221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
798186
Đại biểu Quốc hội: Thuế thu nhập- Phải cân nhắc thận trọng
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Đại biểu Quốc hội: Thuế thu nhập- Phải cân nhắc thận trọng
,

(VietNamNet) - ''Lúc này phải lấy khoan sức dân làm mục tiêu. Vừa rồi chúng ta đã khoan sức dân, miễn toàn bộ thuế nông nghiệp cho đến đánh bắt hải sản... Cho nên thuế thu nhập cá nhân phải cân nhắc rất thận trọng!''

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Tào Hữu Phùng đã nói như vậy khi trao đổi với báo giới chiều 19/5 về Luật thuế thu nhập cá nhân.

* Bộ Tài chính vừa đưa ra dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân với mức khởi điểm chịu thuế 3 triệu đồng, trong khi hiện nay là 5 triệu đồng?

Soạn: AM 781655 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Tào Hữu Phùng. Ảnh: TTO

- Mức khởi điểm chịu thuế 5 triệu đồng hiện nay là của người thu nhập cao. Còn mức 3 triệu đồng đánh thuế thu nhập cá nhân của tất cả mọi người. Tức là hạ mức khởi điểm chịu thuế xuống, bỏ Pháp lệnh thuế thu nhập cao đi.

Bản thân tôi cũng chưa biết căn cứ tại sao lại là 3 triệu đồng? Theo tôi, mức đó phải cân nhắc, đánh thuế thế nào để người dân còn đảm bảo cuộc sống. Sau khi người ta sống dư dật mới đánh thuế. Nếu 3 triệu đồng chưa đủ sống thì phải xem xét lại.

* Một số ý kiến cho rằng, hạ mức khởi điểm đóng thuế thu nhập như vậy sẽ mất lòng dân?

- Đây mới là Ban soạn thảo đưa ra thôi. Khi nào Quốc hội thảo luận sẽ có chính kiến. Nói chung Quốc hội phải bảo vệ lợi ích của dân. Làm sao thuế phải đạt yêu cầu công khai, minh bạch, công bằng.

Quan điểm của tôi, thuế gì thì thuế nhưng phải vì dân. Nghĩa vụ công dân phải đóng thuế, nhưng đóng ở mức độ nào phải đảm bảo đời sống. Người ta còn nuôi vợ, nuôi con... Đảm bảo công bằng là anh thu nhập cao phải đóng cao, thu nhập thấp đóng thấp, người nghèo phải được miễn thuế.

* Cũng theo dự thảo luật, với người độc thân không phải chiết trừ gia cảnh thì mức khởi điểm chịu thuế là 1 triệu đồng?

- Thuế thu nhập đánh rộng thế này, để đảm bảo công bằng phải xét hoàn cảnh cụ thể. Đánh thuế thu nhập 1 triệu đồng với người cô đơn, nhưng tôi bệnh tình thì sao? Tôi có bệnh kinh niên, thường xuyên phải mua thuốc vì sao lại đánh thuế tôi? Mức khởi điểm chịu thuế là một chuyện nhưng nộp thuế hay không phải có nhiều tiêu chí phụ.

* Cách tính thuế thu nhập với một người phải trừ đi chi phí ăn uống, bệnh tật, ốm đau...?

- Thuế thu nhập cá nhân khác thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào lợi nhuận. Tổng thu trừ chi phí hợp lý ra tiền lãi thì tôi đánh 28% vào tiền lãi.

Còn đối với cá nhân, thu nhập sau khi chiết trừ gia cảnh nuôi mẹ già, con thơ, đóng học phí, chữa bệnh thì tính thuế chứ không có chi phí. Ông độc thân không nuôi vợ, nuôi con thì mức khởi điểm chịu thuế thấp hơn.

* Có người lo lắng tiền ''đẻ'' ra bộ máy thu thuế sẽ nhiều hơn số thuế thu được?

- Có nhiều cách thu thuế mà không thành bộ máy. Người ta giao cho người trả lương khấu trừ tại nguồn. Anh lương 3 triệu đồng, trừ 5% thì khấu trừ ngay từ nguồn nộp cho ngành thuế. Việc gì phải tổ chức bộ máy!

* Hiện nay Bộ Tài chính chưa hỏi ý kiến Quốc hội về dự thảo luật này?

- Mọi người yên tâm! Khi ra ''sân'' Quốc hội, Quốc hội sẽ có chính kiến. Quốc hội bảo vệ quyền lợi của dân, thứ nữa là vì lợi ích Nhà nước. Phải hài hoà 2 cái đó.

Theo tôi, lúc này chúng ta phải lấy khoan sức dân làm mục tiêu. Nghị quyết Đại hội Đảng X cho phép động viên trong thời kỳ 2006-2010 là 21-22% GDP thôi. Vừa rồi chúng ta đã khoan sức dân, miễn toàn bộ thuế nông nghiệp cho đến đánh bắt hải sản chưa qua chế biến... Cho nên thuế thu nhập cá nhân phải cân nhắc rất thận trọng!

* Nhiều người dân sẽ rơi vào đối tượng đóng thuế thu nhập trong khi giá cả biến động, chi tiêu tăng, đời sống có phần khó khăn?

- Theo tôi phải căn cứ vào 2 mặt: Cải thiện đời sống nhân dân và thu ngân sách. Nói rộng hơn là thu thuế hợp lý với tiêu dùng. Tôi là đại biểu Quốc hội thiên về bảo vệ lợi ích của nhân dân. Nhân dân có nghĩa vụ đóng thuế nhưng phân biệt thu nhập. Giàu đóng cao, nghèo đóng ít, khó khăn thì được miễn, mức độ xét nhiều yếu tố phụ.

Chuyển thuế thu nhập cao xuống thuế thu nhập cá nhân đại trà hơn phải có lộ trình, bước đi. Không phải đánh thuế giống nhau hết, không phải đổ đồng được!

* Nếu Chính phủ trình ra Quốc hội một dự luật như thế, ông có sẵn sàng bác bỏ?

- Cuối năm nay Chính phủ sẽ trình ra Quốc hội lấy ý kiến nhưng chưa thông qua. Tôi sẽ là người chủ trì thẩm tra dự luật này. Tôi phải nghe giải trình tại sao khởi điểm chịu thuế độc thân là 1 triệu đồng còn đa số lại là 3 triệu.

Dù thế nào cũng phải đáp ứng được yêu cầu: Vừa động viên sức dân nhưng cũng phải khoan sức dân. Vừa làm nghĩa vụ đối với nhà nước, vừa đảm bảo đời sống cho người dân. Hai cái đó phải cân đối hài hoà với nhau thì mới thông qua.

Ông Nguyễn Đình Xuân (ĐB Quốc hội tỉnh Tây Ninh):
''Thuế thu nhập cá nhân phải đánh vào người thu nhập cao''

* Thưa ông, Bộ Tài chính đang dự kiến đưa ra dự thảo thuế thu nhập cá nhân, trong đó thu nhập 1 triệu đồng/tháng trở lên phải nộp thuế với mức khởi điểm 5%. Ông nghĩ sao về điều này?

Soạn: AM 781653 gửi đến 996 để nhận ảnh này
ĐB Nguyễn Đình Xuân.

- Tôi nghĩ thu nhập cá nhân từ 1 triệu đồng trở lên đã phải đóng thuế như vậy thì quá thấp. Và như thế chi phí cho bộ máy nhà nước “đẻ” ra để thu số tiền thu nhập ấy, hoặc những thủ tục để thu tiền còn nhiều hơn số tiền ta thu được. Bởi vì lương bình quân của cán bộ, công nhân viên chức của ta hiện nay chỉ được hơn 1 triệu đồng/tháng.

Trong toàn bộ xã hội, người lao động trong các doanh nghiệp đa số có lẽ phần lớn ở mức lương 2,34 (lương tối thiểu) nhân với 350 ngàn đồng thì bình quân khoảng 1 triệu đồng. Như vậy với 1 người thu nhập 1,1 đến 1,2 triệu đồng/tháng nếu ta thu 5% của 100-200 ngàn đồng ấy thu rất nhiều người thì chi phí rất lớn, không hiệu quả nên phải tính toán lại mức khởi điểm nào đó cao hơn.

* Để đưa ra Luật thuế thu nhập cá nhân thì Bộ Tài chính phải tính đến những tiêu chí quan trọng nào?

- Đó là thu nhập bình quân của toàn xã hội. Và thu nhập cá nhân phải đánh vào người có thu nhập cao. Trong dự thảo cũng nói đến việc xem xét hoàn cảnh gia đình, cá nhân... (nếu có) thì các nước được thể hiện bằng thuế tích luỹ. Tức là những người sống ở một mức nào đó chi tiêu không hết tiền có tích luỹ, hàng năm xem xét để đánh thuế một lần nữa thì mức đó mới tính đến chiết giảm gia cảnh.

* Vậy theo ông, tính toán chiết giảm gia cảnh như thế nào?

- Ở nước ngoài, tính toán đến mức thuế này thì việc chi tiêu phải có hoá đơn. Chi phí cho con cái học hành cũng phải có hoá đơn để có cơ sở khấu trừ. Nhưng với điều kiện nước ta hiện nay thì không thể được. Bởi thu nhập chính đáng cũng không kiểm soát được cho nên chúng ta chỉ tính toán việc đóng thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao. Và chính xác phải là thuế đánh cho người có thu nhập cao chứ không phải là thuế thu nhập cá nhân.

* Nhưng sắp tới chúng ta sẽ có Luật thuế thu nhập cá nhân?

- Khi nào có luật các đại biểu Quốc hội chúng tôi sẽ bàn. Nhưng cho đến thời điểm này tôi vẫn ủng hộ hướng đánh thuế thu nhập cá nhân phải tính đến mức thu nhập chung của toàn xã hội và tính hiệu quả.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,