221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
658316
Bộ trưởng Công nghiệp nghe 2 giờ, trả lời 30 phút
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Bộ trưởng Công nghiệp nghe 2 giờ, trả lời 30 phút
,
Soạn: AM 432459 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải.

(VietNamNet) - 28 vị đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải. Các chất vấn tập trung vào 3 mảng lớn là công nghiệp chế biến, điện và Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. 

Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang): Nhân dân yêu cầu QH, Chính phủ cần làm rõ ngân sách Nhà nước đầu tư vào xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là bao nhiêu, đồng thời, phải đánh giá xem dân được cái gì, thiệt hại cái gì. Nếu cần thiết, phải công khai xin lỗi dân?

Việc thiếu điện trong thời gian qua đã gây thiệt hại không nhỏ cho kinh tế nước nhà, trách nhiệm chủ quan của Bộ trưởng Công nghiệp đến đâu? Bộ trưởng có ý tưởng gì phát triển công nghiệp điện trong tương lai?

Đại biểu Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Bình): Quyết định xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đem lại kỳ vọng rất lớn cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các tỉnh miền Trung. Nếu nhà máy được thực hiện đúng tiến độ, sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, công ăn việc làm cho khu vực miền Trung. Nhưng lại chậm tiến độ tới 7 năm, QH và Chính phủ cần phân tích đầy đủ nguyên nhân để khắc phục ngay.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chậm trễ song quan trọng nhất là trách nhiệm quản lý Nhà nước trong việc thực hiện NQ của QH về xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất. 7 năm chậm trễ trôi qua nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa giao trách nhiệm quản lý Nhà nước một cách rõ ràng, cụ thể cho Bộ, ngành, cơ quan nào. Thủ tướng Chính phủ cần phải giải trình trước QH về vấn đề này.

Nếu không khắc phục được tình trạng chậm trễ trên, QH có tiếp tục đầu tư nữa không. Nếu có thì làm thế nào để khắc phục được chồng chéo trong quản lý để quy trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành đơn vị?

Đại biểu Lý Văn Hạnh, Quảng Ngãi: Thay vì đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu này đã có một báo cáo dài dòng về những hiệu quả, lợi ích thiết thực mà việc đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất mang lại: đến nay, KCN này đã thu hút 50 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 500 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.500 lao động, doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng... Đại biểu này kết thúc phần báo cáo của mình bằng đề nghị QH và Chính phủ có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy.

Đại biểu Nguyễn Viết Chức (Hà Nội): "Bản thân tôi và tất cả chúng ta ngồi đây, dù ít dù nhiều cũng có khuyết điểm trong việc chậm trễ tiến độ xây dựng dự án lọc dầu Dung Quất" - đại biểu Chức bắt đầu phần chất vấn của mình bằng sự... tự vấn.

Theo đại biểu này, dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngay từ đầu đã không được chuẩn bị kỹ lưỡng thì làm sao mà không gặp khó khăn, trở ngại khi bắt tay thực hiện. Tiến độ xây dựng nhà máy đã chậm tới 7 năm, trước làm đã khó, nay còn khó hơn. Nếu QH và Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh tiến độ thì phải xem đẩy như thế nào. Nhiều cử tri là nhà nghiên cứu khoa học, nhà kinh tế phản ánh, nếu xây dựng NM Lọc dầu Dung Quất sẽ lỗ hàng trăm triệu. Tôi hỏi thật Bộ trưởng là có lỗ không, nếu có thì lỗ bao nhiêu? Đại biểu Chức chất vấn.

Đại biểu Vũ Minh Mão (Thái Bình): Dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất chậm trễ tới bây giờ là khuyết điểm lớn trong chỉ đạo của Chính phủ cũng như chủ đầu tư và các Bộ, ngành liên quan. Tôi đề nghị các Bộ trưởng nên bớt thời gian để đọc báo cáo, kể cả 80% thời gian của các Bộ trưởng dành cho họp hành!

Việc chậm trễ trong tiến độ xây dựng Nhà máy gây lãng phí rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua cũng như thời gian tới đây - đại biểu này khẳng định và đặt ra 5 câu hỏi cho Bộ trưởng Hoàng Trung Hải:

Thứ nhất, Bộ trưởng cho biết chính xác thời gian chậm xây dựng Nhà máy lọc dầu này là 7 năm, 8 năm hay thậm chí là 9 năm? Bởi nếu theo thời gian xác định tiến độ hoàn thành dự án, có thể cuối 2009 hoặc đầu 2010 như Bộ trưởng nói thì thời gian chậm tối đa có thể lên tới 9 năm chứ không phải 7 năm?

Thứ hai, sự chậm trễ này ảnh hưởng cụ thể như thế nào đến tốc độ phát triển kinh tế của đất nước?

Thứ ba, Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của TCT Dầu khí với tư cách là chủ đầu tư dự án NM Lọc dầu Dung Quất đến đâu? Từ sai phạm khâu thẩm định thiết kế, quy trình và thủ tục đấu thầu

Thứ tư, trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà thầu trong hai gói thầu 5A và 5B khi để phát sinh chi phí so với dự kiến lên tới hàng chục triệu USD để rút kinh nghiệm cho các chương trình quan trọng khác sau này?

ĐB Nguyễn Tài Lương tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Hoàng Trung Hải về trách nhiệm trước việc thực hiện Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Trách nhiệm thuộc về ai, bộ, ngành và cá nhân nào? Trong việc đấu thầu liệu có vị trí của tham nhũng, quan liêu, lãng phí hay không?

Trên cơ sở rút kinh nghiệm của giai đoạn trước, giai đoạn này, Bộ Công nghiệp sẽ tính toán cụ thể chưa, như lãi bao nhiêu? Việc đặt nhà máy ở Quảng Ngãi để giải quyết kinh tế cho tỉnh này nhưng đến giờ không hiệu quả, liệu có nhất thiết phải đặt ở Quảng Ngãi nữa không hay đâm lao thì phải theo lao?

ĐB Lê Thành Long (Long An): Tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân chậm trễ của dự án, có phải là lý do chưa dám nói là chọn địa điểm chưa phù hợp. Lẽ ra nhà máy được đặt ở Vũng Tàu, nhưng khi Nhà máy chuyển đến Dung Quất, các tập đoàn có ý định đầu tư đã rút lui, vì vậy dẫn đến thiếu vốn. Sự  thiệt hại này thì lỗi tại ai? Trách nhiệm thuộc về ai để rút kinh nghiệm đầu tư, giống như việc đầu tư đối với các nhà máy đường?

Dự án chậm 7 năm, trong khi nguồn vốn cần bổ sung tăng lên 80%, hoàn vốn từ 15% giảm còn 6% thì khi hoạt động, khả năng thu hồi vốn như thế nào? Vì sao vốn thì cứ tăng lên, trong khi hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn lại giảm? Việc xây dựng nhà máy trước tiên phải đảm bảo lợi ích quốc gia, sau mới đảm bảo lợi ích của một vùng, một địa phương nào đó. Như vậy, QH cần phải tính toán lại hiệu quả của MN, làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, lợi ích vùng và địa phương. Nếu chúng ta đặt Nhà máy ở Vũng Tàu thì có phải đỡ được 30 triệu USD/năm tiền vận chuyển không?

ĐB Lê Thành Long còn e ngại về việc trả lương cho các chuyên gia, trước đây trả theo liên doanh, bây giờ không liên doanh nữa thì sẽ trả họ theo cơ chế nào?

ĐB Phan Anh Minh gay gắt: Việc QH đưa ra thảo luận về dự án nhà máy Lọc dầu Dung Quất là cần thiết nhưng là chậm và rất chậm. Dự án thông qua từ cuối năm 1997, nhưng liên tục gặp khó khăn về đối tác, nguồn vốn, mặt bằng... đều được báo cáo lên QH nhưng QH chưa bàn đến. Việc thảo luận này không chỉ rút kinh nghiệm cho Dung Quất mà là rút ra bài học về làm công trình mang tầm quốc gia như Thủy điện Sơn La và Khí điện đạm Cà Mau. Bây giờ tháo gỡ khó khăn cho  Dung Quất chưa xong lại đến Dự án Nghi Sơn (Thanh Hóa). Đồng ý với ĐB Lê Thành Long, ông Minh cho rằng, liệu chúng ta có ép đối tác thực hiện theo ý đồ của ta hay không. Sai lầm trong việc đặt nhà máy ở Dung Quất liệu có lặp lại ở Nghi Sơn, Thanh Hóa hay không, vì đường vận chuyển còn xa hơn kể cả dầu thô và dầu sau khi chế biến vì luồng nước chưa cho phép tàu vào sâu?

- Chúng ta nên tự xét mình rồi xét người. Trách nhiệm chính là QH khóa X và XI của UBKHCNMT và Chính phủ. Chủ đầu tư không phải chịu trách nhiệm trước QH. Chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng cũng khó vì trong Nghị quyết năm 1997 chỉ có vẻn vẹn 3 điều đưa ra cho CP. Chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về việc đưa ra thông tin không rõ ràng, không có thông số bình thường như các dự án khác khi thay đổi cơ cấu sản phẩm, thay đổi cơ cấu đầu tư, CP đã không cần xin ý kiến QH. Theo ĐB này, việc thẩm định đầu tiên của UB KHCN MT là đúng vì việc lựa chọn địa điểm sai đã làm giảm đi rất nhiều hiệu quả của dự án.

- QH ko kịp thời giám sát, đưa ra các khuyến nghị cần thiết. Nếu xét gay gắt về trách nhiệm, thừa nhận tính không khả thi thì chúng ta không có gì để khẳng định chắc chắn rằng, đến 2011-2012 đã có nhà máy lọcc dầu? Xây nhà mà chưa có thiết kế, chưa có tiền mà 5 tháng sau đòi có nhà, khi chưa có nhà thì đè nhau ra mà đổ trách nhiệm được?

Theo ông Minh, QH cần bàn đến 2 điểm bất lợi: chủ đầu tư yếu kém về trình độ quản lý, KHCN, ngoài yếu tố khách quan còn có những vi phạm về thất thoát mà Tổng công ty Dầu khí chỉ đứng thứ 2 sau vụ Lã Thị Kim Oanh. Vậy mà cuối cùng Dầu khí lại được nhận dự án, để nhà thầu thiết kế lậap dự toán và nhà thầu thi công Gói 1, 2, 3, 4 lại là một?

Ông Minh kiến nghị: Cần xem xét lại kỹ dự án Nghi Sơn, không để lặp lại tình trạng sai sót như Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Bên cạnh đó, giao một số thành viên UB KHCN Môi trường, UB Kinh tế Ngân sách phải có giám sát thẩm định về tiến độ thực hiện, nhất là đối với Dự án khí điện đạm Cà Mau.

Đại biểu Trần Thị Minh Hòa (Quảng Bình): Không đồng tình với ý kiến của ĐB Nguyễn Quang Dự, bởi một dự án đã được trình ở QH khóa X thì không thể chấp nhận việc tạm tính vốn của TCT Dầu khí?

Trong dự án, các nhà đầu tư không mặn mà lắm vì đầu tư phải tính đến hiệu quả kinh tế. Vậy, CP có suy nghĩ gì, khắc phục hậu quả ra sao?

Đại biểu Phan Đức Nhạn (Quảng Nam): Cần rút kinh nghiệm về những sai sót của Dự án, liệu dự án có bị điều chỉnh nữa không, sẽ thúc đẩy tiến độ của dự án như thế nào?

Các tỉnh miền Trung đang trông chờ vào không chỉ vào dự án Dung Quất mà nhiều dự án khác đặt tại vùng, liệu có tiếp tục xảy ra sai phạm ở các dự án khác hay không?

Đại biểu Trần Luân Kim (Phú Yên): Lẽ ra chúng ta phải tập trung chỉ đạo hiệu quả thì lại gặp trắc trở lớn, do vậy, những người có trách nhiệm cần kiểm điểm sâu sắc, đến nơi đến chốn để nhà máy phát triển. Việc nhà máy đi vào hoạt động không chỉ kích thích sự phát triển của Quảng Ngãi mà là cho cả các tỉnh miền Trung, do vậy cần rút kinh nghiệm cho các dự án trọng điểm khác. ĐB này đưa ra hai kiến nghị:

- Theo Bộ Công nghiệp, đối với công trình tương tự trên thế giới thì giá thành như thế nào?

- Khi nhà máy hoạt động thì trong thời gian bao lâu sẽ thu hồi vốn?

Đại biểu Huỳnh Văn Chính (Đà Nẵng): Chủ trương hoàn toàn đúng nhưng có những vấn đề bất cập phá lại chủ trương. Tôi thấy có sự chưa đồng tình, chưa quyết liệt triển khai công trình này. Vấn đề đặt ra Dung Quất đặt ở miền Trung là đúng đắn nhưng trong quá trình thực hiện chúng ta làm chưa tốt. Dù đặt bất cứ ở địa phương nào mà không có sự quyết tâm thì khó có thể thực hiện được. Ông chủ yếu nói về lợi ích của việc đặt nhà máy lọc dầu tại miền Trung.

- Có dự tính gì về chế hóa dầu khi Nhà máy đi vào hoạt động, nên tổ chức triển khai khí hóa dầu ngay tại Dung Quất.

- CP giao Bộ trưởng về quản lý dự án làm thế nào để rút ngắn thời gian đưa nhà máy đi vào hoạt động? Liệu 2008 có được không?

Đại biểu Hồ Thị Tuyết Vân: Trách nhiệm chậm trễ thuộc về ai? của Bộ trưởng? Có đảm bảo đến 2008 nhà máy đi vào hoạt động? 

Đại biểu Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Quảng Ngãi): Không nên vì miền Trung hay vì Quảng Ngãi mà đặt nhà máy tại đây, cần xem xét lại có nên tập trung đầu tư cho miền Trung để thúc đẩy phát triển hay không, nhưng không vì thế mà đặt lợi ích riêng lên mà cần đặt trong tầm quốc gia. Cách điều hành như thời gian qua thì có đặt nhà máy ở đâu có lẽ vẫn chậm và không hiệu quả như vậy, mặc dù các nhà khoa học phân tích vùng đất này có thể không thuận bằng các vùng khác. 2010 6,5 đạt triệu tấn/năm, mới đáp ứng khu vực miền Trung và miền Bắc. Tăng giá thànhh do nhiều nguyên nhân, chứ không phải tại chỉ là do đặt tại Quảng Ngãi.  

Đại biểu Trần Thành Long (TP.HCM): 2002 không hoàn thành thì phải phân tích mổ xẻ luôn, không đại biểu nào dám đứng lên nói lỗi của mình ở đâu, thái độ của chúng ta đối với dự án này sắp tới. Việc đề nghị đầu tư có tiếp tục hợp lý không khi hoàn vốn chỉ còn 6%? Xem xét lại việc xây dựng nhà máy khi nó không hiệu quả.

Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang): Bộ trưởng phải trả lời có xử lý được túi bùn hay không, nếu khong sẽ rất nguy hiểm. ĐB rất gay gắt khi chất vấn vấn đề này. Liệu ông Dự có sống được 30 năm nữa không để xem nhà máy này có hoạt động hiệu quả hay không và có an toàn không?

Các câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Hoàng Trung Hải rất nhiều, nhưng đa phần đều trùng nhau và xoay quanh những nội dung chính như trách nhiệm đối với các Bộ, ngành, QH về sự chậm trễ của dự án; việc đặt nhà máy tại địa phương thì hiệu quả, có nên thay đổi địa điểm của nhà máy hay không, số tiền lỗ là bao nhiêu, có hoàn thành tiến độ như dự kiến hay không?

Soạn: AM 433359 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bộ trưởng Hoàng Trung Hải chỉ còn 30 phút để trả lời.

Trước những câu hỏi dồn dập của 28 đại biểu QH yêu cầu giải trình về những sai phạm, khuyết điểm và trách nhiệm của người đứng đầu ngành Công nghiệp về những vấn đề liên quan, Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải lần lượt giải trình 3 vấn đề lớn: đó là kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến, phát triển điện và những sai phạm trong dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Về phát triển công nghiệp chế biến, Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cho biết, Bộ đã có văn bản trả lời chất vấn của các đại biểu về vấn đề này. Trong đó, Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm chính về phát triển công nghiệp chế biến, với sự tham gia của Bộ NN-PTNT, Bộ Thủy sản.

Hiện nay, công nghiệp chế biến của nước ta đã tăng trưởng vượt bậc, từ 13% (1996-2000) lên 16,7% (2000-2004); tỷ trọng chế biến cũng tăng đáng kể, từ 79% lên 83,2%. Song, tỷ lệ xuất thô vẫn cao, như chế biến thủy sản 70%, gạo 50%... dầu thô là 0%. Khoáng sản xuất thô cũng rất nhiều. Bộ trưởng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Công nghiệp và các ngành sẽ đẩy mạnh phát triển CN chế biến.

Về giá điện, thời gian qua, đầu 2005, Chính phủ đã quyết định điều chỉnh giá bán điện vừa phù hợp với tình hình thực tại, vừa là thực hiện cam kết quốc tế của chúng ta là không để tồn tại 2 giá điện. So với khu vực, giá điện bình quân của chúng ta thấp. Tuy giá thành sản xuất cao song giá tiêu dùng điện bình quân tiêu lại thấp. Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty Điện lực đang từng bước tiến tới xoá bỏ bù chéo trong giá điện và giảm bất hợp lý trong cơ cấu điện.

Bộ Công nghiệp được Chính phủ chỉ đạo việc điều chỉnh giá điện nhưng do thời gian chúng ta phải bán hành văn bản quá gấp cho kịp với thời hạn cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nên chưa kịp tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu, gây bức xúc trong dư luận, dẫn đến việc Chính phủ phải yêu cầu ngừng việc tăng giá. Tôi đã nhận khuyết điểm trước Chính phủ về vấn đề này

Về trách nhiệm để xảy ra thiếu điện trong thời gian qua, đặc biệt là trong tháng 5, Bộ trưởng Hoàng Trung Hải xin nhận khuyết điểm trước QH và cho rằng, dù bất cứ lý do gì thì việc để xảy ra thiếu điện là trách nhiệm của Bộ trưởng.

Bộ trưởng Hải cho rằng, việc thiếu điện thời gian qua xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan ở đây là do thời tiết biến động lớn, chưa bao giờ tất cả các hồ trên cả nước thiếu nước hoặc cạn như bây giờ. Ví như nước Hồ Hoà Bình, chênh mức bình thường 5m vào cuối 2004, lại do hạn hán, phải xả nước hồ Hoà Bình cung cấp nước nên càng cạn.

Chính phủ đã có những giải pháp chỉ đạo Bộ Công nghiệp và TCT Điện lực mua điện, tăng cường tiến độ xây dựng... để khắc phục tình trạng thiếu điện trước mắt và lâu dài.

Nguyên nhân chủ quan để xảy ra thiếu điện, Bộ trưởng Hải thừa nhận do ngành Công nghiệp và TCT Điện lực chưa dự báo được tình hình biến động của thời tiết ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cũng như nhu cầu tiêu dùng điện điện đột biến của nhân dân.

Về giải pháp phát triển công nghiệp điện trong tương lai, Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cho biết, trong quy hoạch từ nay đến 2010, sẽ đầu tư 53 nhà máy điện với vốn đầu tư khoảng hơn 2 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện hiện nay đang rất thiếu vốn. Ngay dự án xây dựng 18 nhà máy điện đang tiến hành hiện nay đã thiếu vốn đầu tư xây dựng tới 20.000 tỷ đồng.

Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Công nghiệp và TCT Điện lực Việt Nam từ nay cho đến 2010, mức đầu tư xây dựng phát triển điện mỗi năm phải đạt 2,5 tỷ USD nhưng ngay cho đến thời điểm đó, chúng ta khó đủ vốn đáp ứng nhu cầu.

Về Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Bộ trưởng Hoàng Trung Hải đã đi thẳng vào các vấn đề chính mà các đại biểu QH và cử tri quan tâm, như chủ trương đầu tư, vị trí đặt nhà máy, số tiền lỗ, tiến độ thực hiện chậm trễ, xử lý túi bùn...

Về chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mà các ĐB chất vấn có đúng không, Bộ trưởng khẳng định là hoàn toàn đúng đắn. Việc chúng ta đang xuất khẩu toàn bộ lượng dầu thô hiện nay được ví như là "bán lúa non", trong khi chúng ta lại phải nhập 12,5 triệu tấn, mất 3,7 tỷ USD (năm 2005), con số này lên tới 17 triệu tấn vào (năm 2010) và 34-35 triệu tấn (2020). Trong khi đó, số dầu bình quân đầu người ở Việt Nam cũng rất thấp, chỉ 1 thùng/người/năm, trong khi trên thế giới là 4,97 thùng/người/năm. Nhu cầu dầu thì luôn tăng lên qua hàng năm mà trong nước thì không đáp ứng được, trong khi đó, việc xuất khẩu dầu thô lại làm mất giá trị gia tăng. Trên thế giới, nhiều nước không hề có dầu thô vẫn xây dựng các nhà máy hóa dầu để phục vụ tiêu dùng, thậm chí còn xuất khẩu, tiêu biểu như Thái Lan, Nhật Bản...

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất xây dựng sẽ đáp ứng được 33% dầu trong nước, nâng cao được an ninh năng lượng quốc gia.

Về địa điểm, Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cho rằng, khi lập dự án, các chuyên gia, công ty nghiên cứu đã quyết định lựa chọn 5 địa điểm là Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hòn La (Quảng Bình), Dung Quất (Quảng Ngãi), Văn Phong (Nha Trang) và Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu). QH khóa X đã xem xét kỹ, ưu tiên đạt nhà máy tại Dung Quất vì ở đây có cảng nước sâu, gần QL 1, thuộc hành lang kinh tế Đông Tây, có quỹ đất... Trong ngành dầu khí cũng đã quy hoạch 3 vùng lọc dầu là Nghi Sơn, Dung Quất và Long Sơn, song, dù có 3 nhà máy này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, vẫn phải nhập khẩu.

Trong quá trình triển khai dự án, tổng mức đầu tư có tăng lên, Bộ trưởng Hoàng Trung Hải lý giải, là do biến động giá cả. Từ năm 2003 đến nay, giá nguyên vật liệu biến động không ngừng. Giá dầu, giá thép đều tăng đột biến. Toàn bộ mặt bằng giá bị đẩy lên, làm cho vốn đầu tư cũng tăng, chiếm đến 58%. Trong khi đó, đối với dầu thô, tốc độ tăng trưởng trữ lượng xác minh lại thấp hơn tăng về nhu cầu.

Xét về hiệu quả dự án, báo cáo của UB TVQH đưa ra 6,7% là thấp, nhưng phù hợp với tính toán của các dự án trước đây. Đây là mức chung của các dự án lọc dầu. Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cho rằng, đối với những dự án trọng điểm, đầu tư lớn như Dung Quất thì hiệu quả thường không cao. Do vậy, các nhà đầu tư yêu cầu miễn tất các loại thuế... song, vì lợi ích quốc gia, Chính phủ không đồng ý nên các nhà thầu không hào hứng nữa. Chính phủ sau đó có cơ chế hỗ trợ về vốn, như vậy dự án là không lỗ, khả năng trả hết nợ là 11 năm kể từ khi đi vào hoạt động là năm 2009. Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Dầu khí sẽ nỗ lực thực hiện sao cho đúng tiến độ, nhưng ông Hải cũng e ngại rằng có nhiều điều khó có thể nói trước được là trong quá trình từ nay đến 2009 có thuận lợi hay không.

Ông Hải cũng thừa nhận những thiếu sót trong quá trình chỉ đạo và triển khai dự án, nhưng cho biết, chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí đã sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức, tăng cường phân cấp, bước đầu đã tạo được hiệu quả, nhất là sự thành công của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Chính phủ cũng đã lập ban chỉ đạo về dự án, công tác chỉ đạo quyết liệt hơn.

Tuy nhiên, rõ ràng là việc chậm đưa vào vận hành nhà máy này trong 7 gây ra thiệt hại lớn, mà theo Bộ trưởng Hoàng Trung Hải, khó có thể tính toán hết. Đó chính là những lợi ích mà nhà máy này đem lại trong vòng 7 năm qua. Chúng ta đã không có dầu, tiếp tục hoàn toàn nhập khẩu, không đảm bảo an ninh năng lượng, không tạo được động lực phát triển, không tận dụng được lợi thế về biến động mặt bằng giá trên thế giới.

Về xử lý túi bùn, Bộ trưởng đồng ý với ý kiến đại biểu Phạm Quang Dự là do công tác khảo sát địa chất của chủ đầu tư lẫn nhà thầu chưa tốt. Khi nhà thầu điều tra về đê chắn sóng đã không thực hiện khảo sát tốt nên không đánh giá được túi bùn dẫn đến  mới phát sinh nhiều chi phí. Thời gian qua, Chính phủ đã giao Công ty Lũng Lô (TCT Dầu khí) giải quyết vấn đề này, đánh giá khảo sát địa chất hết sức công phu. Vừa rồi, chúng ta cũng thuê chuyên gia Hà Lan đánh giá vấn đề này. Chủ đầu tư cũng phải hết sức quan tâm để đảm bảo chất lượng gói thầu.

Về xử lý cán bộ TCT Dầu khí, Trung ương Đảng và Chính phủ cũng đã có hình thức kỷ luật với lãnh đạo và tập thể lãnh đạo TCT Dầu khí về những sai phạm trong đấu thầu. Còn thất thoát do tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản công trình thì đến nay chưa phát hiện, mặc dù đã đầu tư tới 160 - 170 triệu USD.

Hiện nay, bến cảng số 1 của Dung Quất đã phát huy hiệu quả rất cao, đạt 400.000 tấn/năm và là mức chưa nhà máy nào đạt được. Dự kiến năm nay, công suất khai thác sẽ lên tới 800.000 tấn/năm.

Tiếp tục cập nhật...

  • Nhóm phóng viên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,