221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
681798
Hướng dẫn Luật giáo dục có đi vào ''vết xe đổ''?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Hướng dẫn Luật giáo dục có đi vào ''vết xe đổ''?
,

(VietNamNet) - 27 văn bản hướng dẫn thi hành Luật giáo dục nên dự kiến đến giữa năm 2006 mới làm xong. Trong khi Luật này có hiệu lực từ 1/1/2006.

Soạn: AM 482969 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng giới thiệu về Luật giáo dục.

Văn phòng Chủ tịch Nước sáng nay (14/7) đã tổ chức công bố thêm 4 luật được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 thông qua: Luật quốc phòng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự, Luật kiểm toán nhà nước, Luật giáo dục.

Luật giáo dục được quan tâm nhiều hơn cả, với nhiều câu hỏi của báo chí ''chất vấn'' đối với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Vọng.

Theo ông Vọng, để hướng dẫn thi hành Luật giáo dục, Bộ trưởng Bộ này ngày 1/7 đã ra quyết định về số lượng và kế hoạch làm các văn bản hướng dẫn. Con số giật mình, tổng cộng có tới 27 văn bản hướng dẫn, trong đó 8 nghị định của Chính phủ, 3 quyết định của Thủ tướng, 2 thông tư liên tịch, còn lại là 14 văn bản của Bộ giáo dục Đào tạo. Khối lượng công việc khổng lồ nên dự kiến trong năm 2005 và đến giữa năm 2006 mới xây dựng xong hết các văn bản này.

Trong đó, nghị định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang là Bộ Giáo dục và Đào tạo ''nợ'' của Luật giáo dục 1998. Nghị định về rút vốn, chuyển nhượng vốn, ưu đãi đối với cơ sở giáo dục tư thục, ông Vọng cho biết Bộ Giáo dục đề nghị Chính phủ giao việc soạn thảo cho Bộ Tài chính chủ trì.

Trước khi Quốc hội bấm nút thông qua Luật giáo dục, GS. Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại đã rất băn khoăn và lo lắng khi luật này có tới 38 chỗ giao cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục quy định cụ thể. Theo ông, điều này làm ''tình hình giáo dục có thể rắc rối thêm và đi vào vết xe đổ'': Trong 15 nghị định hướng dẫn thi hành Luật giáo dục 1998 thì sau 6 năm mới làm được 7 cái. Nay, lo lắng và băn khoăn của GS Nguyễn Ngọc Trân có nhiều khả năng trở thành hiện thực.

Báo giới cũng chuyển đến Thứ trưởng Vọng vấn đề thời sự nóng hổi qua đợt tuyển sinh vừa rồi. Đó là nghi ngờ của dư luận về việc một lò luyện thi ở Đại học Sư phạm Hà Nội ''trúng tủ'', trong khi giáo viên dạy ôn thi tại lò này tham gia vào việc ra đề. ''Luật giáo dục có quy định cấm giáo viên dạy ôn thi tham gia vào việc ra đề không? Quan điểm của Bộ như thế nào về vấn đề này?'', Báo Tiền Phong đặt câu hỏi.

Ông Vọng trả lời rằng, Luật Giáo dục có điều cấm nhưng quy định chung nên chưa chi tiết hết được. ''Bộ Giáo dục đã có chỉ đạo cấm giáo viên dạy ôn thi tham gia vào việc ra đề và chấm thi. Tuy nhiên, sự việc xẩy ra là ngoài ý muốn!'', Thứ trưởng Vọng tìm sự chia sẻ.

Báo giới cũng đặt câu hỏi: ''Luật quy định miễn học phí đối với học sinh tiểu học trường công lập, tại sao ở trường tư thục thì không?''. Ông Vọng trả lời: ''Trường tư thục tiểu học, học sinh vẫn phải đóng học phí để khuyến khích và đảm bảo tài chính cho các trường này''. Ông Vọng cũng nói thêm: ''Đối với học sinh tiểu học trường tư thuộc diện chính sách như dân tộc thiểu số, người nghèo... vẫn được hưởng các chế độ miễn, giảm học phí, ưu đãi mà Nhà nước quy định. Các chi phí này ngân sách nhà nước sẽ chi trả cho trường tư thục''.

Thời báo Tài chính chuyển đến ông Vọng vấn đề mới phát sinh của giáo dục thời hội nhập: ''Các cơ sở giáo dục đại học liên kết với nước ngoài, có bị kiểm duyệt về mặt chương trình, phải dạy các môn như Triết học, Lịch sử Đảng... hay không?''. Thứ trưởng Vọng xin ''nợ'' nhưng nói ngay sau đó đề nghị một quan chức của Bộ Giáo dục (cùng tham dự họp báo) trả lời. Vị quan chức này trả lời rằng, các cơ sở giáo dục đại học liên kết với nước ngoài, vẫn phải tuân theo chương trình mà Bộ Giáo dục phê duyệt, trong đó có các môn học bắt buộc như Triết học, Lịch sử Đảng.

Liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự, báo giới đặt câu hỏi với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Được: ''Luật này không quy định thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Vậy những người tham gia tuyển quân đợt 1/2005 có được áp dụng thời hạn phục vụ như theo Luật mới không?''. (Thời gian tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ là 18 tháng; hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật là 2 năm).

Thứ trưởng Nguyễn Văn Được cho biết Bộ Quốc phòng đang dự thảo các văn bản hướng dẫn Luật này. Tuyển quân đợt 2/2005 sắp tới sẽ áp dụng thời hạn phục vụ tại ngũ theo Luật mới.

Luật quốc phòng, Luật kiểm toán nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2006.

8 nghị định hướng dẫn thi hành Luật giáo dục bao gồm: hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục, thay thế nghị định 43/2000; quy định dạy, học tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số; quy định về rút vốn, chuyển nhượng vốn, ưu đãi đối với cơ sở giáo dục tư thục; về vấn đề cử tuyển; cơ chế thu và sử dụng học phí; sửa đổi nghị định 35/2001 về chế độ đối với giáo viên ở vùng khó khăn; quy định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang; về nghĩa vụ làm việc có thời hạn đối với học viên được học bổng, tài trợ của nhà nước.

3 quyết định của Thủ tướng: về dạy và học tiếng nước ngoài; đào tạo trình độ tương đương thạc sỹ, tiến sỹ ở một số lĩnh vực đặc biệt; về bầu, miễn nhiệm giáo sư, phó giáo sư. 2 thông tư liên tịch: với Bộ Tài chính hướng dẫn thu học phí ở các trường thuộc Trung ương; với Bộ Nội vụ hướng dẫn về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục tuyển dụng giáo viên.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,