221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
649006
Năm 2008, sẽ không còn lo thiếu điện?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Năm 2008, sẽ không còn lo thiếu điện?
,

(VietNamNet) - Với tốc độ xây dựng có năm tới 8-10 nhà máy điện, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng nghĩ rằng đến năm 2008-2010 có thể đáp ứng được nhu cầu điện.

Ông Đào Văn Hưng.
Ông Hưng đã có cuộc trao đổi với báo giới bên lề hành lang Quốc hội sáng 24/5.

- Ông có cho rằng, để xẩy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng hiện nay có phần trách nhiệm của ngành điện ở chỗ lệ thuộc quá nhiều vào thuỷ điện và xây dựng các nhà máy phát điện mới chậm tiến độ?

- Trước hết phải nói như thế này! Năm 2001, EVN đã nhận định được tình hình và đã đề xuất với Chính phủ xin một cơ chế đặc biệt để làm đường dây 500kV mạch 2. Có như vậy bây giờ ta mới có thêm 4 triệu KWh/ngày. Thời gian vừa rồi làm rất cấp bách, hầu như công nhân phải leo trên cột 3 ca, kể cả ban đêm.

Lý giải việc cắt điện không đúng như lịch công bố, ông Đào Văn Hưng nói: ''Hiện nay ở miền Bắc sa thải 9-10% lượng điện năng hàng ngày, riêng Hà Nội thì khoảng 4-5%. Đã ra lịch (cắt điện) như thế rồi thì thực hiện theo lệnh đó. Tuy vậy, trong quá trình thao tác cũng có những đường dây bị quá tải. Những nhánh phụ tải nào không quan trọng buộc phải sa thải để kịp cứu chứ không máy vượt tần số cho phép thì cũng tự cắt. Cũng giống như 10 người cùng khiêng vật gì đó, một ông buông ra thì những ông khác không thể nào gánh nổi cứ thế phải buông ra''.

Thứ hai, ngành điện đầu năm 2004 đã chủ động đàm phán với Trung Quốc để mua điện vì đã nhận định trước tình hình.

Việc thứ ba, chúng ta phải nhìn nhận chung việc hồ thủy điện Hoà Bình hoặc một hồ thủy điện nào đó trên thế giới cạn nước đều dẫn đến nguy cơ thiếu điện. Nhưng để khắc phục được tình trạng này thì không thể đầu tư một nhà máy điện để ''chờ'' xẩy ra sự cố. Không thể bỏ 2,5-3 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy cứu được công suất thủy điện Hoà Bình trong 5-10 ngày như hiện nay. Không có nhà nước, không có doanh nghiệp nào đứng ra làm việc như vậy.

Na Uy, Phần Lan, New Zealand... đầu tư đến 80-90% là thuỷ điện, như Na Uy là  100%. Người ta cũng đưa ra một nguyên tắc điều hành: Nếu như tần suất nước về từ 70% trở lên thì hầu sẽ phải cắt điện. Đó là việc phải xẩy ra và thiệt hại do cắt điện so với việc đầu tư nhà máy đảm bảo 100% công suất để cứu những ngày hạn thì không ai làm cả. Vì như vậy rất thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư quá lớn mà nhà máy nằm chờ.

Bây giờ mình đặt câu hỏi tương tự, tại sao nhà ở Việt Nam hay các nước có động đất không tính đến động đất cấp 8, cấp 9 mà phải để cho nó sập. Có thời điểm dẫn đến chết người nhưng không thể đầu tư một vốn quá lớn chống động đất hoặc hiện tượng sóng thần. Những cái thuộc về thiên tai, chúng ta chỉ phòng và chống ở mức độ nào đó cho phép.

- Nhưng việc thiếu điện không giống như thiên tai, trường hợp này có lỗi nào do quy hoạch điện chưa được đảm bảo?

- Tổng sơ đồ điện chúng tôi đã điều chỉnh lần thứ 2. Với tốc độ xây dựng như thế này thì tôi nghĩ vào vào năm 2008-2010 có thể đáp ứng được nhu cầu điện. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận thế giới xung quanh, nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan... hiện đang thiếu năng lượng như chúng ta. Bởi vì với một tốc độ phát triển kinh tế như thế này, thì việc xây dựng các nhà máy điện để đuổi theo kịp là một việc khó.

Ví dụ bây giờ trời nắng nóng thì mỗi người bỏ tiền ra mua một cái điều hoà thì tự nhiên phụ tải tăng 50%, Nhưng ngành điện không thể bỏ tiền xây ngay một nhà máy điện chỉ trong thời điểm 2-3 ngày được mà phải mất 4-5 năm. Ví dụ, việc cung cấp điện cho tỉnh Bình Dương cho thấy một bài học rất lớn. Bình Dương hiện nay tăng 40% phụ tải nhưng ngành điện không thể lao theo kịp tốc độ đó được. Bởi vì nhà máy xây 1-2 xong thì sử dụng điện. Nhưng nhà máy điện thì không thể như thế, thường chậm một nhịp 1-2 năm. Những quy hoạch vừa rồi đều đã đưa một tốc độ xây dựng rất cao, có năm khởi công đến 8 -10 nhà máy điện. Chưa có giai đoạn nào làm như thế này cả! Nhưng phải có thời gian thì mới đuổi theo kịp nhu cầu sử dụng điện.

- Thủy điện Sơn La thì sau khi hoàn thành có giải quyết vấn đề này không, thưa ông?

- Đã có nhà máy thuỷ điện Sơn La thì không xẩy ra tình trạng này. Bởi vì thuỷ điện Sơn La tích được 9 tỷ m3 nước ở trên đó. Nó sẽ phát điện sau đó nước đưa về thủy điện Hoà Bình phát lại một lần nữa rất là tốt.

- Có ý kiến làm nhà máy điện hạt nhân...?

- Nhà máy điện hạt nhân cũng nằm trong quy hoạch nhưng hiện nay thì ngành điện đang làm báo cáo tiền khả thi.

  • Văn Tiến ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,