221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
660588
Chính phủ không bao giờ bao che tham nhũng
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Chính phủ không bao giờ bao che tham nhũng
,

(VietNamNet) - Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định như vậy khi báo cáo giải trình một số vấn đề lớn mà cử tri và đại biểu QH quan tâm, liên quan đến giải pháp chống tham nhũng, lãng phí; chủ trương xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất; giải pháp bình ổn giá; giải pháp đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Soạn: AM 436713 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ không bao giờ bao che cho tham nhũng, lãng phí"

Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, kỳ họp này, Chính phủ nhận được 133 chất vấn, trong đó 3 chất vấn Thủ tướng, 2 chất vấn Phó Thủ tướng, 9 chất vấn Chính phủ, còn lại chất vấn các thành viên Chính phủ.

"Chủ trương xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là đúng"

Theo khẳng định của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là chủ trương đúng đắn, đã được Bộ Chính trị, Chính phủ (lúc đó đứng đầu là Thủ tướng Võ Văn Kiệt) và QH khoá X thảo luận cẩn thận trước khi quyết định, kể cả lắng nghe ý kiến đóng góp nghiêm túc của các chuyên gia trong và ngoài nước. Ngay cả một số tập đoàn dầu khí lớn nước ngoài cũng đề nghị được đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu tại 3 địa điểm cả nước, trong đó có Dung Quất.

Phó Thủ tướng phân tích: Trước khi phê duyệt đầu tư nhà máy, chúng ta đã tính đến hiệu quả phân phối sản phẩm sản xuất ra từ nhà máy này. TCT Dầu khí VN lúc đó trình với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ 4 phương án, tất cả các phương án đưa ra đều cho thấy lợi nhuận từ phân phối sản phẩm mang lại từ giá bán buôn. Lợi nhuận trực tiếp từ nhà máy và phân phối đem lại cao hơn 15% chứ không chỉ  là 15%.

Một vấn đề khác là các mặt hàng xăng dầu sản xuất tại nhà máy này có công suất khoảng 5,4 triệu tấn, còn lại là sản phẩm khác. Tuy vậy, sản lượng này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cho miền Trung vào năm 2009, trong khi nhu cầu thực tế là 6 triệu tấn. Để bảo đảm nguyên liệu xăng dầu cho cả nước trong mọi điều kiện, chúng ta phải tiếp tục xây dựng thêm 2 nhà máy, 2 khu CN lọc dầu.

Kể cả công suất cả 3 nhà máy cộng lại, đến năm 2010, chúng ta vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của nước ta. Trong tương lai không xa, chúng ta cũng sẽ phải nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài về. Nhiều nước trên thế giới không có dầu thô, họ cũng xây dựng nhà máy.

"Nói như vậy để khẳng định chủ trương đầu tư nhà máy lọc dầu Dung Quất là có tính toán thận trọng, cả về hiệu quả kinh tế và các hiệu quả tổng hợp về kinh tế, chính trị, xã hội khác" - Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, không phải chờ đến hôm nay, Chính phủ mới tự phê bình, kiểm điểm trước QH mà việc phê bình, kiểm điểm đã làm từ những năm trước. Chính phủ quyết tâm không để lặp lại khuyết điểm ngay với dự án này và các dự án đầu tư trọng điểm khác.

Sắp ban hành Nghị định về xử lý người đứng đầu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng

"Chính phủ đã có báo cáo tổng kết, phân tích hậu quả tham nhũng, lãng phí, đồng thời, phân tích những mặt làm được và chưa làm được để đề ra giải pháp cụ thể. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã xây dựng dự thảo về chống lãng phí, tham nhũng trình QH tại kỳ họp này" - Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo.

Theo Phó Thủ tướng, tham nhũng, lãng phí tuy diễn ra nghiêm trọng nhưng không phải trong bộ máy chúng ta ai cũng tham nhũng mà đó chỉ là thiểu số. Tuy vậy, Chính phủ luôn xác định chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong điều hành, chỉ đạo. Với tinh thần đấu tranh cương quyết, kiên trì, toàn diện, liên tục, Chính phủ đã và đang chỉ đạo đấu tranh trên các lĩnh vực ĐTXD, quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước, vấn đề thu chi ngân sách...

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát các văn bản pháp quy nhằm ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí (các NĐ về Luật đất đai, hướng dẫn thi hành luật thuế, luật KNTC, ban hành các định mức về xây dựng cơ sở, sử dụng ô tô công, tiết kiệm xăng dầu...).

Đặc biệt, tới đây, "Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về xử lý người đứng đầu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Đây sẽ là giải pháp quan trọng để chống tham nhũng, lãng phí" - Phó Thủ tướng khẳng định.

Một loạt các biện pháp nhằm ngăn ngừa, chống tham nhũng, lãng phí khác cũng đang được Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện, đó là khẩn trương rà soát quy hoạch hạ tầng xã hội giao thông, bệnh viện, trường học, chợ của từng vùng và cả nước... Trên cơ sở đó, xác định các công trình cần ưu tiên tập trung xây dựng, triển khai trong giai đoạn từ 2006 - 2010 nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả như bấy lâu nay. Đồng thời, khẩn trương đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước.

Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ vừa ban hành và triển khai Nghị quyết đẩy mạnh phân cấp cho địa phương và cơ sở, bỏ bớt khâu trung gian. Đồng thời, rà soát hàng chục Nghị định khắc phục tình trạng chồng chéo trách nhiệm ở các cơ quan, địa phương, đơn vị; chỉ đạo các Bộ, địa phương tổng rà soát lại các quy định bất hợp lý để tránh phiền hà cho dân; lập tổ công tác liên ngành giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện, đã có 62/64 tỉnh, thành trong cả nước thực hiện cơ chế "một cửa" trong cải cách hành chính.

"Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo mạnh hơn vì thực hiện tốt công tác này cũng nhằm ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ không bao giờ bao che, ngăn cản xử lý các vụ việc tham nhũng. Cũng chưa có vụ tham nhũng nào đủ chứng cứ được báo chí, dư luận phanh phui mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ không xử lý nghiêm theo pháp luật, bất kể đó là ai" - Phó Thủ tướng khẳng định.

Chính phủ đã yêu cầu các chủ đầu tư tìm mọi biện pháp xây dựng các dự án điện đúng tiến độ

Khẳng định ngành điện là ngành công nghiệp hạ tầng đặc biệt quan trọng của đất nước, Phó Thủ tướng cho biết: Từ sau giải phóng đến nay, hàng loạt các công trình điện đã được xây dựng và đưa vào vận hành như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ, đường dây 500kV Bắc Nam (sau 10 năm vận hành, đã tải được 40 tỷ kW từ Nam ra Bắc và ngược lại.). Dự kiến đến tháng 8/2005, sẽ hoàn thành thêm đường dây 500kV đến Thường Tín (Hà Hây).

"Việc thiếu điện trong thời gian qua là do phụ tải miền bắc tăng đột biến trong khi dự báo chỉ tăng 16%. Một số nguồn điện do các nhà máy xây dựng chậm tiến độ nên không có công suất dự phòng, tiết kiệm điện lại mang tính kêu gọi chung chung. Ngoài ra, thời tiết biến động thất thường cũng là nguyên nhân khách quan gây nên thiếu điện" - Phó Thủ tướng lý giải.

Hiện, cả nước đang xây dựng và khởi công 74 nhà máy điện lớn nhỏ với tổng công suất 14,5.000 kW (nhiều hơn hiện có hơn 11). Như vậy, dự kiến đến 2010, chúng ta sẽ có gần 25-26 ngàn kW, đủ và có dự phòng chút ít cho nền kinh tế đất nước.

"Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch đầu tư ban hành quy chế xây dựng ngành điện. Đồng thời, đã yêu cầu các chủ đầu tư tìm mọi biện pháp xây dựng các dự án đúng tiến độ, trong đó có thuỷ điện Sơn La cùng với ngăn sông Đà" - Phó Thủ tướng cho biết.

Ngoài ra, một số giải pháp tối ưu để đảm bảo phát triển ngành điện, đáp ứng đủ điện tiêu dùng, sản xuất trong cả nước thời gian tới cũng được Chính phủ chỉ đạo TCTy điện lực VN và các ngành liên quan thực hiện, đó là sản xuất điện đúng kế hoạch và tránh tổn thất 12,5% trong năm 2005; tiết kiệm điện nghiêm ngặt, nâng cao sức cạnh tranh.

"Cố gắng mấy mà không tiết điện thì vẫn không hiệu quả. Chính phủ đã có Nghị định về sử dụng năng lượng có hiệu quả. Rất mong được QH đồng tình hưởng ứng và đồng bào, đại biểu, nhân dân ủng hộ" - Phó Thủ tướng đề nghị.

Trình bày trước QH những giải pháp bình ổn giá trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ đang đề ra đồng loạt nhiều giải pháp để bình ổn giá như điều hành đảm bảo cân đối tiền hàng, ngân sách, xuất nhập bảo đảm cán cân kinh tế, không để độc quyền đầu tư sản xuất; điều hành thực hiện chính sách tiền tệ, phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng; đẩy mạnh sản xuất trong nước, kiểm soát giá thành hợp lý các sản phẩm độc quyền; điều hành kế hoạch xuất nhập khẩu phù hợp; thực hành tiết kiệm xăng dầu, điện năng, bình ổn giá trong nước.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã thành lập tổ điều hành trong nước để tổng hợp thông tin thị trường giá cả trong nước và thế giới.

  •  Nguyệt Minh - Kiều Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,