221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
683876
"Ông Lê Minh Hoàng nên từ chức!"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
'Ông Lê Minh Hoàng nên từ chức!'
,

(VietNamNet) - Nhận định về vụ "điện kế điện tử", ông Đặng Văn Khoa, đại biểu (ĐB) HĐND TP.HCM, cho rằng: "Giám đốc Công ty điện lực TP.HCM, ông Lê Minh Hoàng, tốt nhất là nên từ chức! Nếu không, những người đại diện cho dân chúng tôi sẽ lên tiếng!".

Soạn: AM 489577 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Đặng Văn Khoa: Chính quyền TP.HCM, ở mức độ nhất định, phải bảo đảm hoạt động của các ngành phục vụ cuộc sống người dân.

Ông Khoa là ĐB HĐND TP.HCM đã theo dõi sát vụ "điện kế điện tử". VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Khoa xung quanh vụ việc này.

- Thưa ông, có ý kiến cho rằng, Công ty điện lực TP.HCM thuộc quản lý của TW theo ngành dọc, không thuộc quản lý của TP. Nhiều người dân - vốn kỳ vọng vào vai trò quản lý nhà nước ngay tại mỗi địa phương - không đồng tình với ý kiến trến. Ông đánh giá thế nào?

- Tôi cho rằng, chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động trên địa bàn từ việc lớn đến việc nhỏ, bất kể ai, bất kể ban ngành nào. Chính quyền TP.HCM, ở mức độ nhất định, phải bảo đảm hoạt động của các ngành phục vụ cuộc sống người dân.

Nhà nước chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đừng quên rằng Đảng bộ điện lực TP.HCM trực thuộc Thành ủy TP. UBND TP và Thành ủy TP cùng là những người lãnh đạo TP này.

Về chức năng, Sở công nghiệp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường, trong đó có đồng hồ điện tử. Nếu Sở sâu sát việc này từ nhiều năm trước, thì mọi việc đỡ nghiêm trọng hơn. Chúng ta đã buông lỏng, để công ty điện lực bơi một mình trong suốt một thời gian dài và tin rằng nó bơi đúng, không đi sâu vào những vấn đề cần thiết trong quản lý nhà nước.

- Đối với vụ việc này, theo ông, vai trò quản lý nhà nước của TP.HCM nên thể hiện như thế nào?

- Khi sự việc xảy ra, UBND TP cũng có những chính kiến của mình. Nhưng những chính kiến đó chỉ mang tính khuyến nghị, chẳng hạn: điện lực nên họp báo, nên xác định lại tính chính xác của điện kế; cần thanh tra... Phản ứng của UBND TP không được đậm nét lắm. Theo tôi, nên phản ứng một cách quyết liệt, công khai hơn. Công ty điện lực TP dù là công ty của TW, nhưng liên quan đến cuộc sống của hàng triệu người dân TP. Chính quyền TP có quyền yêu cầu tổ chức họp báo ngay, chứ không chỉ đề nghị nên tổ chức họp báo.

- Như vậy, theo ông, thay vì nói chữ "nên", chính quyền TP có thể nói chữ "phải"?

- UBND TP.HCM cần thay cho hàng triệu người dân TP nói tiếng "phải" (mang tính bắt buộc). Vì quyền lợi của dân, cần hết sức kiên quyết. Kể cả ông Hoàng đại biểu Quốc hội, nhưng cần mạnh dạn, thẳng thắn, tránh nể nang. Nể nhau cũng tốt, nhưng đó là cách ứng xử đời thường. Trong quản lý nhà nước theo cung cách hiện đại, sự minh bạch, đơn giản, không cảm tính phải được đặt lên hàng đầu.

- Tầm của sự kiện được cho rằng, không đơn giản là vấn đề của 260.000 điện kế điện tử, mà rộng hơn là sự sụt giảm lòng tin của người dân... Có thể cho đây là bài học lớn, thưa ông?

- Số tiền tốn kém sẽ là 7 - 8 triệu USD. Lớn hơn nữa là nó tạo ra sự mất tin tưởng mang tính dây truyền trong toàn người dân. Có nhiều người từ đó nghi ngờ sang việc khác. Người dân còn hoang mang, không hiểu thể chế giám sát của chúng ta: Điện lực là một ngành khoa học kỹ thuật, quy trình chặt chẽ lắm. Rồi một doanh nghiệp lớn như thế, có thanh tra tại chỗ, có Đảng, công đoàn. Nhưng nếu người dân không phát hiện, báo chí không lên tiếng thì không biết sẽ như thế nào?

Đây là một vụ có thể đi vào lịch sử về quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp độc quyền, kiểm tra về Đảng, công việc người Đảng viên, đời tư người Đảng viên. Nói thật, nếu đời tư ông Hoành, phó giám đốc, được vạch rõ, thì ông ấy không "bò" lên nổi. Trước kia, ông ấy cũng gây  nhiều chuyện, dân chúng phản ánh dữ lắm. Vậy mà con đường ông ấy vẫn ngọt sớt.

Theo tôi, người dân cứ mạnh dạn nên tiếng, mạnh dạn đấu tranh. Có thế mới mong mọi việc tốt hơn.

- Ông đánh giá thế nào về trách nhiệm của HĐND TP.HCM đối với sự việc?

- Trong việc này, HĐND TP làm việc với UBND, UBND đề nghị các cơ quan tham mưu của UB, như Sở Công nghiệp vào cuộc. HĐND cũng lên tiếng qua ý kiến của các ĐB. Có người còn nói, trong nghị quyết của HĐND sắp tới nên có 1 - 2 câu về vấn đề này. Tôi nghĩ, các đại biểu nên có một chính kiến rõ ràng đối với vụ việc.

- Ông có thể đánh giá tiến trình giải quyết vụ việc này?

- Đối với một việc sát sườn với người dân như vậy, làm thế là chậm. Chậm trước tiên là ngành điện lực, ban đầu đã trốn trách nhiệm. Khi người dân phản ánh sự việc từ khoảng 2 tháng trước, điện lực TP đổ những lý do vớ vẩn: phần mềm sai; nhân viên thao tác không đúng; thậm chí còn trịch thượng yêu cầu ai muốn kiểm tra thì... làm đơn, để cử người xuống coi. Rất kẻ cả!

- Nhân đây nói chuyện giám sát. Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta có nhiều lực lượng giám sát nhưng hoạt động không hiệu quả, chồng chéo. Ý kiến của ông thế nào về sự phối hợp, và trách nhiệm rạch ròi của các lực lượng?

- Tôi nghĩ, bộ máy của mình nhiều, nhưng ai cũng làm phớt phớt trên bề mặt, thiếu đi sâu, thiếu cụ thể.

Đây là vấn đề phức tạp. Trước mắt, theo tôi, có hai giải pháp:

Một là, mọi vấn đề, mọi diễn biến trong các đơn vị phải được minh bạch và công khai, theo quy trình khoa học. Tất cả các đơn vị nên áp dụng quản lý ISO, buộc mọi việc công khai minh bạch.

Chẳng hạn: Muốn mua đồng hồ điện tử, phải theo những bước tuần tự. Muốn làm bước hai phải có bước một, bước một phải có ai ký, rồi qua bước hai, phải có giấy phép của ai, phải rất rành mạch. Quy trình phải dán công khai, không ai có quyền đi lệch quy trình, đi lệch thì phải dừng lại. Nếu nhận được khuyến cáo, anh phải giải quyết cho xong khuyến cáo thì mới được đi tiếp.

Hai là mỗi cơ quan phải có kiểm toán. Một là kiểm toán nội bộ, nhưng không phụ thuộc giám đốc, kế toán, mà trực thuộc kiểm toán cấp trên. Đồng thời, phải có kiểm toán bên ngoài, bóc trần mọi vấn đề bằng số liệu bằng khoa học.

- Xin cảm ơn ông!

  • Phạm Cường thực hiện

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,