221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
549746
2005: TP.HCM tạo biến chuyển mạnh chống lãng phí
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
2005: TP.HCM tạo biến chuyển mạnh chống lãng phí
,

(VietNamNet) - CT UBND TP.HCM Lê Thanh Hải đã phát biểu như vậy tại hội nghị lần thứ 19 ban chấp hành Đảng bộ TP ngày 30/11.

Soạn: AM 208292 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Toàn cảnh hội nghị.

Theo ông Lê Thanh Hải, năm 2005 với nhiều lễ kỷ niệm trọng đại sẽ là dịp để phát động các phong trào thi đua tại các cấp, các ngành thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng thời gian của cán bộ công chức cũng như trong đầu tư xây dựng và sử dụng tài sản công. Các ngành, các cấp cần đưa ra các chỉ tiêu và thi đua thực hiện đúng hoặc thậm chí vượt chỉ tiêu.

Ông Hải cho biết, nguyên nhân quan trọng của thất thoát, lãng phí là công tác quy hoạch. Công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, bộ máy còn yếu, còn làm sai. Muốn khắc phục, phải tăng cường vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý. Trong điều kiện hiện tại vẫn cần thuê các nhà tư vấn nước ngoài, nhưng phải coi đây là dịp để cán bộ cọ sát, học hỏi.

Cũng về vấn đề lãng phí, PBT thường trực Thành ủy Võ Văn Cương phát biểu: "Nên xem lại có phải đầu tư quá dàn trải hay không dẫn đến thiếu tập trung, kéo dài thời gian. Quy hoạch phải được hoàn thiện từ trước, tránh tình trạng vừa làm vừa rút kinh nghiệm gây lãng phí".

Về cải cách hành chính, ông Lê Thanh Hải nhìn nhận, năm 2004, TP đã có bước tiến nhất định trong một số khâu: thủ tục giao đất, cơ chế một cửa đối với nhà đầu tư, đưa tin học vào cải cách thủ tục... Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính cần được thể chế hóa. Phải coi yếu tố thời gian trong giải quyết công việc như một tiêu chí bắt buộc để xử lý, đánh giá, xét duyệt cán bộ.

Năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của TP tăng 11,5% (kế hoạch 11,5-12%). Đây là năm thứ tư kinh tế TP liên tiếp tăng trưởng theo xu hướng tăng dần (2001: 9,5%, 2002: 10,2%, 2003: 11,2%).

Tuy nhiên, theo PCT thường trực UBND TP Nguyễn Thiện Nhân, kinh tế TP tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng chưa cao, sức cạnh tranh của DN và sản phẩm hàng hóa trong nước còn thấp. Mặc dù bình quân đầu người tăng nhưng một số tiêu chí phản ánh chất lượng cuộc sống người dân chưa được cải thiện đáng kể, như: bệnh viện quá tải; chi phí cho y tế, giáo dục tăng...

Ông Nhân đưa ra một số giải pháp cụ thể trong năm tới, như: Phát triển các loại hình dịch vụ; Đầu tư nhanh một số khu công nghiệp mới theo các chuyên ngành điện tử, cơ khí...; Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tạo ra vùng sản xuất giống tập trung...

  • Phạm Cường

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,