221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
569072
Việt kiều ngại "một cửa nhiều ổ khoá"...
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Việt kiều ngại 'một cửa nhiều ổ khoá'...
,

(VietNamNet) - Vừa kết thúc hành trình xuyên Việt, ông Lưu Văn Khương (Việt kiều Ý) hồ hởi trao đổi với VietNamNet về những kết quả đạt được qua chuyến hành trình này và bộc bạch tâm tư, nguyện vọng của một doanh nhân Việt kiều về nước làm ăn.

Xúc tiến dự án đầu tư ngay sau chuyến hành trình

Ông Lưu Văn Khương (Việt kiều Ý).

- Xin ông cho biết cảm tưởng của mình qua chuyến hành trình xuyên Việt?

- Tôi có nhiều dịp đi các tỉnh, thành ở Bắc, Trung, Nam để làm việc nhưng đây là lần đầu tiên kết hợp đi cùng với những người bạn Việt kiều về nước. Cảm xúc của tôi là sự hợp tác của anh em người Việt ở nước ngoài đã tạo thêm tác động hỗ trợ với nhau, gây một ảnh hưởng, chiều hướng tốt đối với các tỉnh. Chứng tỏ là anh em chúng tôi rất quan tâm đến đầu tư phát triển đất nước và mong mỏi các tỉnh nên chủ trương thực hiện sự hợp tác đó.

Qua chuyến đi, chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ, phổ biến thêm cho bà con người Việt ở nước ngoài và cả những người bạn ở nước ngoài có dự kiến đầu tư ở Việt Nam.

- Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng thu hút đầu tư của các tỉnh, thành?

- Mỗi tỉnh thành có những tính đặc thù riêng, Thí dụ như ở miền Trung có các nguồn khoáng sản khác nhau, titan ở Hà Tĩnh, ở Nghệ An có đá mac, cùng như ở miền Nam có sản phẩm caolanh mà chúng tôi đang quan tâm khai thác, chế biến. Sau chuyến đi này một số anh em chúng tôi cùng hợp tác với nhau trở lại để triển khai tiếp với những đối tác địa phương.

Đặc biệt, thứ hai tới (24/1), tôi hẹn với một số anh em gặp nhau tại Vinh để bắt đầu thảo luận về một dự án khai thác đá mac. Tại Hà Tĩnh sẽ thảo luận với chính quyền địa phương về khả năng xây dựng hợp tác chế biến nhựa tại cảng, tức là đưa nguyên liệu nước ngoài về đây chế biến, sau đó xuất khẩu đi...

Thông tin kêu gọi Việt kiều đầu tư về trong nước chưa được phổ biến

- Các tỉnh đã chuẩn bị sẵn các dự án mang ra mời gọi các nhà đầu tư?

- Một số tỉnh đã chuẩn bị tương đối chi tiết về dự án muốn kêu gọi đầu tư. Chúng tôi may mắn tiếp cận những hồ sơ đó. Nhưng để thực hiện được những dự án này cần bàn bạc gặp gỡ, đi đến khảo sát tại chỗ môi trường sản phẩm mà địa phương đang có nhu cầu. Như thứ hai tới, chúng tôi sẽ lên núi Quỳ Hợp (Nghệ An) để khảo sát vùng núi đá mac. Trước đây, tôi đến rồi nhưng lần này sẽ khác là có sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh, chính quyền địa phương, cũng như đường lối đầu tư của tỉnh được nêu rõ ra. Những đối tác địa phương cũng sẽ yên tâm hơn khi làm việc với chúng tôi.

- Hiện nay, nhưng thông tin về thu hút Việt kiều đầu tư, liệu bà con Việt kiều ở bên ngoài có tiếp nhận được?

- Những thông tin kêu gọi Việt kiều đầu tư về trong nước chưa được phổ biến nhiều! Đặc biệt, sau chuyến đi vừa rồi chúng tôi thấy mình hiểu biết rất ít so với những khả năng, tiềm năng đầu tư của các địa phương. Tài liệu chuẩn bị đầu tư của nhiều tỉnh lần đầu tiên chúng tôi được tiếp cận. Trước đây có nghe nói đến nhưng biết được nhiều vì không thấy tại chỗ. Trong những ngày vừa qua, chúng tôi đã tiếp cận môi trường đầu tư và đến thăm những cơ quan có khả năng làm đối tác.

Không đòi hỏi ưu đãi đầu tư, hay ưu đãi về luật lệ!

- Theo ông, làm thế nào để chuyển tải thông tin đầu tư cho người Việt ở nước ngoài?

- Thông qua những trang web. Hiện nay, cộng đồng người Việt tại Ý có một trang web phục vụ cho việc thông tin giữa trong nước và nước ngoài, giữa cộng đồng người Việt với nhau, đặc biệt là tại Ý. Với may mắn được tham hành trình xuyên Việt lần này, tôi sẽ chuyển tải tình cảm, thông tin, nhận xét của tôi đến các bạn để kêu gọi sự hợp tác của những Việt ở nước ngoài, kể cả những người bạn Ý đang có khả năng và dự kiến đầu tư ra nước ngoài.

- Anh có kiến nghị gì để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho bà con Việt kiều về trong nước cũng như đầu tư?

- Chúng tôi chỉ có nguyện vọng được đối xử như người Việt Nam bình thường, bình đẳng và không đòi hỏi ưu đãi đầu tư, hay ưu đãi về luật lệ. Chúng tôi là thành phần của cộng đồng dân tộc thì cho phép chúng tôi được đối xử như người Việt trong nước, tức là được phép đầu tư, tham gia vào các công việc Nhà nước cho phép và chịu trách nhiệm về công việc mình làm như những công dân Việt Nam. Ngay cả vấn đề mua đất, mua nhà cho người Việt ở nước ngoài cũng không nên phân biệt chỉ 4 thành phần mới được mua mà tất cả mọi người ở nước ngoài về cần mua nhà để ở thì Nhà nước nên tạo điều kiện.

Chúng tôi xin áp dụng Luật Doanh nghiệp trong nước!

- Hiện tại, anh có công ty nào trong nước không?

- Từ năm 1994, tôi đã tham gia thành lập một công ty ở Đà Nẵng, gọi là Công ty Tâm Minh. Tôi tham gia Hội đồng sáng lập với tư cách là Phó giám đốc, Giám đốc là người em của tôi. Khi đó, hình thức này như đầu tư ''chui'' nhưng bây giờ chúng ta đã hợp thức hoá. Tôi nghĩ nhiều người Việt ở nước ngoài đã phải đầu tư về trong nước bán chính thức như vậy. Việc này nên chấm dứt, thể hiện tính thực tế và đóng góp của Việt kiều được phong phú, đầy đủ và hiệu quả hơn.

Những dự án sắp tới đây của chúng tôi sẽ ứng dụng Luật Đầu tư trong nước, Luật Doanh nghiệp dành cho người Việt Nam. Chúng tôi có tiêu chuẩn được đối xử như người nước ngoài hoặc đối xử như người trong nước nhưng chúng tôi thích được đối xử như người trong nước hơn. Vì vậy, chúng tôi xin áp dụng Luật Doanh nghiệp.

- Công ty của anh đã hoạt động thuận lợi và hiệu quả?

- Có nhiều thuận lợi và hiện nay chúng tôi đang khai thác và chế biến đá granite tại Đà Nẵng, đồng thời xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam ra nước ngoài. Chúng tôi xuất khẩu mặt hàng tơ tằm, sau đó tham gia đầu tư se sợi tơ tầm ở Vạn Phúc (Hà Tây), nâng chất lượng tơ sợi tại miền Bắc. Trong quá trình hơn 10 năm, chúng tôi đã tham gia xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như gốm Bát Tràng...

Hiện nay, chúng tôi xuất khẩu mặt hàng may mặc của tỉnh Quảng Bình. Vừa rồi, lãnh đạo của tỉnh Quảng Bình rất trân trọng việc mở thị trường cho sản phẩm của một tỉnh miền Trung tới các nước châu Âu. Chúng tôi cũng đã cung cấp và chuyển giao nhiều thiết bị của Ý trong lĩnh vực xây dựng, thuộc da, khai thác đá... Đó là những thế mạnh của nước Ý mà chúng tôi học tập được.

Doanh nhân Việt kiều e ngại ''một cửa nhiều ổ khoá''

- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Nguyễn Ngọc Trân có nói rằng, sắp tới sửa Luật Doanh nghiệp, sẽ cho phép Việt kiều làm tổng giám đốc công ty nhà nước. Ông nghĩ sao nếu mình được mời làm tổng giám đốc?

- Nếu khả năng và điều kiện gia đình cho phép tôi có thể chấp nhận! Nhưng khả năng điều hành một doanh nghiệp ở nước ngoài cũng khác với điều hành một doanh nghiệp tại Việt Nam. Đối với anh em chưa có kinh nghiệm chưa có hiểu biết sâu sắc tình hình Việt Nam nên có thời gian tìm hiểu, làm việc thêm! Việc này cũng phải đánh giá từng dự án một, từng lĩnh vực một mà mình có thể tham gia.

- Trong thời gian qua, ông có gặp khó khăn, ngại gì trong việc đầu tư?

- Trước đây có nhiều khó khăn nhưng mà càng ngày chúng tôi thấy có sự gần gũi, thân thiện và bình đẳng hơn. Thí dụ như trước đây, người gốc Việt Nam phải xin visa nhập cảnh vào Việt Nam, bây giờ chúng tôi có hộ chiều Việt Nam thì không phải xin visa. Đi máy bay thì cùng giá vé với bà con trong nước. Dĩ nhiên vấn còn nhiều vấn đề, như nói ''một cửa'' nhưng vẫn còn nhiều ''ổ khoá'' thì khó thực hiện lắm!

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị rất quan trọng, rất có ý nghĩa, ứng dụng được điều đó là nguyện vọng, khát khao của bà con người Việt ở nước ngoài. Nên triển khai sớm để điều đó đi vào hiện thực, không phải trên giấy tờ mà cụ thể thành luật pháp và văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành.

- Xin cảm ơn ông!

  • Văn Tiến
    thực hiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,