221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
770955
Vùng kinh tế phía Nam: Hiệu quả chưa bù lại chi phí?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Vùng kinh tế phía Nam: Hiệu quả chưa bù lại chi phí?
,

(VietNamNet) - "Trong quá trình phát triển, tất nhiên có địa phương được đầu tư nhiều, có địa phương được đầu tư ít. Nhưng không thể so sánh được hơn, mà cần phân tích dựa trên hiệu quả chung của vùng kinh tế trọng điểm...". Ông Mai Quốc Bình, Phó tổng thanh tra chính phủ, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói trong cuộc trao đổi với VietNamNet xung quanh những vấn đề nổi cộm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

"Lấy thu ngân sách để đánh giá phát triển là chưa đủ"

Ông Mai Quốc Bình: "Sự cục bộ dễ diễn ra nhưng quan trọng là người gác cổng, cụ thể là chính phủ, phải có được sự thống nhất''.
- Là đại biểu QH của TP.HCM, và từng là Phó chủ tịch UBND TP, ông có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ khi vùng được xác lập?

- Tôi nghĩ đánh giá hiệu quả không nên chỉ dừng lại trên con số. Nếu phân tích đầy đủ thì chưa chắc hiệu quả đã bù lại chi phí mình bỏ ra. Lấy nguồn thu ngân sách để đánh giá phát triển kinh tế là chưa đủ, phải đánh giá toàn diện về môi trường, xã hội, con người, rồi vấn đề phát triển bền vững.

Đồng ý là hàng năm ngân sách tăng, nhưng còn các mặt hạn chế khác. Chẳng hạn, ô nhiềm môi trường quá nặng nề. Ngày trước, kênh Tàu Hũ, sông Sài Gòn còn nước sạch, bây giờ hầu hết nước đen. Xử lý rác hiện nay cũng không đảm bảo yêu cầu.

- Khi các tỉnh, thành phối hợp một cách nhịp nhàng, khoa học trong tổng thể là vùng kinh tế, thì các vấn đề như trên được giải quyết như thế nào?

- Theo tôi trong vùng phải có người chỉ huy, phải có sự nhất quán về nội dung, giải pháp và bước đi, có đánh giá tiến độ thực hiện. Hơn nữa, TW cần có sự chỉ đạo và theo dõi xuyên suốt.

- Theo ông, người chỉ huy là ai?

- Có thể phân công cho người có đủ tầm, đủ điều kiện để tập hợp. Người này có thể là lãnh đạo một địa phương trong vùng.

- Nhưng khi có người chỉ huy thì dễ xảy ra thiếu khách quan trong việc đề xuất đầu tư vào đâu. Chằng hạn, người chỉ huy đó nghiêng về những công trình có lợi cho địa phương mình, mà không xét trên tổng thể chung vùng kinh tế, dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch...

- Điều này có xảy ra trong thực tế. Một quy chế chặt chẽ, nhất quán cho hoạt động của vùng kinh tế trọng điểm sẽ hạn chế sự cục bộ. Tập thể sẽ dựa vào quy chế này để bàn và cho ý kiến đối với mỗi đề nghị đầu tư.

Quy chế này xác lập quyền điều hành một cách nhất quán của các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm. Nội dung của quy chế là đảm bảo tính dân chủ, công khai, không cục bộ, đi vào hiệu quả kinh tế toàn vùng, trong đó có lợi ích của từng địa phương.

Trong quá trình phát triển, tất nhiên có địa phương được đầu tư nhiều, có địa phương được đầu tư ít. Nhưng không thể so sánh được hơn, mà cần phân tích dựa trên hiệu quả. Nói chung, phải hết sức minh bạch, khách quan trong điều hành thực hiện quy chế. Nếu "làm bạy" thì sẽ có ý kiến, thậm chí chính phủ sẽ phân xử.

"Không nên giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP trên địa bàn"?

Soạn: AM 719135 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vũng Tàu - một minh chứng cho tiềm năng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Theo ông, có nên áp dụng cơ chế hội đồng lãnh đạo các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm bỏ phiếu đề xuất đầu tư cho các công trình? Chẳng hạn, muốn mở một con đường về Cà Mau, hội đồng sẽ tiến hành bỏ phiếu, nếu đa số đồng ý thì sẽ đề xuất mở?

- Đó cũng là một cơ chế đáng suy nghĩ. Tuy nhiên, vai trò lớn nhất vẫn thuộc về TW. Các đề nghị đầu tư sẽ được đưa lên Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng kinh tế. Ban này cần có sự tham gia của các Bộ, ngành, đảm bảo đầu tư mang tính hiệu quả cao, đảm bảo lợi ích bền vững và lâu dài.

- Theo như ông nói, vai trò của TW mang tính quyết định, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu đồng bộ trong quy hoạch. Chẳng hạn, quốc lộ 13 từ Bình Dương về TP.HCM, tại Bình Dương thì được mớ lớn, nhưng đến địa phận TP.HCM thì chưa được mở nên thành nút cổ chai, đơn giản vì TP.HCM... chưa có nhiều nhu cầu về Bình Dương...

- Tôi cho rằng chúng ta chưa có chế tài cho việc này. Ai làm được thì chẳng sao, ai chưa làm được cũng chẳng sao. Bây giờ nói ra thì người ta có đủ lý do giải thích vì thế nọ, thế kia nên chưa làm. Ngành chức năng không kiểm tra chặt chẽ xem vì sao nó như vậy; do Bộ, ngành chức năng chưa cho, hay bị vướng đền bù, giải tỏa mà chưa thực hiện được. 

- Một số địa phương xây dựng các công trình do mình quyết định bằng nguồn ngân sách địa phương. Như vậy xảy ra chồng chéo giữa quy hoạch ngành và địa phương. Theo ông, cần giải quyết vấn đề này như thế nào?

- Phải thống nhất về quy hoạch, và có kỷ luật trong đầu tư xây dựng cơ bản. Nếu không quy hoạch thì lấy gì áp đặt được. Quá trình quy hoạch và thẩm định quy hoạch đều phải có TW tham gia, chứ không phải địa phương tự làm, trừ những công trình quá nhỏ, như làm hẻm.

Sự cục bộ dễ diễn ra nhưng quan trọng là người gác cổng, cụ thể là chính phủ, phải có được sự thống nhất.

- Ông từng là lãnh đạo của TP.HCM, vậy ông có thể chia sẻ kinh nghiệm thời kỳ giữ chức vụ này trong việc phối hợp với các tỉnh khác, tạo ra sự hài hòa trong vùng kinh tế trọng điểm?

- Khi đó, tôi từng đặt vấn đề có riêng chính sách cụ thể để quản lý địa bàn cắt khúc. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đề nghị không nên giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP trên địa bàn nữa, vì như thế sẽ thúc đẩy tính cục bộ và cắt khúc. Mà nên giao tăng trưởng GDP cho từng ngành kinh tế - kỹ thuật. Ví dụ, công nghiệp hàng năm phải tăng trưởng bao nhiêu phần trăm, nông nghiệp bao nhiêu, dịch vụ bao nhiêu. Từ đó các ngành vươn tay xuống địa phương để sắp xếp đầu tư.

Cứ như bây giờ Bộ ngành chờ đợi địa phương mà địa phương thì chờ đợi Bộ ngành. Giao chỉ tiêu tăng trưởng GDP trên địa bàn sẽ được coi là chỉ tiêu để đánh giá cán bộ, từ đó dẫn tới ganh đua nhau: TP.HCM cứ mở khu công nghiệp liên tục, Đồng Nai cũng thế. Muốn thu hút đầu tư lại hạ giá đất, giá thuế xuống, để cạnh tranh. Nhiều nơi làm một thời gian thì dẹp bỏ. Chưa có đánh giá một cách thống nhất các DN bị phá sản vì thua lỗ.

- Xin cảm ơn ông!

  • Phạm Cường (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,