221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
603782
Nên quy định cấp kim tiêm sạch cho người nghiện ma tuý?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Nên quy định cấp kim tiêm sạch cho người nghiện ma tuý?
,

(VietNamNet) - Dự án Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS do Thứ trưởng Bộ Y tế thay mặt Chính phủ trình sáng 30/3 đã đưa ra giải pháp: Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su, kim tiêm sạch cho người mại dâm, nghiện ma tuý, phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cho rằng, quy định như vậy "dễ bị hiểu nhầm là khuyến khích mại dâm, sử dụng ma tuý".

Cung cấp bao cao su, kim tiêm: Không nên quy định trong Pháp lệnh!

Việc cung cấp kim tiêm sạch cho người nghiện ma tuý là một trong những biện pháp giảm thiểu tác hại liên quan đến HIV/AIDS.

Thẩm tra dự án Pháp lệnh này, Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu đã đưa ra xin ý kiến về quy định giảm thiểu tác hại liên quan đến HIV/AIDS.

Theo dự thảo Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS, các biện pháp giảm thiểu tác hại liên quan đến HIV/AIDS được hiểu là tuyên truyền trong những người nhiễm, hướng dẫn sử dụng và trao đổi bơm kim sạch, sử dụng chất thay thế ma tuý đối với người tiêm chích ma tuý; sử dụng bao cao su đối với hoạt động mại dâm.

''Đây là vấn đề rất tế nhị, nhạy cảm và cốt lõi của dự án Pháp lệnh. Tuy nhiên, giải pháp này cũng rất hiệu quả trong phòng ngừa lây nhiệm HIV. Nhưng vì liên quan đến một số đối tượng tệ nạn xã hội (nghiện ma tuý, mại dâm) nên có nhiều nước chưa hợp pháp hoá các biện pháp này ở cấp độ quốc gia mà chỉ ủy quyền cho cấp bang được tiến hành. Ở ta, hệ thống văn bản pháp luật cũng chưa thừa nhận các biện pháp này''. Bà Thu cho biết.

Theo bà Thu, trên thực tế một số địa phương đã và đang thí điểm triển khai các biện pháp này và mang lại kết quả khả quan. Trong khi đó, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế chủ trì hướng dẫn triển khai các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại liên quan đến HIV/AIDS.

Vì vậy, các quy định về vấn đề này trong Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS cần được cân nhắc giữa 2 phía, một bên là hiệu quả thực tế rất tốt của biện pháp can thiệp và một bên là những quan điểm và những vướng mắc về mặt pháp lý.

''Nếu quy định rõ ràng các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại, chắc chắc công tác phòng, chống HIV/AIDS sẽ thuận lợi và có hiệu quả, song có thể dư luận của xã hội chưa hẳn đồng tình về vấn đề này. Việc cung cấp bao cao su có thể chấp nhận được vì tác dụng KHHGĐ và tránh lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, song hướng dẫn bơm kim tiêm dễ bị hiểu nhầm sang khuyến khích sử dụng ma tuý'', bà Thu cân nhắc.

"Pháp lệnh chỉ nên quy định nguyên tắc chung về sử dụng các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại và giao Chính phủ quy định về tổ chức triển khai thực hiện" - Uỷ ban Các vấn đề xã hội quyết định.

Chồng nhiễm HIV phải ''báo cáo'' vợ

Theo Điều 3 Khoản 12 dự thảo Pháp lệnh, người nhiễm HIV phải thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ hoặc chồng biết, nếu không thông báo thì cơ sở y tế phải thông báo.

Trong báo cáo thẩm tra, Uỷ ban Các vấn đề xã hội đồng tình song lưu ý đây là vấn đề hết sức tế nhị. Lý do: ''Việc xét nghiệm HIV chủ yếu dựa trên cơ sở tự nguyện, trong đó khuyến khích xét nghiệm dấu tên. Mà cơ sở y tế không có thông tin về người được xét nghiệm thì không thể thực hiện được trách nhiệm này. Nhiều trường hợp khai tên, địa chỉ giả và thậm chí mượn tên người khác...''.

Uỷ ban này đề nghị chuyển từ ''trách nhiệm'' sang ''quyền'' thông báo của cơ sở y tế cho vợ hoặc chồng người bị nhiễm HIV và trước khi thông báo phải tư vấn cho người đó.

Uỷ ban Các vấn đề xã hội đã đề nghị nâng dự án Pháp lệnh phòng, chống HIV/AIDS lên thành Luật. Ý kiến này được UBTVQH tán thành.

Theo quý vị, nên hay không đưa trực tiếp những biện pháp phòng chống HIV/AIDS trên vào Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS?

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,