221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
780518
Bài 2: Làm sao giải quyết chuyện xưa nay hiếm: Bãi nhiệm?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Bài 2: Làm sao giải quyết chuyện xưa nay hiếm: Bãi nhiệm?
,

(VietNamNet) - Đề án thi tuyển trưởng, phó phòng tại TP.HCM là một bước đột phá nếu được thực hiện. Vấn đề đặt ra là cơ chế bãi nhiệm khi trưởng, phó phòng không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, đề án này chưa cho thấy một hệ thống đo lường chất lượng công việc của cán bộ phù hợp với đánh giá của người dân, một cơ chế tiếp thu ý kiến người dân, để bãi nhiệm hợp lý.

Từ trước đến nay, việc bãi nhiệm công chức được xem là rất khó khăn, khi chưa có hệ thống đo lường mức độ hoàn thành công việc của công chức rõ rệt. Hơn nữa, chưa có cơ chế thu thập ý kiến đánh giá của của người dân đối với công chức.

Theo ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, "cơ chế bổ nhiệm hiện nay thực chất vẫn là cơ chế vận động. Một người muốn lên chức thì không chỉ phải làm vừa lòng cấp trên, mà còn phải vừa lòng cấp dưới. Từ đó dẫn đến nể nang, ngại đụng chạm, du di cho nhau, làm giảm chất lượng công việc chung. Một cơ chế như vậy sẽ dẫn tới người tài, có sáng kiến không được trọng dụng; người làm việc tồi thì vẫn tồn tại vì quen biết, được đỡ đầu".

Chưa thể thỏa mãn với tiêu chí đánh giá của đề án

Soạn: AM 745535 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Giải quyết hồ sơ hành chính tại UBND quận 8, TP.HCM. (Ảnh: P.C)

Câu hỏi đặt ra là: Có gì bảo đảm người trưởng, phó phòng, sau khi trải qua thi tuyển tương đối công bằng, không sa vào chạy chức, chạy quyền, bởi vì không phải chịu sức ép từ một hệ thống đánh giá cán bộ khoa học có sự thu thập ý kiến của người dân?

Cạnh tranh: thời đã đến!

PGS.TS Bùi Đức Kháng khẳng định: "Đã đến lúc cần thi tuyển canh tranh, vì đó là nhu cầu bức thiết của xã hội!".

PGS Kháng và nhóm nghiên cứu đang xây dựng đề án thi tuyển cạnh tranh chức danh trưởng, phó phòng nói chung tại tất cả các quận - huyện của các tỉnh, thành. Tuy nhiên, nhóm vẫn còn phải... chờ đề án thi tuyển trưởng, phó phòng tại TP.HCM được phê duyệt, để biết được tính khả thi của đề án đang xây dựng.

"Việc xây dựng một hệ thống như vậy vẫn đang trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi" - Ông Trần Anh Tuấn, Vụ phó Vụ cán bộ - công chức, Bộ Nội vụ, cho hay.

Ông Nguyễn Trung Thông, Phó Ban chuyên trách Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM, tiết lộ: Việc đánh giá để bãi nhiệm đối với trưởng, phó phòng sau mỗi năm và sau nhiệm kỳ 5 năm có sự thu thập ý kiến xác suất của một số lượng người dân nhất định cũng giống công tác điều tra lấy ý kiến của người dân về tính khả thi, hơp lý của đề án. Nếu số người hài lòng vượt quá bán thì người trưởng, phó phòng đó đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của ý kiến người dân như thế nào đối với việc bãi nhiệm vẫn là điều cần bàn.

"Ở Đức, Trung Quốc, và một số nước đi trước khác, việc đánh giá cán bộ thông qua nhiều kênh. Ngoài đánh giá của người dân còn có đánh giá của cấp trên, ngang cấp (ví dụ: các trưởng, phó phòng khác), cấp dưới. Đặc biệt, năng lực, tác phong, kỷ luật làm việc của cấp dưới sẽ phản ánh chân dung người lãnh đạo" - PGS.TS Bùi Đức Kháng, Phó trưởng khoa nhà nước pháp luật, Học viện hành chính quốc gia chi nhánh phía Nam, cho biết.

Theo PGS Kháng, không phải trưởng, phó phòng nào cũng tiếp xúc nhiều với dân; tuy nhiên, như thế không có nghĩa ý kiến đánh giá của người dân sẽ thiếu chính xác, mà vẫn hết sức cần thiết. Bởi vì, người dân có thể đánh giá lãnh đạo thông qua chất lượng phục vụ của nhân viên. Những người dân sống gần nơi ở của lãnh đạo có thể biết được tư cách của anh ta.

"Việc lấy ý kiến người dân rất dễ trở thành hình thức, làm xong xếp xó, nếu lãnh đạo mỗi cơ quan và cấp ủy Đảng thờ ơ hoặc cố tình dung túng cho cán bộ không đạt yêu cầu" - Ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ tịch MTTQ TP.HCM, nói.

"Vấn đề là Đảng có tôn trọng cơ chế đó không. Nếu Đảng không quyết tâm tuyển chọn người tài thì làm sao lay chuyển được. Theo tôi, lấy ý kiến xong phải công khai cho dân biết để có thể giám sát. Đối với những trường hợp đạt tỷ lệ phiếu hài lòng thấp, cấp lãnh đạo cần nghiêm túc xem lại năng lực của cán bộ và xử lý kịp thời" - Ông Đằng nhấn mạnh.

Trong đề án này, sự đánh giá chất lượng công việc của trưởng, phó phòng chủ yếu dựa trên việc thực hiện đề án đã được trình bày khi thi tuyển.

Nhưng, theo ông Phạm Cầu, chuyên viên Sở Nội vụ từng có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống đánh giá cán bộ, chỉ đánh giá dựa vào riêng chất lượng thực hiện đề án là chưa đủ. Bởi vì đề án được trình bày chỉ mang tính bao quát, "chấm điểm thực hiện đề án cũng như chấm bài văn" (nghĩa là yếu tố cảm tính có thể xen vào nhiều).

Việc đánh giá người chức danh trưởng, phó phòng cũng như nhiều lãnh đạo khác cần dựa vào nhiều tiêu chí khác: năng lực ứng xử, giải quyết trong từng tình huống cụ thể; khả năng quy tụ tập thể; mạnh dạn trong sử dụng thuộc cấp có năng lực, có cá tính...

"Hội đồng thi tuyển liệu đáng tin cậy?"

Ông Võ Văn Thôn lại tỏ ý lo ngại về chất lượng của Hội đồng thi tuyển (bao gồm các lãnh đạo ủy Đảng và khối chuyên môn). "Rất nhiều lãnh đạo hiện nay được bố trí không đúng chuyên môn, chẳng hạn đang lãnh đạo Sở này lại "nhảy" sang lãnh đạo Sở khác, và chưa được đào tạo bài bản về tổ chức bộ máy. Vậy, việc đánh giá ứng viên của họ liệu có đáng tin cậy? Cho nên, cần lựa chọn lại thành phần Hội đồng thi tuyển, cần có sự góp mặt của những người có chuyên môn bài bản, được đào tạo từ nước ngoài càng tốt" - Ông Thôn nói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Cầu cho hay: Tiêu chuẩn cho mỗi chức danh đã được xây dựng quy định rõ từng chức danh tương ứng bằng cấp gì, loại gì. Tuy nhiên, đó chỉ là tiêu chuẩn cho chức danh tổng quát, chưa có tiêu chuẩn hoàn chỉnh cho chức danh đầy đủ. Tiêu chuẩn cho chức danh đầy đủ phải cụ thể, chi tiết hơn. Ví dụ, trưởng phòng công nghệ thông tin phải có bằng cấp công nghệ thông tin, phải khác hẳn với trưởng phòng quản lý xây dựng. Việc thiếu tiêu chuẩn cho chức danh đầy đủ góp phần dẫn đến sự luân chuyển cán bộ không đúng chuyên ngành hiện nay.

Theo ông Cầu, "một đề án mang tính thí điểm như thế này nên có tiêu chuẩn cho chức danh đầy đủ, chẳng hạn trưởng phòng tài chính cần có bằng cấp về tài chính, để chuẩn hóa chuyên môn, khắc phục tình trạng làm trái ngành hiện nay".

Đối với đối tượng dự thi, PGS Kháng cho rằng: "Đối tượng nên mở rộng ra tất cả các tỉnh, thành, chứ không riêng TP.HCM".

Làm gì để thi đỗ trưởng, phó phòng?

- Đối tượng dự thi mở rộng ra cả ngoài Đảng, con em quan chức, quân nhân chế độ cũ.

- Các thí sinh cần trình bày đề án phát triển ngành, lĩnh vực mình phụ trách.

- Có khả năng sử dụng vi tính và thiết bị chuyên môn, nghiệp vụ.

- Ưu tiên cho các đối tượng: Thâm niên trong ngành; Có nhiều hơn một bằng đại học, hoặc có trình độ sau đại học; Có trình độ về tin học và ngoại ngữ.

  • Phạm Cường

Bài 1: TP.HCM, thi tuyển trưởng phòng nằm chờ đến bao giờ?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,