221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
560248
Nếu cấp dưới mang quà đến, tôi sẽ khuyên họ mang về!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Nếu cấp dưới mang quà đến, tôi sẽ khuyên họ mang về!
,

(VietNamNet) - Chủ tịch UB MTTQVN Phạm Thế Duyệt đã trả lời như vậy khi được hỏi về cách ứng xử trong trường hợp cán bộ đến nhà biếu quà. Còn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bà Cù Thị Hậu trả lời: Đã có Chỉ thị cấm thì tôi không nhận nữa.

Chủ tịch UB MTTQVN Phạm Thế Duyệt:

Chủ tịch UB MTTQVN Phạm Thế Duyệt: Cấm nhưng phải thực hiện!

"Cấm là đúng thôi"

- Chủ tịch nhận xét gì về tính khả thi của Chỉ thị về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong dịp Tết Nguyên Đán 2005 vừa được Thủ tướng ban hành?

 
- Chính phủ đã ra Chỉ thị thì phải chấp hành thôi, không nên có ý kiến gì khác. Mặt trận sẽ có ý kiến và có văn bản hướng dẫn đến tất cả các cấp. Ở ta hay có kiểu dựa vào ngày lễ, ngày Tết để đi nịnh hót, chạy chọt, biếu xén cấp trên, gây bao nhiêu tốn kém cho công quỹ, trong khi phong tục tập quán tốt đẹp thì không làm. Cái đó Chính phủ ra Chỉ thị cấm là đúng thôi, thế nhưng phải thực hiện cho tốt. Thế còn cái việc thăm nhau, tôi cho đó là bình thường.

- Nếu có cán bộ cấp dưới mang quà chúc Tết đến nhà Chủ tịch, ông sẽ ứng xử thế nào?

- Nếu Tết này cấp dưới đến nhà biếu xén thì tôi khuyên họ đừng có làm thế nữa. Nếu người ta đến mình cũng chả đuổi người ta làm gì mà sẽ khuyên họ nên mang về. Tôi sẽ làm thế.

- Những năm trước thì sao ạ?

- Mọi năm người ta có cho chai rượu hay là gói kẹo, gói thuốc thì đôi khi nể cũng phải nhận, nhưng năm nay thì trước hết tôi sẽ chủ động. Mặt trận sẽ hướng dẫn để chấp hành cho nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Cái đó là phải làm. Thế còn ai người ta đến nhà thì mình phải liệu cách ứng xử cho phải mức, đừng để người ta cảm thấy nặng nề. Phải thể hiện thái độ cho nó rõ, phải thống nhất thực hiện cho rõ. Không để tình trạng lợi dụng công quỹ để biếu xén phục vụ mưu lợi riêng xảy ra nữa.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Cù Thị Hậu:

"Tốt nhất là không cho vào nhà"

- Thưa bà, bà có ý kiến gì về Chỉ thị mới này?

Bà Cù Thị Hậu: Tốt nhất không cho cấp dưới mang quà vào nhà!

- Chuyện lợi dụng Lễ Tết để biếu xén, tặng quà cấp trên vì mục đích này hay mục đích khác lẽ ra phải bỏ từ lâu rồi nhưng do làm không cương quyết nên mới kéo dài đến nay.

- Vậy bà sẽ xử sự thế nào nếu Tết này vẫn có người mang quà đến chúc Tết?

- Tất nhiên là tôi không nhận nữa. Bây giờ có quy định của Đảng rồi, có quy định của Chính phủ rồi thì các tổ chức đoàn thể phải phổ biến trong Ban Chấp hành và như vậy, đừng ai đến nhà lãnh đạo nữa.

- Nhưng nếu họ vẫn cố tình đến biếu quà?

- Để tránh trường hợp có người lấy danh nghĩa tình cảm để đến biếu xén, quà cáp, tốt nhất là không cho vào nhà.

GS.BS Hoàng Đình Cầu:

Trước làm gì có chuyện biếu xén rầm rộ như bây giờ

Quy định thì quy định thôi chứ tôi cho rằng, thực hiện nghiêm túc từ đầu đến ... cuối thì khó lắm, cần phải có thời gian. Điều căn bản nhất là phải giáo dục cán bộ, giáo dục ngay từ khi cán bộ, công chức bắt đầu bước chân vào cơ quan, đơn vị nào đó công tác. Về điều này thì vai trò của tổ chức Công đoàn trong cơ quan quan trọng lắm.

Theo tôi, để thay đổi thói quen mượn dịp Lễ Tết đến biếu xén, quà cáp cấp trên, cần phải bắt đầu từ người lãnh đạo. Nếu người lãnh đạo không thiên vị, không ưa chuyện biếu xén, không trù dập người không đến Lễ tết mình thì tự khắc thói quen đó cũng dần dần mất đi.

Trước năm 1975, tôi chả thấy ai làm cái chuyện biếu xén, quà cáp rầm rộ như bây giờ. Trước tôi từng đảm nhận cương vị Thủ trưởng (chức vụ khiêm tốn thôi), chả thấy ai phải chạy chọt, quà cáp, lo lót cả. Nhưng sau năm 75 thì bắt đầu thấy hiện tượng này và giờ thì nhan nhản khắp nơi.

Thực ra chuyện nịnh nọt, biếu xén cấp trên nó khởi nguồn từ thời xa xưa và nó diễn biến, phát triển như thế nào là do điều kiện xã hội và tuỳ theo đạo đức, quan điểm xã hội trong từng thời kỳ, giai đoạn. Và chuyện biếu xén, lễ lạt thì nước nào, thời nào cũng có. Vấn đề là khi nhận thấy mức độ nguy hại của hiện tượng, thói quen xấu này, cần kiên quyết loại bỏ.

GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu - Thành viên Hội đồng Tư vấn KH-GD của MTTQ:

"Có nhiều cách để biếu xén"

Tôi thấy chuyện đi thăm ngày Tết là phong tục tập quán rất tốt đẹp, cho nên chuyện thăm hỏi, chúc Tết nhau là chuyện bình thường. Tuy nhiên, trước nay quả là cũng có tình trạng lợi dụng cơ hội đó để làm những việc không lành mạnh. Tôi nghĩ, cấm ở đây là nên cấm hiện tượng không lành mạnh đó, chứ không phải cấm người ta thăm hỏi, chúc Tết nhau.

Chuyện cấm đến nhà thì đúng là không biết thế nào mà nói. Bởi, nếu đã có mục đích không lành mạnh, cần gì đến nhà. Nếu họ đã quyết tâm thực hiện mục đích không lành mạnh của mình thì sẽ có rất nhiều cơ hội để thực hiện: từ bố trí chỗ gặp, thông qua trung gian, qua con cháu, họ hàng lãnh đạo của mình chẳng hạn. Tôi nghĩ cái chính là mọi người nên tự giác bằng ý thức và lòng tự trọng của mình thôi.

Tôi cũng đã từng biết một số vị lãnh đạo sau khi bất đắc dĩ phải nhận quà biếu xén đã dồn lại đấy rồi tìm cách tặng các trẻ em nghèo hoặc sung vào công quỹ. Còn chuyện làm thế nào để phân biệt được động cơ người đến nhà lãnh đạo vì tình cảm hay vì mục đích biếu xén để đạt được cái gì đó thì rất khó. Tôi cho là Chỉ thị của Thủ tướng cũng chỉ cấm hành động nhân dịp Lễ Tết đưa hối lộ chứ không cấm chuyện đi thăm nhau, chúc Tết nhau, đúng không?

Hối lộ và nhận hối lộ bao giờ cũng xấu cả. Bây giờ xã hội phổ biến hiện tượng này, nảy sinh lề thói làm gì cũng phải đưa tiền. Tôi cho rằng, bản thân những người đưa tiền, trong nhiều trường hợp cũng cảm thấy rất ngượng ngùng nhưng vì đó là lề thói thì biết làm thế nào? Vì vậy, việc sửa đổi lề thói này phải được tiến hành đồng bộ từ cả hai phía: cấp trên và cấp dưới, lãnh đạo và nhân viên chứ không chỉ riêng đối tượng nào cả. Với vai trò giám sát, Mặt trận chỉ có thể vận động nhân dân chứ còn giáo dục thì khó.

  • Nguyệt Minh
    thực hiện

 

Độc giả hiến kế giám sát cán bộ đi "lễ cấp trên"
(VietNamNet) - "Liệu VietNamNet có thể lập website hỗ trợ Chính phủ trong việc này để đưa tên những người vi phạm lên đó?"...

Kiểm soát người đến lễ Tết nhà lãnh đạo bằng cách nào?
 

(VietNamNet) - ''Cái ta muốn chống là lợi dụng chúc Tết để cơ hội, tìm kiếm chức quyền... Muốn ngăn chặn, nhưng ra Chỉ thị rồi có kiểm soát được không?

Không được mang hoa, quà chúc Tết cấp trên!
 

(VietNamNet) - Thủ tướng vừa nghiêm cấm tổ chức liên hoan, ăn uống lãng phí; sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, tập thể để thưởng, biếu, tặng trong dịp Tết...

Bỏ thói quen "lễ cấp trên": Dân muốn thực hiện ngay!
 

(VietNamNet) - Hàng trăm độc giả đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của Chủ tịch QH Nguyễn Văn An về việc cấp dưới không đến nhà cấp trên chúc Tết.

"Cấp dưới không nên đến nhà cấp trên chúc Tết!"
 

(VietNamNet) - ''Các cơ quan QH cấp dưới không lên nhà cấp trên chúc Tết. Văn phòng QH thì tất cả chuyên viên lẫn cấp vụ, cấp thứ không lên nhà cấp trên chúc Tết.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,