(VietNamNet) - Hàng trăm độc giả VietNamNet đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của Chủ tịch QH Nguyễn Văn An về việc yêu cầu cơ quan của QH và các Bộ ngành thực hiện quy định từ nay cấp dưới không đến nhà cấp trên chúc Tết. Chúng tôi xin trích lược một số ý kiến tiêu biểu.
Chúc Tết - phong tục truyền thống của các nước Á Đông - đang bị những động cơ xấu làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp. |
Nên nhân rộng ở tất cả cơ quan nhà nước
Độc giả Phan Văn, email: ineedconfident@yahoo.com
Quốc Hội ra quy định vậy rất đúng, các cán bộ nhà nước ta thường lấy cớ dịp Tết hay ngày giỗ các cấp trên để tặng quà. Đó là một căn bệnh, trở thành thói quen và có thế là thành lệ...
Độc giả Peter Mai, địa chỉ SACRAMENTO, USA, email: pm6906@yahoo.com
Là người đã sống ở nước ngoài trên 30 năm, tôi rất vui mừng và hoan nghênh tuyên bố của ông Chủ tịch QH Nguyễn Văn An. Ở những nước phương Tây, trong những ngày lễ tết người ta thường điện thoại, email hoặc gửi thiệp chúc mừng chứ không bao giờ có chuyện đến nhà như vậy.
Độc giả Nguyễn Thị Thắm, Địa chỉ 40/37/24 nguyễn Tất Thành-BMT- ĐL, email: doanthethuan@yahoo.com
Tôi thấy Ông Nguyên Văn An Chủ tịch QH nói là "đi xe tốn nhiên liệu - mua quà là tiền của dân - mà mua quà đến nhà thi làm phiền cho Lãnh đạo" thật chí lý. Theo ý tôi, đây là câu nói hay nhất của các cấp Lãnh đạo trong năm 2004. Tôi cảm thấy rất khâm phục câu nói của Chủ tịch QH Nguyễn Văn An. Chúc Chủ tịch sức khoẻ để dốc hết năng lực ra giúp nước.
Độc giả Nguyen Manh Thong, địa chỉ Dien Luc Khanh Hoa
Tôi rất đồng tình với bài nói chuyện của Chủ tịch QH Nguyễn Văn An. Một lãnh đạo cao cấp của Đảng và QH đã nói như vậy thì tôi tin rằng từ Tết năm nay trở đi các cơ quan của QH, Chính phủ và các địa phương sẽ thực hiện tốt. Như thế mới mong làm trong sạch bộ máy.
Độc giả Đậu Xuân Thủy, địa chỉ: 94/1042J, Dương Quảng Hàm, F17, GV, TP. HCM, email: thuydx@vnn.vn
"Cấp dưới không nên đến nhà cấp trên chúc Tết!" |
''Các cơ quan QH cấp dưới không lên nhà cấp trên chúc Tết. Văn phòng QH thì tất cả chuyên viên lẫn cấp vụ, cấp thứ không lên nhà Chủ nhiệm''. |
Tôi rất tán thành với ý kiến của Chủ tịch QH. Chúng ta nên phát động trong tất cả các cơ quan nhà nước, các công ty, chứ không phải riêng ở cơ quan văn phòng QH. Làm được điều này thì tôi chắc rằng khoảng 95% số nhân viên cơ quan nhà nước và các công ty quốc doanh phải nói lời cảm ơn vì có một ngày tết mà không phải lo đi chúc tết những người cùng cơ quan mà ngày nào cũng phải gặp mặt trên cơ quan rồi.
Độc giả Nguyễn Hoài Nam, email: nam_joule@yahoo.com
Ý kiến của chủ tịch QH Nguyễn Văn An thật tuyệt. Chủ tịch QH đã chỉ ra đúng chuyện mà bấy lâu nay ai cũng biết mà không dám nói ra. Thật hoan nghênh hết sức tinh thần của chủ tịch QH. Hy vọng mọi cơ quan, bộ ngành và tất cả mọi người đều có tinh thần chung như vậy.
Độc giả Trần Đình Lý, địa chỉ: Đại học Nông Lâm TPHCM, email: tdinhly@hcmuaf.edu.vn
Rất tuyệt vời khi Chủ tịch QH Nguyễn Văn An phát biểu thẳng thắn và chân tình như thế. Giá như thủ trưởng nào cũng có suy nghĩ như thế!? Thực ra, thăm nhau vào dịp Tết là một truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc ta, của nhân loại. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận và hiểu đúng bản chất của việc "thăm nhau" như thế nào? Thăm nhau, chúc tết nhau mà không vụ lợi gì cả thì rất tốt sau một năm bận rộn. Có người nói rằng: cấp dưới không đến cấp trên, vậy là cấp trên sẽ đến thăm và chúc tết cấp dưới thì sao? vấn đề là "bản chất" tốt đẹp thì mọi việc tốt đẹp. Nếu sợ rằng "dân xung quanh nhìn vào sẽ biết" khi thấy cấp dưới đến thăm cấp trên có xe cộ đậu nhiều ở ngoài, vậy thì người ta có thể đi bằng phương tiện khác, hoặc đến rồi họ cho xe chạy đi nơi khác... chờ cũng thế.
Một lần nữa, rất hoan hô quan điểm thẳng thắn và phòng ngừa tiêu cực rất có ý nghĩa của người đứng đầu Quốc hội. Hãy nhân rộng phát biểu này của Chủ tịch để mọi người ý thức được "bản chất" vấn đề là quan trọng nhất, tất cả còn lại đều là hình thức!
Quy định sẽ thành hiện thực?
Đó là mong mỏi của các độc giả VietNamNet nhưng cũng là mối lo ngại của những người quan tâm đến những nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc thực hành tíêt kiệm, chống lãng phí.
Độc giả Nguyễn Minh Đức, địa chỉ 20 Láng Hạ, email: nmd65@hotmail.com
Quy định này khó thực hiện bởi việc thăm hỏi nhau ngày Tết cũng là một truyền thống của văn hoá Á Đông. Nếu muốn thực hiện thì chúng ta thực hiện thế nào? Xử lý ra sao và liệu có kiểm soát nổi không?
Trừ khi chúng ta có được một bộ luật chống tham nhũng đủ mạnh được thực thi triệt để và có một cơ quan chống tham nhũng thực sự thì may ra cải thiện được tình hình.
Độc giả: tuansdc76@yahoo.com
Quy định rất khó thực hiện. Muốn thực hiện không phải chỉ răn cấp dưới mà cần thực hiện từ cấp trên như: từ chối nhận quà, không tiếp khách vào ngày lễ. Đó chính là đổi mới hệ tư tưởng về nhận thức ngày lễ hội đối với giới quan chức. Trong các ngày lễ tết truyền thống, tất cả các tổ chức cần đưa ra các quy định, chỉ đạo nhận thức chung về truyền thống gia đình, dòng họ. Trong mối quan hệ hành chính, cần thống nhất chỉ nhận những lời chúc tốt đẹp và thể hiện bằng văn bản và các phương tiện thông tin chung.
Độc giả Hoàng Văn Hùng, địa chỉ: số 13 /234/12 Sào Nam HN
Chúng tôi rất tán thành với ý kiến của Chủ Tịch nhưng cũng góp ý là cần phải trong sạch hoá ngày Tết chứ đừng biến những ngày này thành ngày đi lễ cấp trên. Tuy vậy, nếu không đến nhà cấp trên nhưng hình thức "lễ Tết" được thể hiện dưới hình thức khác như "phong bì" thì Chủ tịch có giải pháp nào khác không?
Độc giả Trần Đức Mạnh, địa chỉ 41/55 Lê Quýnh - Hải Phòng, email: dcnhtran@yahoo.com
Theo tôi, ý nguyện trên của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An không thể trở thành hiện thực được. Việc đến nhà nhau chúc Tết là truyền thống từ trước tới nay của dân ta nói riêng và toàn thế giới nói chung, không thể nói là nên hay không nên vì Tết không chỉ dành cho "cấp trên". Chúng ta muốn ngăn chặn là ngăn chặn cái đứng đằng sau việc cấp dưới "Tết cấp trên" kia. Mà việc này thì hoàn toàn không kiểm soát được. Vậy có làm được việc này hay không, tất cả phải tuỳ thuộc vào sự tự giác của các "sếp".
Đừng đánh trống bỏ dùi!
Độc giả Nguyễn Văn Huy, địa chỉ: Khoi Tan Phuc- P.Hương Binh-TP Vinh- Nghe An, email: huydieutra@yahoo.com
Kính gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Lâu nay, tôi thấy Quốc hội lần nào cũng họp bàn và thắc mắc của đông đảo cử tri và nhân dân là tình trạng tham nhũng tràn lan, lãng phí quá lớn, nhưng kỳ họp này đến kỳ họp khác, chúng ta vẫn thấy tình trạng này vẫn đâu vào đấy. Thiết nghĩ QH phải phân tích nguyên nhân tại sao? Chứ bàn rồi để đấy, không ai dám quyết định thì chưa thế chống được tham nhũng?
Tôi cũng rất đồng tình với quan điểm của ông Trương Đình Tuyển khi khẳng định rằng mình không có biểu hiện nào về nhận hối lộ trong đường dây chạy quota dệt may và còn nói rõ một sự việc rất thật, là khi các cán bộ ở tỉnh, công ty ra bộ thì phải có phong bao, phong bì hoặc ít ra thì cũng chiêu đãi nhà hàng này nọ...
Vì vậy, khi bản thân các vị lãnh đạo dám đứng ra chịu trách nhiệm việc mình nói và làm thì mới may ra còn chống được, chứ Bộ trưởng mà không dám chịu trách nhiệm (ví dụ mua xe quá tiêu chuẩn) ở bộ, ngành, tỉnh thì xin thôi tự nguyện đừng có làm Bộ trưởng nữa.
Bài học chẳng đâu xa, chúng ta phải học Bác Hồ -, trong mọi công việc phải Cần, Kệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư thì mới giải quyết được mội vấn đề. Phải là người có đức, có tâm thì mới làm được việc này. Bác Hồ đi đâu có muốn lãnh đạo đơn vị cơ quan biết đâu, Bác ân cần xuống thăm công nhân ăn ở ra sao (mục sở thị), hoà mình với người nông dân chân lấm tay bùn...
Nhưng cán bộ ta còn thấy xa rời quần chúng quá, nói thì hay mà làm thì chẳng được bao nhiêu. Lãnh đạo trung ương về thăm tỉnh, Tỉnh về thăm huyện thì lãnh đạo địa phương toàn dẫn đến những nơi có phong trào, thành tích, còn những nổi khổ của dân thì muốn giấu đi. Các cán bộ Trung ương, Tỉnh về thăm địa phương tự cho mình là Quan, còn lãnh đạo địa phương thì lo nhiều lúc sốt vó, vì sợ quan trên thấy cái yếu kém của đơn vị mình. Do đó sinh ra chuyện quan liêu.
Từ đó, tôi cũng mạo muội thỉnh cầu tới Quốc Hội cơ quan quyền lực cao nhất là muốn chống tham nhũng phải thực hiện:
- Công khai tài sản của các vị lãnh đạo cho dân biết để dân giám sát. Ở nước ngoài, người ta kinh doanh minh bạch, thậm chí tỷ phú người ta còn làm tổng thống, nếu phát hiện ra vi phạm thì tổng thống tự từ chức. Việc công khai xong nếu phát hiện có vấn đề như tài sản bất minh mà không giải trình được thì anh phải khẳng định rằng anh không minh bạch...
- Lương bổng của các vị Bộ trưởng tự đề xuất, nhưng phải nằm trong khung lương của Nhà nước, tính toán toàn bộ tiền lương vào điện nước, sinh hoạt, đi lại và cả quá trình tái sản xuất mở rộng cho tương đối đầy đủ, phù hợp với trọng trách của các vị nhưng cũng phải hợp lý.
- Vấn đề chống tham nhũng, lãng phí, đề nghị Đảng và Nhà nước phải mạnh tay thì may ra hạn chế được, chứ đánh trồng bỏ dùi thì hậu quả sẽ càng lớn.
Đề nghị Quốc hội quan tâm về vấn đề này để những người dân bình thường như chúng tôi yên tâm! Xin cảm ơn.
-
VietNamNet