221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
627628
''Có kiểm toán mới biết mặt thật của ngân sách''
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
''Có kiểm toán mới biết mặt thật của ngân sách''
,

(VietNamNet) - Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu thẳng thắn nói như vậy tại buổi thảo luận chiều 5/5 của Quốc hội về báo cáo quyết toán ngân sách 2003 của Chính phủ: Bà cho rằng: ''Khi Kiểm toán Nhà nước về Quốc hội, cần tăng cường kiểm toán đến tất cả các bộ, ngành, địa phương''.

Quốc hội thảo luận về Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ được truyền hình trực tiếp.

Cả buổi chiều 5/5, có tổng cộng 16 ý kiến góp ý cho báo cáo quyết toán ngân sách 2003. Dự kiến báo cáo này sẽ được Quốc hội phê chuẩn bào cuối kỳ họp (ngày 15/6).

Đại biểu ngần ngại thông qua quyết toán ngân sách

Lần đầu tiên tiếp xúc khá chi tiết với thu chi ngân sách, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân (ĐB An Giang) nói lên suy nghĩ chung: ''Vừa đọc báo cáo buổi sáng nay, quyết toán ngân sách lại là vấn đề khó, nên có ít người đăng ký phát biểu''.

Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán thu chi năm 2003 ở 9 bộ, 13 cơ quan trực thuộc Chính phủ, 21 địa phương, 5 dự án đầu tư và 15 doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng chính sách. Qua đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý, làm rõ 3.313 tỷ đồng thu chi sai chế độ, Chính phủ đã xử lý, thu về cho ngân sách 2.966 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ĐB Nguyễn Ngọc Trân, nếu kiểm toán toán tất cả các bộ, ngành và 64 tỉnh thành thì số tiền sai phạm chắc chắn lớn hơn nhiều. Ông băn khoăn: ''Tranh tra ngành tài chính năm 2003 chỉ phát hiện sai phạm và xuất toán 497,1 tỷ đồng. Tranh tra sao ít như vậy so với kiến nghị của kiểm toán. Sự sâu sát thực tế của công tác thanh tra tài chính ở đâu?''.

''Tôi ngần ngại, chưa vững tin thông qua quyết toán ngân sách 2003 do tính chân thực của báo cáo. Chẳng hạn chi chưa đủ điều kiện nhưng vẫn quyết toán. Rồi những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, phúc kiểm đến đâu?'', ĐB Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình) thẳng thắn.

ĐB Nguyễn Mạnh Đức (Yên Bái) đặt ra yêu cầu ''công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền trong thu chi''. ''Chính phủ cần hạch toán và phản ánh chính xác, bao nhiêu địa phương thực hiện tốt, không tốt. Nhiều tỉnh nợ đọng xây dựng cơ bản chiếm 57,7-76%, trong khi Luật Ngân sách nhà nước khống chế tối đa 30%. Lớn như thế này rất nguy hiểm, đến lúc nào đó sẽ không kiểm soát được tình hình'', ông lớn tiếng.

Nợ xây dựng cơ bản, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh cho rằng không nên đổ lỗi hết cho địa phương. ''Tôi là đại biểu Quốc hội ở Thanh Hoá, hỏi lãnh đạo tỉnh mới biết tất cả dự án đếu ''có giấy'' của Bộ Giao thông Vận tải hoặc Bộ Kế hoạch Đầu tư''. 

Chống thất thoát, tham nhũng, ''bánh'' ngân sách sẽ đầy đặn

Nợ thu nội địa đến 31/12/2003 là 2.906 tỷ đồng, mới truy thu được 960 tỷ. Trong khi nợ thuế xuất nhập khẩu đến cùng thời điểm này lên đến 3.490 tỷ đồng. ''Đối chiếu với tổng thu ngân sách thì con số này không nhỏ, vi phạm chính sách thu không thể xem nhẹ. Thuế và hải quan nói đang kiểm tra, truy thu nhưng đến năm hơn một năm không biết thế nào?'', ĐB Vũ Ngọc Cừ (Lào Cai) cật vấn.

Liên quan đến ngành thuế, ĐB Lê Doãn Hợp (Nghệ An) cho biết: ''Tỉnh tôi có huyện thu chỉ đủ trả lương cho cán bộ thuế''. Theo ông nên tỉnh giản bộ máy thu thuế, công khai hoá cách tính thu thuế, tăng cường sự giám sát của các thành phần kinh tế, của dân để chống thất thu và tiêu cực của cán bộ thuế.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Đặng Văn Thanh khẳng định: ''Quốc hội ra nghị quyết về thu chi ngân sách là pháp luật, nhiều tỉnh cho chi 1 nhưng thành 2,3 là không được''. Theo ông, ''bệnh'' là ở chỗ dự toán không sát thực tế, định mức bất cập, kỷ luật ngân sách không nghiêm. ''Tăng chi Chính phủ phải xin Quốc hội điều chỉnh chứ như thế này thì không nghiêm'', ông tỏ thái độ. Đại biểu Vũ Ngọc Cừ hưởng ứng: ''Chi sai mục đích, vượt tiêu chuẩn Chính phủ đã xử lý đến đâu? Người đứng đầu duyệt chi sai xử lý như thế nào? Xử lý nghiêm hay chỉ rút kinh nghiệm, phê bình?''

''Làm sao cho bánh ngân sách to ra, mập mạp ra? Trách nhiệm tăng thu ở đâu, chính là ở chỗ chống thất thoát. Thất thoát, lãng phí, tham nhũng do tiền ngân sách rơi ra'', ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Nông) nói ví von nhưng bày tỏ được sự thực.

Năm 2003, 35% học phí, viện phi được trích ra để bổ sung vào lương trả cho giáo viên, cán bộ y tế. Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu (Tiền Giang) phân biệt: ''Học phí, viện phí tuy có gắn chữ ''phí'' nhưng không thuộc phải phí hay lệ phí mà Pháp lệnh phí và lệ phí điều chỉnh. Hàng ngăn tỷ đồng này quản lý ngoài nhân sách thì không rõ ràng cho lắm!''. Bà đề nghị nếu quyết toán ngân sách năm 2004 thì đưa khoản tiền này vào nguồn thu của ngân sách để tính toán thu, chi.

''Quyết toán ngân sách năm 2004, Kiểm toán Nhà nước lúc đó về Quốc hội, cần tăng cường kiểm toán đến tất cả các bộ, ngành, địa phương. Có kiểm toán đối chiếu mới ra mặt thật của ngân sách!''. Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đồng tình và hy vọng: ''Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán tất cả báo cáo thu chi ngân sách trước khi HĐND các cấp và Quốc hội thông qua. Như thế, quản lý ngân sách sẽ tốt hơn!''.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được, cả ngày mai Quốc hội làm về Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ được truyền hình trực tiếp cho cử tri cả nước theo dõi.  

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,