221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
660906
Chúng ta có kiên quyết chống tham nhũng?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Chúng ta có kiên quyết chống tham nhũng?
,

(VietNamNet) - Có ý kiến cho rằng, không phải chúng ta không biết và không thể biết ai có hành vi tham nhũng. Vấn đề là có dám chống, kiên quyết chống tham nhũng hay không?

Soạn: AM -51748 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phiên toà xét xử một quan chức tham nhũng tại Trung Quốc.

Sáng nay (11/6) tại Quốc hội, sau phần trình bày về dự án Luật phòng chống tham nhũng của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Vũ Đức Khiển đã có báo cáo thẩm tra về dự án luật này.

Không nên quá kỳ vọng vào luật phòng chống tham nhũng

Uỷ ban Pháp luật cho rằng, đây là một dự án luật khó và phức tạp không phải ở chỗ không thể quy định được mà là về quan niệm, nhận thức cũng như quyết tâm chống tham nhũng của chúng ta đối với tệ  nạn này còn rất khác nhau.

Ông Khiển cho biết qua thảo luận, nhiều thành viên Uỷ ban Pháp luật tán thành về cơ bản nâng Pháp lệnh chống tham nhũng lên thành Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cao hơn cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã và đang làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe doạ sự tồn vong của chế độ.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng các giải pháp phòng, chống tham nhũng trong dự thảo luật không mới mà đã được quy định khá rõ và cụ thể trong hệ thống pháp luật hiện hành. Dự thảo luật mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp các quy định hiện hành về chống tham nhũng (trong Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác).

Tuy dự thảo luật có đưa ra một số quy định mới về phòng, chống tham nhũng như vấn đề công khai, minh bạch tài sản, xử lý tài sản bất minh... nhưng nhiều quy định mới này lại không phù hợp, mâu thuẫn với các quy định pháp luật hiện hành hoặc sẽ được quy định trog các dự thảo luật, pháp lệnh...

Cho nên cũng không quá kỳ vọng vào việc ban hành Luật chống tham nhũng có thể giải quyết ngay được tất cả những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Quốc hội trước mắt nên ra nghị quyết chống tham nhũng?

Ý kiến nói trên đề nghị nếu chỉ với những quy định như trong dự thảo thì không nên ban hành Luật. Bởi vì nếu ban hành luật mà không giải quyết được tình hình thì cơ quan nhà nước càng mất uy tín. Vì vậy đề nghị Quốc hội trước mắt nên ra Nghị quyết với những biện pháp thiết thực, cụ thể để làm cơ sở cho việc phát động cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Đồng thời, giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chủ trì, cùng Chính phủ tổ chức thực hiện đến nơi đến chốn và xem đây là một bước cần thiết để tiến tới xây dựng một đạo luật phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần xây dựng Luật chống tham nhũng với những biện pháp mới, đủ mạnh tập trung cho nhiệm vụ chống tham nhũng.

Về đánh giá tình hình, nhiều ý kiến của Uỷ ban Pháp luật cho rằng tờ trình của Chính phủ chưa phản ánh rõ và toàn diện tình hình tham nhũng cũng như chưa đưa ra được nguyên nhân căn bản của tình hình tham nhũng đang diễn ra nghiêm trọng.

Uỷ ban Pháp luật cho rằng, ngoài các nguyên nhân so suy thoái đạo đức, phẩm chất trong bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, công chức, do nhiều quy định trong Pháp lệnh chông tham nhũng còn chưa thật cụ thể, chi tiết nên khó thực hiện thì còn những nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến tình trạng trên đây là việc buông lỏng quản lý nhà nước, quản lý cán bộ, chưa có cơ chế quản lý thu nhập của cán bộ công chức, do bộ máy nhà nước và của cả hệ thống chính trị cồng kềnh, nhiều cơ chế chính sách còn chồng chéo, bất hợp lý, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, chế độ cấp phát, chi tiêu ngân sách, còn cơ chế ''xin cho''...

''Mới chỉ hô hào chứ chưa thật sự có quyết tâm cao...''

Ngoài ra, khi thẩm tra dự án luật này, có ý kiến cho rằng đánh giá về tình hình tham nhũng, về tính bức xúc và hậu quả của nó ai cũng nói được, thậm chí nói rất mạnh, nhưng dường như chúng ta mới chỉ hô hào chứ chưa thật sự có quyết tâm cao trong việc chống tham nhũng. Theo ý kiến này, không phải chúng ta không biết và không thể biết ai có hành vi tham nhũng. Vấn đề là có dám chống, kiên quyết chống tham nhũng hay không?

Bởi lẽ, tham nhũng là căn bệnh trong bộ máy nhà nước, chỉ cán bộ, công chức mới có thể tham nhũng. Hơn nữa, thực tiễn cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong thời gian qua cho thấy, có vấn đề tương đối phổ biến là việc phát hiện, xử lý tham nhũng bằng lực lượng trong nội bộ ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương không được nhiều và kết quả còn thấp. Phần lớn do lực lượng bên ngoài, do người khác, cơ quan khác phát hiện và xử lý.

Uỷ ban Pháp luật cho rằng, để có thể đề ra được các giải pháp phòng, chống tham nhũng sát hợp với thực tế, có hiệu quả và bảo đảm tính khả thi thì cần phải có sự tổng kết đánh giá chính xác, đầy đủ việc thi hành Pháp lệnh chống tham nhũng nói riêng và pháp luật về chống tham nhũng nói chung, thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay. Xác định rõ đâu là nguyên nhân đích thực của tình trạng này.

Đồng thời, bên cạnh những quy định của pháp luật thì đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị rất cao của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong hệ thống chính trị, mà trước hết là những cán bộ, công chức có chức vụ quyền hạn trong bộ máy Đảng và Nhà nước.

  • Văn Tiến lược ghi

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,