221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
695235
"Từng xin làm việc không lương mà không được sử dụng"
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
'Từng xin làm việc không lương mà không được sử dụng'
,

(VietNamNet) - GS - TS hoá học Lâm Thành Mỹ (Pháp) kể rằng, cách đây hai năm, một chuyên gia cao cấp người Việt từng làm việc trong cơ quan giao thông Paris và Eurotunnel gởi hồ sơ lý lịch cho UBND TP.HCM để xin làm việc không lương cho dự án đường hầm Metro nhưng không thấy trả lời.

Không cần nhiều đãi ngộ, không mong được tung hô, nhiều trí thức người Việt chủ động tìm về đất nước nhưng họ lại chưa tìm được cây cầu đến nơi cần đến.

"Thấy mình có trách nhiệm với đất nước khi trong chúng tôi chảy dòng máu Việt"!

Soạn: AM 518029 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS Đỗ Thị Đông Xuân: "Chúng tôi còn nhớ về VN, còn thấy mình có bổn phận và trách nhiệm đối với đất nước". Ảnh: Lê Anh Dũng

"Chừng nào dòng máu Việt còn chảy trong huyết quản, chúng tôi còn nhớ về VN, còn thấy mình có bổn phận và trách nhiệm đối với đất nước", TS Đỗ Thị Đông Xuân (Hungary) đã nói đầy xúc động.

Đó cũng là tâm trạng chung của nhiều trí thức, chuyên gia người Việt ở nước ngoài có mặt tại Hội thảo "Trí thức người VN ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng quê hương" sáng nay.

Mười lăm năm qua, GS, TS Nguyễn Đăng Hưng âm thầm tham gia đào tạo 300 TS cho đất nước. Mỗi năm,  chuyên gia đầu ngành cơ học Bỉ về nước 6 tháng, kêu gọi dự án và mở những khoá đào tạo nhân lực cho Tổ quốc. Tổng số dự án khoảng 2 chục, tính ra "tiền tươi thóc thật" mang về từ các dự án là 5 triệu USD, không kể chuyển giao công nghệ, chất xám và những việc khác.

Hôm nay, vị GS 63 tuổi lại miệt mài với một dự án mới, thành lập CLB khoa học kỹ thuật (OVS) để tiếp tục bắc cầu chất xám Việt kiều về cho đất nước.

Hỏi lý do của những việc này, ông chỉ nói giản dị "Tôi làm theo chí hướng của con tim". Ông kể câu chuyện năm 1982, ông gặp nhiều chuyên gia người Việt tại Congo, có cả những người bỏ xứ ra đi. Tất cả cùng ngồi lại bàn, canh cánh nỗi niềm 'tại sao ta phục vụ cho một nước Congo xa xôi như thế mà nước của ta ta không phục vụ".

"Đã là người Việt làm sao dứt bỏ được VN", GS Nguyễn Đăng Hưng kết luận.

Người mai mối "Gặp gỡ Việt Nam"

Một nhà khoa học khác, GS Jean Trần Thanh Vân, giám đốc khoa học, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ những năm 90 đã âm thầm, chủ động "mai mối", tổ chức 5 cuộc "Gặp gỡ Việt Nam" làm cầu nối giữa các nhà khoa học VN và các nhà khoa học nổi tiếng thế giới.

Soạn: AM 518033 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS Nguyễn Thành Mỹ: Lúc thành đạt rồi, ngoảnh lại mới hiểu không phải ở đâu cũng là VN. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trong khi đó, TS Nguyễn Thành Mỹ (Canada) một chuyên gia hoá học cao cấp của hãng American Dye Source đã chủ động tìm về, mở một nhà máy 10 triệu USD tại Trà Vinh.

"Lúc thành đạt rồi, ngoảnh lại mới hiểu không phải ở đâu cũng là VN, mới thấy khao khát muốn làm một điều gì đó cho đất nước mình", TS Xuân tâm sự.

Hơn 60 trí thức, chuyên gia Việt kiều gặp mặt sáng 16/8 đều có chung tâm nguyện ấy. Họ mong mỏi tìm ra con đường thích hợp để có thể đóng góp cho công cuộc phát triển của đất nước.

Những người trí thức Việt kiều không phải ai cũng là triệu phú để đầu tư hàng trăm triệu USD mở doanh nghiệp này, công ty nọ tại VN. Nhưng kiến thức, công nghệ tiên tiến họ đang sở hữu là những giá trị không dễ "cân, đo, đong, đếm".

"300.000 người Việt là trí thức, nếu tưởng tượng: cá nhân tôi đào tạo cho VN gần 400 thạc sĩ, 20 tiến sĩ mà tôi chỉ là người bình thường. Vậy chỉ cần 10%, tức là 3.000 người thôi làm cái việc như tôi thì hiệu ứng về công cuộc hiện đại hoá đất nước vượt bậc như thế nào", GS Hưng dẫn chứng từ những gì cá nhân ông đã làm.

"Cộng đồng người Việt ở nước ngoài, nhất là lực lượng trí thức, chuyên gia, có thể thêm mắt cho đất nước nhìn xa, thêm tai cho đất nước nghe rộng hơn, góp tiếng đập trái tim cho đất nước thêm nhạy cảm, góp phần hiểu biết cho đất nước thêm kinh nghiệm và góp tài chính cho đất nước giàu thêm", GS. Lâm Thành Mỹ nói.

Còn lãng phí?

Thế nhưng, theo ước tính, mỗi năm mới chỉ có khoảng 200 trí thức, chuyên gia Việt kiều về nước trong tổng số 300.000 đó.

Một thực tế nói lên rằng, nguồn chất xám ấy còn rất lâu mới được khai thác đúng tiềm năng, nếu không nói chúng ta đã lãng phí.

GS Mỹ nhớ lại tình hình những năm đầu 90 "nhiều chuyên gia hoá dầu lê gót xin việc không công trong dự án nhà máy lọc dầu nhưng không được ai cho chút việc, đành nhìn các đồng nghiệp người Pháp từng làm chung với mình, hành nghề với lương cao ở VN".

"Trong tình hình hiện tại của dự án Dung Quất, tôi mới thấy thật tiếc rẻ biết bao", ông Mỹ thẳng thắn.

Soạn: AM 518035 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Phú Bình: "Việc huy động chất xám của trí thức kiều bào còn tự phát, manh mún". Ảnh: Lê Anh Dũng
Đối với những người chủ động về nước, họ phải tự lo nguồn tài chính, tự tìm đối tác ở Việt Nam.

"Chúng tôi tự xin tiền, tự tổ chức các lớp cao học, đem khoa học của chúng tôi về đào tạo học trò VN, đem họ sang bên kia một thời gian học những gì tiên tiến của người rồi về VN, giúp cho họ có chỗ làm, có chỗ đứng để xã hội VN phát triển", GS Hưng kể về Trung tâm Hợp tác khoa học Việt - Bỉ của mình.

Ông Nguyễn Phú Bình, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm UB Người VN ở nước ngoài, thừa nhận: "Việc huy động chất xám của trí thức kiều bào còn tự phát, manh mún, chỉ mới dừng ở việc mời các nhà khoa học về nước làm tư vấn cho một số dự án, tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.

"Các cơ quan chức năng trong nước chưa đưa ra những kế hoạch dài hơi, yêu cầu cụ thể cũng như những biện pháp, chính sách thoả đáng để tranh thủ sự đóng góp chất xám của trí thức kiều bào",
Ông Nguyễn Phú Bình, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm UB Người VN ở nước ngoài, thẳng thắn nói.

"Nhiều trí thức người Việt ở nước ngoài mong muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết của mình cho đất nước, nhưng họ không biết trong nước cần gì và làm thế nào để đóng góp, trong khi họ bị những ràng buộc về pháp lý, về thời gian...", ông Bình chỉ ra.

Mặt khác, TS Giáo dục Đặng Quốc Kỳ (Pháp) cũng chỉ ra rằng, trong thời gian khá lâu, việc sử dụng chuyên gia Việt kiều chỉ giới hạn trong hoạt động riêng lẻ như tham gia chủ trì semina chuyên đề, có tính chất cá nhân hơn là chuyển giao kiến thức có quy mô lâu dài.

Soạn: AM 518037 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hơn 60 trí thức Việt Kiều đóng góp ý kiến xây dựng chính sách thu hút kiều bào. Ảnh: Lê Anh Dũng

"Các đồng nghiệp trong nước có xu hướng chỉ chờ đợi chúng tôi tìm học bổng cho SV để đi du học hoặc tác động các cơ quan nước ngoài mời anh em tham gia nghiên cứu giảng dạy hoặc chủ động lo liệu việc thiết kế đề án, làm hồ sơ xin tài trợ", ông Kỳ kể.

"Nếu chỉ chú trọng đến khía cạnh này thì thực là lãng phí trí tuệ!", TS Kỳ chân thành.

Trong khi đó, ông Phạm Công Tú, Thạc sỹ Điện tử viễn thông (Séc), hiện là Chủ tịch công ty PAMA chuyên nghiên cứu, sản xuất cáp quang, linh kiện công nghệ cao về phát thanh, truyền hình chỉ ra thực tế khác: VN đã bỏ quên đội ngũ trí thức khá lớn được đào tạo tại Đông và Trung Âu dù đã khá tốn kém cho việc đào tạo này.

  • Việt Lâm

Bài 2: Cơ chế nào để huy động chất xám Việt Kiều

Các trí thức, chuyên gia người Việt cần một cơ chế, chính sách như thế nào để có thể đóng góp cho đất nước? Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu tại Hội thảo đã trao đổi với VietNamNet.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,