ hàng hay là mối quan hệ cá nhân. Ở Việt Nam mối quan hệ này nhiều khi đặt cao hơn mối quan hệ về xã hội hay mối quan hệ về công quyền. Chưa có ai đứng ra với vai trò là Thủ tướng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Chính trị hay Ban Bí thư hay Bộ trưởng can thiệp vào việc đó.

Cũng có thể đồng chí lãnh đạo có mối quan hệ tốt hơn với đồng chí này, nên bảo ''có việc này việc kia, giúp được nó thì giúp''. Đấy vẫn mang tính chất quan hệ cá nhân!

- Nhưng rõ ràng có tác động ảnh hưởng?

- Can thiệp cá nhân rất có tác dụng! Theo tôi nghĩ, Luật Chống tham nhũng điều chỉnh phần nào những hành vi này sẽ hạn chế đến mức thấp nhất mối quan hệ không mang tính xã hội.

- Xin ông cho biết, cơ quan nào sẽ dự thảo Luật Chống tham nhũng?

- Quốc hội đưa Luật Chống tham nhũng vào chương trình rồi nên Chính phủ sẽ giao cho Thanh tra Chính phủ cùng với Bộ Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Bộ Tư pháp phối hợp, tham gia. Trước đây ở Thanh tra, tôi đã chủ trì Pháp lệnh Chống tham nhũng.

  • Văn Tiến
    thực hiện

Ý kiến của bạn về vấn đề này:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,