221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
552194
Sắp ban hành chỉ thị tiết kiệm, chống lãng phí
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Sắp ban hành chỉ thị tiết kiệm, chống lãng phí
,

(VietNamNet) - Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong dịp Tết Nguyên đán, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng vừa giao cho Văn phòng Chính phủ dự thảo chỉ thị về vấn này để ban hành trước Tết Dương lịch.

Giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng đầu năm 2004 đạt 321,9 nghìn tỷ đồng.

Người phát ngôn của Chính phủ Nguyễn Kinh Quốc đã cho biết như vậy tại cuộc họp báo chiều 6/12, ngay sau khi Chính phủ kết thúc phiên họp thường kỳ tháng 11 diễn ra cùng ngày.

Hội họp lãng phí, hình thức: Báo đưa lên Thủ tướng sẽ xem xét, xử lý!

Ông Quốc nhấn vào điểm quan trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng ''ném đá ao bèo'', có chỉ thị ban hành nhưng tình trạng quà tặng, hội họp lãng phí cuối năm vẫn không hề thuyên giảm.

Người phát ngôn của Chính phủ đã chuyển đến báo chí ý kiến của Thủ tướng. ''Báo chí nếu tham dự cuộc họp nào thấy phô trương, lãng phí, hình thức thì đăng lên báo hoặc báo với tôi, tôi sẽ có trách nhiệm báo cáo lại với Thủ tướng. Nếu vụ việc thực 100% như phản ánh của báo chí thì người có trách nhiệm sẽ bị xử lý'', ông Quốc nói.

Phiên họp thường kỳ tháng 11 của Chính phủ cũng đã bàn đến lương, vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm. Theo ông Quốc, hiện nay chỉ vướng ''một vấn đề nhỏ'' nhưng ông không nói rõ là gì (?). Khi các nghị định hướng dẫn về lương được ban hành và có hiệu lực, điều chỉnh lương sẽ được thực hiện. Người thuộc diện điều chỉnh lương vẫn được truy lĩnh từ tháng 10/2004.

Việc tổ chức đón Tết nguyên đán sắp tới phải đảm bảo tiết kiệm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2004 tăng 0,2% là một dấu hiệu tích cực. Chính phủ đã giao cho Bộ Thương mại chuẩn bị sẵn sàng lượng hàng hoá đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong dịp Tết Nguyên Dán sắp tới, tránh gây ra những biến động lớn về giá cả. Bộ này cũng có trách nhiệm theo dõi diễn biến giá cả, đề xuất với Chính phủ các giải pháp bình ổn giá trong trường hợp có biến động bất thường.

Bức tranh kinh tế năm 2004 sáng sủa!

''Bức tranh kinh tế năm 2004 là sáng sủa, tạo điều kiện thuận lợi và tiếp sức cho thực hiện kế hoạch năm 2005'', ông Nguyễn Kinh Quốc dẫn lời của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị thường kỳ tháng 11 của Chính phủ. Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP năm 2004 đạt 7,6%, đạt kế hoạch đặt ra (7,5-8%).

Một số điểm sáng của ''bức tranh'' như: Giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng đạt ở mức cao, 321,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực ngoài quốc doanh tăng 22%, đầu tư nước ngoài tăng 15,1% và khu vực DN nhà nước kém nhất, 12,3%. Xuất khẩu 11 tháng ước đạt 23,6 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ, trong đó DN đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13 tỷ USD, tăng gần 42,7%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (thực hiện và đăng ký mới) 11 tháng đều đạt mức cao nhất so với cùng kỳ, kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1998) đến nay. Từ đầu năm đến 20/11, số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 3,775,2 truệu USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 0,1%). Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 6,1%, hoàn thành sớm kế hoạch đặt ra. Khu vực đầu tư nước ngoài, doanh thu tăng 30,5%, xuất khẩu tăng 36,9%, nộp ngân sácg đạt 728 triệu USD, tăng 32,4%, đang tạo việc làm cho 734 nghìn lao động.

Tính đến cuối tháng 11, cả nước có khoảng 32.281 DN đăng ký kinh doanh mới với tổng vốn đăng ký trên 63.732 nghìn tỷ đồng, tăng 29% về số DN và 26,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2003.

Khu vực kinh tế Nhà nước kém nhất!

Tuy nhiên, Chính phủ cũng đánh giá kinh tế - xã hội có một số khó khăn như đổi mới, sắp xếp DN nhà nước chậm trong khi giá trị sản xuất công nghiệp và thu ngân sách từ khu vực DN nhà nước kém nhất; tai nạn giao thông gia tăng; các tỉnh miền Trung đang chịu hậu quả của lũ lụt...

Riêng về đổi mới, sắp xếp DN nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở các bộ ngành đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 187 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó nhiều vấn đề vướng mắc về cổ phần hoá được tháo gỡ.

Ông Quốc cho biết, sắp tới Chính phủ sẽ có phiên họp mở rộng để bàn Chương trình hành động năm 2005, triển khai và cụ thể hoá các Nghị quyết của Quốc hội. Hiện tại, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành địa phương triển khai ngay việc giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 cho các đơn vị kinh doanh và hành chính sự nghiệp trực thuộc.

Cũng trong phiên họp thường kỳ ngày 6/11, Chính phủ cũng đã bàn về chính sách năng lượng quốc gia, trong đó có nguồn năng lượng nguyên tử; dự thảo Nghị định quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,