221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
797798
''Chi ngân sách vẫn ''gọt chân cho vừa giày''
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
''Chi ngân sách vẫn ''gọt chân cho vừa giày''
,

(VietNamNet) - ''Cũng đã nhắc mãi rồi nhưng do cái “gốc” mình chưa sửa. Đó là chế độ, định mức chi tiêu xây dựng từ lâu đã lạc hậu (từ năm 1999), dẫn đến việc “gọt chân cho vừa giày”.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Tào Hữu Phùng đã nói như vậy khi trao đổi với báo giới bên lề phiên họp của Quốc hội ngày 18/5.

Quốc hội chỉ biết ''ngọn'' của ngân sách?

Soạn: AM 780739 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Tào Hữu Phùng.
Ảnh: TTO

* Trong báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2004 có đề cập đến một số cơ quan chi vượt dự toán lớn như: Bộ Giao thông Vận tải vượt 10,5%; Uỷ ban Thể dục thể thao vượt 122%; Bộ Kế hoạch và Đầu tư vượt 113,1%...?

-  Có những đơn vị vượt do nguyên nhân khách quan như Uỷ ban Thể dục thể thao phải chi bổ sung cho việc tổ chức SEA GAME 22 (tổ chức từ 2002 nhưng đến 2004 mới quyết toán xong) do dự toán chi chưa đủ. Còn Bộ Giao thông Vận tải vượt dự toán là do phải bổ sung vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều khi khách quan do sụt sở đường...

* Thế còn con số chi quản lý hành chính vượt dự toán 33,5% thì sao, thưa ông?

- Đây là con số cần phải xem xét. Trước hết là nguyên nhân khách quan, định mức chi tiêu mình quy định chưa phù hợp thực tế buộc đơn vị sử dụng phải tăng. Về chủ quan đó là việc chi nhiều khi vô bổ như đón nhận huân chương, kỷ niệm ngày truyền thống, hội nghị, hội thảo...

* Nhưng năm 2003 những khoản chi này cũng vượt, tại sao năm 2004 chúng ta không rút được kinh nghiệm?

Vì sao dự toán và quyết toán ngân sách ''xa nhau'' 18 tháng?

''Sở dĩ quyết toán ngân sách năm 2004 mà đến năm 2006 Quốc hội mới thông qua là vì theo Luật Ngân sách Quốc hội chỉ phê chuẩn quyết toán sau 18 tháng khi năm ngân sách kết thúc. Bởi 6 tháng đầu năm (sau năm cần quyết toán), cấp huyện, cấp xã phê chuẩn xong, trong 12 tháng sau đó là cấp tỉnh, cấp bộ phê duyệt. Tiếp đó, có báo cáo quyết toán thì kiểm toán mới tiến hành được. Vì vậy phải sau 18 tháng Quốc hội mới có đầy đủ để phê duyệt được''.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Tào Hữu Phùng.

- Cũng đã nhắc mãi rồi nhưng do cái “gốc” mình chưa sửa. Đó là chế độ, định mức chi tiêu xây dựng từ lâu, đã lạc hậu (từ năm 1999) nên mới dẫn đến việc “gọt chân cho vừa giày”. Cái chúng ta lên án là chi tiêu hành chính không đúng chế độ chính sách và chi không hiệu quả để xảy ra thất thoát, lãng phí.

* Như vậy có nghĩa là nếu vẫn chưa sửa được quy định trên thì sẽ còn vượt chi?

- Năm nay sẽ tiến hành phân bổ ngân sách của năm 2007 đến 2010 lại và sẽ làm định mức phân bổ mới cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Nhưng cũng có những bộ, ngành không sử dụng hết kinh phí mà dự toán đề ra?

- Điều này thể hiện anh không thực hiện được nhiệm vụ đề ra. Chẳng hạn như vấn đề giảm biên chế, khoản chi này năm 2004 mới đạt được 66,8%. Chi như vậy thì có nghĩa việc giảm biên chế chưa hiệu quả.

* Thông qua báo cáo quyết toán này chúng ta có phát hiện được thất thoát, lãng phí không thưa ông?

- Không tìm được. Bởi nếu phát hiện thì kiểm toán đã loại ra rồi.

* Nhưng có những vụ tiêu cực phải vài năm sau mới phát hiện ra được thì sao?

- Nếu có thì vẫn yêu cầu phải xuất toán.

* Chi sai năm 2004 là khoảng bao nhiêu, thưa ông?

- Chi vượt dự toán thì nhiều nhưng chi sai là khoảng 500-600 tỷ đồng. Những khoản chi sai chúng tôi cũng yêu cầu phải xuất toán.

* Như vậy có thể nói chi sai, chi vượt cũng là thất thoát và lãng phí cho ngân sách?

- Đúng vậy! Sau khi có kết quả về chi sai Quốc hội sẽ ra nghị quyết để thu hồi và xử lý. Việc này được tiến hành kể cả sau khi Quốc hội đã thông qua quyết toán.

  • Văn Tiến ghi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,