221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
780514
Bài 1: TP.HCM, thi tuyển trưởng phòng nằm chờ đến bao giờ?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Bài 1: TP.HCM, thi tuyển trưởng phòng nằm chờ đến bao giờ?
,

(VietNamNet) - Ngày 24/8/2004, Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM đã soạn thảo đề án thí điểm thi tuyển cạnh tranh chức danh trưởng, phó phòng ở một số Sở - ngành, UBND quận - huyện để trình UBND TP phê duyệt. Theo kế hoạch, từ tháng 10/2004, các cơ quan trên triển khai thực hiện đề án. Tuy nhiên, đến giờ, đề án vẫn chưa được UBND TP phê duyệt, vì... "còn phải chờ xem xét".

Theo đề tài khảo sát đối với khối Sở - ngành, quận - huyện mang tên "Bảo đảm nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở TP.HCM" năm 2001, số cán bộ, công chức được bố trí đúng ngành nghề được đào tạo chỉ chiếm 39,61%; bố trí không phù hợp với năng lực, sở trường chiếm 11,93%. Số cán bộ, công chức không phát huy, thậm chí không hoàn thành nhiệm vụ, chiếm tới trên dưới 20%.

Đề án này nhằm khắc phục tình trạng trên.

58% ý kiến thấy thi tuyển là hợp lý

Đề án được xây dựng dựa trên quan điểm: Việc tổ chức thi tuyển cán bộ, công chức theo hướng đảm bảo công khai, công bằng, cạnh tranh và chủ yếu dựa vào năng lực sẽ tạo động lực mạnh mẽ thay đổi toàn bộ cơ chế quản lý cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, sẽ thúc đẩy đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Soạn: AM 740603 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Việc thi tuyển cán bộ, công chức theo hướng công khai, công bằng, cạnh tranh và chủ yếu dựa vào năng lực sẽ tạo động lực mạnh mẽ thay đổi toàn bộ cơ chế quản lý cán bộ, công chức. (Ảnh: P.C)

Cách bổ nhiệm cán bộ dựa trên thi tuyển sẽ khắc phục tình trạng sử dụng cán bộ theo cảm tính, theo lý lịch "con ông, cháu cha", khắc phục tình trạng chạy chức, chạy quyền.

Chức danh trưởng, phó phòng cấp Sở - ngành, UBND quận - huyện được chọn để thi tuyển cạnh tranh vì đây là chức danh tham mưu cho các cơ quan nhà nước, chủ yếu làm công tác chuyên môn. Chức danh này cần tiêu chuẩn nghiệp vụ rõ ràng, dễ đánh giá năng lực.

TP.HCM "đi trước, về sau"?

Ông Nguyễn Trung Thông tỏ ý lo ngại rằng: "TP.HCM sẽ là địa phương "đi trước, về sau", vì là nơi đưa ra đề án thi tuyển cạnh tranh đầu tiên nhưng vẫn chưa được phê duyệt", trong khi các địa phương khác có vẻ đang "rục rịch".

Ông Thông đã có lý vì Tỉnh ủy Long An vừa cho biết, sẽ thực hiện mô hình "thử làm lãnh đạo trước khi bổ nhiệm làm lãnh đạo".

Theo đó, sẽ lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn đảm nhận các chức danh như giám đốc Sở, thủ trưởng các đơn vị, ban, ngành, sau đó thử giao việc đúng tầm với chức danh sắp bổ nhiệm, để xem có làm được hay không rồi mới bổ nhiệm chính thức.

Tỉnh ủy Quảng Nam cũng đã có chủ trương cho cán bộ trẻ tập làm Phó giám đốc Sở, và chấp nhận tăng biên chế Phó giám đốc Sở để lấy đất cho cán bộ trẻ rèn luyện.

Việc tuyển chọn đòi hỏi cao tính đổi mới, sáng tạo, tầm nhìn. Mỗi ứng viên phải đưa ra đề án quản lý và phát triển ngành.

Yêu cầu dự tuyển tương đối thoáng: Đối tượng là công dân VN, có lịch sử gia đình và bản thân rõ ràng, hiện là cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước hoặc hợp đồng đang công tác tại các cơ quan cùng khối chuyên môn của TP.HCM.

Chẳng hạn, ứng viên cho chức vụ trưởng phòng của Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ là công chức, cán bộ của một tổ chức thuộc bất kỳ Sở - ngành trong khối quản lý đô thị, kể cả của các phòng quản lý đô thị quận - huyện. Cán bộ quản lý đô thị cấp phường - xã, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị dịch vụ, sự nghiệp... đều có thể tham gia dự tuyển.

Độ tuổi dự tuyển từ 25 - 45 (không phân biệt tuổi riêng cho nam, nữ). Riêng ứng viên là cán bộ, công chức hiện đang giữ chức vụ trưởng, phó phòng, nữ không quá 50 tuổi và nam không quá 55 tuổi.

Các ứng viên lọt vào vòng sau sẽ được cho đảm nhiệm thử chức danh. Nhiệm kỳ cho các chức danh này là 5 năm. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ, mỗi năm sẽ có đánh giá một lần, và nếu người nào không đảm nhận được chức vụ thì sẽ bị bãi nhiệm.

Năm cuối cùng của nhiệm kỳ 5 năm sẽ tổ chức thi tuyển cạnh tranh lại. Người đương nhiệm chức danh trưởng phó, phòng cũng được dự thi. Nếu trúng thì được tái bổ nhiệm, nếu không thì sẽ trở lại là nhân viên, có thể được luân chuyển qua phòng khác để tiện làm việc.

"Nếu đề án được thông qua, sẽ đến lúc phải nghĩ đến thi tuyển các chức danh cao hơn, như giám đốc, phó giám đốc Sở" - Ông Nguyễn Trung Thông, Phó Ban chuyên trách Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM, người chịu trách nhiệm chính với đề án, nói.

Kết quả cuộc thăm dò ý kiến của 81 cán bộ, công chức thuộc 3 cơ quan (Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng và UBND quận 5) được tổ chức vào đầu năm 2004 đã nói lên sự đồng tình ủng hộ của đa số cán bộ, công chức đối với việc thi tuyển cạnh tranh. Có 58% ý kiến cho rằng việc tổ chức thi tuyển hiện nay là hợp lý. Điều tra về khía cạnh khả thi cho kết quả 62% ý kiến cho rằng dự án khả thi.

Chưa biết bao giờ phê duyệt(!)

Thực chất, trong đề án, quy định về đối tượng dự tuyển chưa hoàn toàn "mở cửa" cho mọi công dân có nguyện vọng.

Tiêu chí không rõ ràng

Ông Nguyễn Trung Thông: Cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm hiện nay, mặc dù có nhiều văn bản quy định đổi mới, nhưng thực chất chưa thoát khỏi tính hình thức.

Thí dụ, các cuộc thi tuyển công chức thường nhằm "hợp thức hóa" các lựa chọn nhân sự đã diễn ra trước đó thông qua hình thức hợp đồng trong và ngoài chỉ tiêu.

Cơ chế bổ nhiệm tuy đã có bước dân chủ hóa, như họp bàn trong tập thể lãnh đạo, lấy ý kiến tín nhiệm trong cơ quan, đơn vị..., nhưng các tiêu chí không được đo lường, so sánh rõ ràng và phần lớn dựa trên cảm tính của người đánh giá.

Giới hạn thứ nhất là ứng viên phải đang là công chức trong biên chế nhà nước. Quy định này hạn chế các sinh viên mới ra trường, các nhân viên của các doanh nghiệp tư, các tổ chức phi chính phủ.

Giới hạn thứ hai là chỉ chấp nhận cán bộ công chức của TP.HCM, như vậy không thu hút được nhân tài các tỉnh và các cơ quan TW.

"Đây là đề án làm thử, nên chưa thực sự "mở cửa". Tuy nhiên, chưa biết bao giờ mới được phê duyệt. Hiện, UBND TP vẫn chưa có ý kiến gì" - Ông Nguyễn Trung Thông nói.

Theo ông Thông, vướng mắc ở chỗ, nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại, tạo ra sự đắn đo của UBND TP.HCM.

"Một số Sở - ngành sợ đưa ra quy chế thì không có người đăng ký thi. Bởi vì, nếu thi được thì không sao, thi không được sẽ bị giảm uy tín (!!!). Hơn nữa, chính sách lương phải ưu đãi hợp lý, chứ như hiện nay thì còn thấp, bởi vì đối tượng trúng tuyển sẽ là những người có năng lực thực sự. Phải gánh trách nhiệm mà không được được hưởng thụ tương xứng thì không ai muốn" - Theo ông Thông.

"Tôi đã đề xuất tăng mức lương khi trình đề án. Còn với đối tượng ngại dự thi, tôi nghĩ chẳng qua đó là những người đã yên vị ở ghế trưởng, phó phòng của mình, hoặc là lớp cán bộ tuổi cao, khó cạnh tranh được với lớp trẻ. Lớp cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, lại kinh qua vài năm làm việc thì nhất định sẽ giỏi hơn lớp cán bộ sống lâu lên lão làng. Họ sẽ vỗ tay hưởng ứng thi tuyển" - Ông Thông nói.

Được biết, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã cho rằng, sắp tới cần khảo sát, thăm dò ý kiến của một số Sở - ngành, quận - huyện tiêu biểu - đối tượng chính của việc thi tuyển.

Khoảng giữa năm 2006, Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM sẽ thực hiện cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến trên. Nếu đa số ý kiến ủng hộ, thì sẽ tiếp tục... trình UBND TP và chờ... phê duyệt.

"Tuy nhiên, việc thi tuyển cạnh tranh trước sau cũng phải làm thôi. Điều kiện về nhiều mặt và yêu cầu về nhân lực của TP.HCM cho phép điều này" - Ông Thông khẳng định.

  • Phạm Cường

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,