221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
804137
Quốc hội bức xúc với xuất khẩu lao động
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Quốc hội bức xúc với xuất khẩu lao động
,

(VietNamNet) - Dùng ngôn từ mạnh như ''gần với việc lợi dụng buôn người'', ''đem con bỏ chợ''... để nói một phần thực trạng đưa người VN đi lao động ở nước ngoài. Chỉ rõ những yếu kém, bất cập của đa số doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Đó là ''điểm nóng'' trong phiên làm việc ngày 5/6 của Quốc hội ''mổ xẻ'' dự án Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Xuất khẩu lao động gần với việc lợi dụng buôn người?

ĐB Hồ Thị Hồng Nhung (Bến Tre) bộc bạch: ''Có người nói với tôi, về mặt hình thức, đưa người lao động làm việc ở nước ngoài với việc lợi dụng buôn người rất gần, rất khó phân biệt, chỉ khác nhau ở mục đích. Tôi nghĩ không hoàn toàn như thế nhưng hoạt động này rất phức tạp, liên quan trực tiếp đến vấn đề nhân quyền''.

ĐB Nguyễn Thị Hồng (Nghệ An) bày tỏ cảm thông với những chị em 20-30 tuổi, hầu hết là đối tượng nữ nông thôn và những người hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và trình độ dân trí thấp, đi làm việc ở đất khách quê người, tiếng không biết vào làm việc trong các gia đình.

Bà chua xót: ''Một số đối tượng vào làm việc trong các gia đình ở nước ngoài, lại bị lạm dụng về hoạt động tình dục. Tôi thấy tổn thất rất lớn và vi phạm rất lớn đến nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vì trên đất khách quê người, vào làm việc tiếng không biết, ngôn ngữ bất đồng, làm việc như vậy, do nhận thức có hạn thì mối quan cũng không biết kêu vào đâu và cuối cùng phải chấp nhận số phận của mình. Có người gặp được người tử tế thì cũng được, nhưng có người phải tìm cách này, cách khác để trốn về''.

''Nếu tuyển đối tượng lao động nữ 20 - 30 tuổi đưa đi xuất khẩu, thực chất đưa đi để hành nghề người ta dùng chữ là "phục vụ đàn ông" ở các nước khác. Ý kiến của cử tri rất bức xúc đề nghị Nhà nước phải nghiên cứu lại''.

Cũng theo ĐB Nguyễn Thị Hồng, có thực trạng ở cơ sở, người lao động thiếu thông tin. Trong một vùng quê có vài ba người về bảo đi Ðài Loan 15 triệu đồng, đi Malaysia 20 triệu thì cứ thế đến đãng ký, tiền thì vay ngân hàng, bán hết trâu, hết bò, sau 6 tháng, 1 năm vẫn không có tin tức gì cả.

''Nhiều trường hợp đưa lên báo chí cuối cùng là đưa đi với hình thức du lịch, sang bên đó rồi không tìm được việc làm hoặc đưa đi đến những nơi lao động rất khắc nghiệt, không đúng với tinh thần đã ký kết là "đồng lương thì hậu hĩnh, điều kiện làm việc sẽ là tốt". Nhưng khi người lao đến nơi thì ở trong hố xí, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bị đánh đập''. ĐB Nguyễn Thị Hồng Xinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh.

''Tôi đề nghị luật phải đảm bảo được hợp tình hợp lý, quyền công dân của người lao động Việt Nam tại nước ngoài. Vì thực trạng người lao động Việt Nam khi đến nước ngoài bị chủ doanh nghiệp nước ngoài quản lý hộ chiếu, cũng như một số giấy tờ tùy thân khác. Vì vậy họ cam chịu sự bóc lột của giới chủ, bóc lột đến kiệt sức, thậm chí tính mạng còn bị đe dọa'', ĐB Dương Kim Anh (Trà Vinh) lên tiếng.

Soạn: AM 797853 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường. Ảnh: QH.

Môi giới, cò mồi, lừa đảo người lao động khá phổ biến

ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá) thắng thắn: ''Quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài đã gặp rất nhiều khó khãn, lao động bị bơ vơ, thiệt thòi, bị chủ doanh nghiệp chèn ép. Chúng tôi coi đây là một hình thức "đem con bỏ chợ" của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động''.

Ông nói nguyên nhân: ''Tình trạng môi giới, cò mồi, lừa đảo người lao động khá phổ biến ở mọi lúc, mọi nơi trong toàn quốc. Có doanh nghiệp mặc dù chưa có chức năng xuất khẩu lao động nhưng đã thông báo tuyển chọn thu tiền đặt cọc của 270 lao động với gần 9 tỷ đồng. Khi cơ quan chức năng phát hiện xử lý thì chưa có khả năng thanh toán, trả lại cho người lao động như Công ty Cửu Long của Hải Phòng''.

''Có những công ty không có chức năng xuất khẩu lao động, sau đó bán cho các công ty có chức năng xuất khẩu lao động hoặc doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài làm việc, nhưng không có tổ chức đại diện nào của đơn vị quản lý và tư vấn giúp đỡ cho người lao động khi làm việc ở nước ngoài''.

ĐB Trần Anh Việt (Ninh Thuận) hưởng ứng: ''Vẫn còn không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động, thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, lừa đảo người lao động mà chưa bị phát hiện nghiêm trị''.

Ông cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thời gian qua tuy có nhiều nhưng phần đông ở quy mô nhỏ, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả kém.

Trong số 141 doanh nghiệp thì có đến 89 doanh nghiệp thuộc loại nhỏ, bình quân hàng năm các doanh nghiệp này chỉ tiêu chỉ đưa đi được dưới 200 lao động đi nước ngoài. Họ không có đủ năng lực để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo tiếp cận thị trường. Trong khi đó, chỉ có 18 doanh nghiệp hoạt động có tính chuyên doanh, có chức nãng hoạt động xuất khẩu lao động là nhiệm vụ chính thì có hiệu quả cao.

ĐB Dương Kim Anh cũng ''kể tội'': ''Thời gian qua một số doanh nghiệp làm rất tùy tiện, thời gian đào tạo bị rút ngắn, chất lượng đào tạo thấp, không bài bản, dẫn đến tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ thì yếu, thiếu ý thức tuân thủ pháp luật cũng như sự hiểu biết về phong tục tập quán ở nước sở tại. Từ đó đã xảy ra tình trạng vi phạm hợp đồng, vi phạm kỷ luật...''

Tại sao không học Thái Lan?

Để cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tự tung tự tác, vô trách nhiệm, lừa đảo, trục lợi, theo ĐB Hoàng Văn Lợi (Bắc Giang) là do quản lý nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nhiều bất cập.

Ông nói: ''Về quản lý Nhà nước chúng ta vẫn còn lúng túng, có lúc còn buông lỏng, nhiều doanh nghiệp và nhiều cá nhân đã lợi dụng tình trạng này để trục lợi, lừa đảo người lao động''.

''Chúng ta vẫn chưa có cơ chế để bảo vệ hữu hiệu lợi ích của người lao động ở nước ngoài, chỉ những khi sự việc nó phát hiện, nó vỡ lở ra thì chúng ta mới chạy theo để giải quyết, còn cơ chế cơ bản thì chúng ta chưa có. Chính vì thế chúng tôi thấy lần này chúng ta cần thiết phải có một đạo luật để điều chỉnh''.

ĐB Nguyễn Thị Hồng Xinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) lấy dẫn chứng từ địa phương mình, có một doanh nghiệp tuyển lao động Thái Lan. Địa phương đã nhận được văn bản của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng công hàm của Đại sứ quán Thái Lan đề nghị địa phương thẩm tra nhu cầu lao động là người nước ngoài ''có đến quy mô và tay nghề như thế không''.

Bà đặt câu hỏi: ''Cục quản lý lao động ngoài nước của chúng ta có làm như Thái Lan hay không? Ta có phối hợp với từng cơ quan lao động ở các địa phương bạn để thẩm định lại nhu cầu lao động không? Nếu có tôi nghĩ rằng sẽ giảm đến mức thấp nhất những tình trạng lừa gạt người lao động trong thời gian vừa qua''.

ĐB Nguyễn Thị Hồng Xinh chưa hết bức xúc: ''Chúng ta có Bộ luật Lao động, người lao động trên đất nước mình còn bị nhiều doanh nghiệp ngược đãi, hành hạ, phải qua thanh tra, kiểm tra, người lao động lên tiếng, chúng ta mới biết được, huống chi gửi thân, gửi phận ở nước ngoài! Cho nên làm sao phải tạo ra môi trường lao động an toàn cho người lao động thì cơ quan quản lý Nhà nước phải có thẩm tra, thẩm định lại điều kiện lao động, môi trường lao động''.

Trách nhiệm của bộ quản lý tới đâu?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân (ĐB An Giang) lấy thêm dẫn chứng: ''Khi đi giám sát địa bàn ở Cộng hòa Liên bang Đức và những địa bàn khác, ở mỗi địa bàn đó có một đồng chí lo vấn đề quản lý lao động ở nước ngoài, đó là người của Bộ Lao động. Ngoại ngữ thì bập bẹ, hiểu về luật pháp của địa phương thì cũng bập bẹ! Do ngoại ngữ không nắm được thì làm sao nắm được hết chiều sâu luật pháp của họ?''.

Ông tiếp tục nêu vấn đề: ''Chị Hằng (Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng - NV) báo cáo với Quốc hội có nói tỷ lệ người Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động ở các nước rất cao. Ở Nhật Bản là 30 - 40%, ở Hàn Quốc 25 - 30% và ở Đài Loan là 10%. Trong lúc đó Indonesia chỉ có 0,4% và Trung Quốc chỉ có 1%, mình là hai chỉ số. Vấn đề này tại sao mà họ lại vi phạm hợp đồng như vậy?''

''Hợp đồng mình ký 2 năm có bảo đảm, sau khi hết hợp đồng rồi thì họ có đủ tiết kiệm để về xoá đói, giảm nghèo? Hay mình cứ ký hợp đồng rồi sau đó qua bên ấy mặc anh, anh làm hay không làm cũng được, thì người ta phải bỏ người ta trốn đi thôi. Còn người VN nào có lòng tự trọng và ý thức được danh dự của quốc gia, thì phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan thương lượng để ký hợp đồng tới đâu, trách nhiệm của bộ chủ quản tới đâu''.

Dự án Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối năm nay.

ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Nông): ''Giờ thể dục, thể thao hành hạ sinh viên, học sinh''

''Tôi thấy thể dục, thể thao trong trường học của ta không giống với các nước khác. Các nước khác sau giờ học các em hồ hở bỏ cặp, bỏ quần áo dài chay ngay ra sân bóng để tập luyện, xung quanh trường học rất nhiều sân bóng. Đặc biệt ở Trung Quốc sau giờ học không khí thể thao rất sôi nổi.

Ở ta giờ thể dục, thể thao bắt buộc trong chương trình, là giờ hành hạ sinh viên, học sinh. Học sinh, sinh viên không thích thú gì bởi vì động tác tập rất đơn giản, có khi chỉ học séc-vít quả bóng; có khi tập chạy. Có em bị ngất, ngã gục trên đường chạy vì chạy trong điều kiện sức khỏe rất chênh lệch nhau với một cự ly giống nhau. Tôi thấy thể dục, thể thao ở trường học có vấn đề!

Tôi nghĩ các nước khác họ đưa thể dục, thể thao vào ngoại khóa nhưng ngoại khóa một cách hào hứng và tất cả mọi người đều tham gia. Chúng ta giành nhiều thì giờ cho quân sự, cho thể dục, thể thao, cho chính trị, cho những môn học làm số lượng choán rất nhiều giờ so với giờ học chuyên môn mà hiệu quả không phải như chúng ta mong muốn''.

(Trích phát biểu góp ý của ĐB Nguyễn Lân Dũng cho dự án Luật thể dục, thể thao tại Quốc hội ngày 5/6)

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,