221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
1227336
Bộ Y tế phải vào cuộc vụ Bệnh viện Phú Lương
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Bộ Y tế phải vào cuộc vụ Bệnh viện Phú Lương
,

 - Nghe xong phần báo cáo về việc tỷ lệ tai biến sản khoa của các bệnh viện Thái Nguyên năm 2008 chỉ chiếm 0,2%, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên yêu cầu ông Hoàng Trí Long (Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và trẻ em Thái Nguyên) cung cấp thêm thông tin về những sai phạm ở Bệnh viện Đa khoa Phú Lương được phản ánh trên VietNamNet.

 

Mô tả ảnh.

Ông Nguyễn Văn Tiên: "Muốn biết thêm thông tin về Bệnh viện Phú Lương". Ảnh: LN

Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội hôm qua (30/7) đã tổ chức hội thảo về dân số, y tế, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

 

Thái Nguyên là địa phương được mời đọc tham luận với những con số ấn tượng như tỷ lệ quản lý thai sản đạt 98,5%, cao hơn toàn quốc.

 

Tỷ lệ đẻ do cán bộ y tế đỡ cũng đạt 98,7%, cũng cao hơn toàn quốc. Tỷ lệ tai biến sản khoa chỉ chiếm 0,2%. 

 

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Văn Tiên muốn được nghe thêm ý kiến về một câu chuyện “đang thực sự bức xúc hiện nay” về Bệnh viện Phú Lương.

 

Bệnh nhân chết vì có bệnh chứ không do lỗi bác sĩ ?

 

Không trình bày về các sai phạm đã xảy ra, ông Long chỉ nói vắn tắt về cái chết của sản phụ Quách Thị Tư.

 

Theo ông Long, cái chết của chị Tư không phải do bác sĩ mà là vì bệnh nhân đã có sẵn bệnh viêm gan mãn và đông máu trong động mạch…

 

Chuyện bác sĩ chụp X–quang ở Phú Lương đi đỡ đẻ cũng là bình thường ở các bệnh viện tuyến huyện do tình trạng thiếu bác sĩ.

 

Về việc Thủ tướng yêu cầu kiểm tra sai phạm, ông Long cho hay, ngành y tế Thái Nguyên đang bắt đầu vào cuộc. “Thông tin thế nào các đồng chí đón xem trên mạng, tôi chỉ biết đến như vậy thôi”, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và trẻ em giải thích.

 

Trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Trí Long nói thêm, kiểm tra vụ việc là trách nhiệm của Sở Y tế, trung tâm của ông không tham gia.

 

Mặt khác, tại cuộc họp xem xét trường hợp của chị Quách Thị Tư, do bận đi công tác nên tuy là giám đốc Trung tâm Chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và trẻ em, ông cũng không có điều kiện đến dự.

 

Ông Long cho rằng, trong trường hợp này, chỗ nào là lỗi của bệnh viện, của bác sĩ thì bác sĩ phải đứng ra nhận.

 

Không phải là nhận lỗi để bệnh nhân chết mà là lỗi về cách cư xử, vì bệnh nhân chết do bệnh tật thì đó đã là thiệt thòi của người ta”, ông Long khẳng định.

 

Ở đây hoàn toàn không có chuyện thiếu tinh thần trách nhiệm, vì ca đỡ đẻ vẫn diễn ra bình thường. Chuyện người dân kiện cáo thực ra là xoay quanh chất lượng cán bộ thôi. Anh không phải chuyên môn nên không chẩn đoán, không tiên lượng được tai biến. Đã thế lại giải thích không rõ ràng gây nên sự bức xúc của người dân”, ông Long nói.

 

Ngày 28/7, ngành Y tế Thái Nguyên tổ chức xét tuyển công chức. Theo hồ sơ, tuyệt nhiên không có một bác sĩ nào ứng tuyển, chỉ toàn trung cấp.
Trình bày tại hội thảo, chính ông Long cũng tỏ ra kinh ngạc vì không hiểu sao, ở một địa phương có trường Đại học Y như Thái Nguyên mà bác sĩ ra trường xong không hiểu đã đi đâu hết, gây nên tình trạng thiếu trầm trọng.

 

Trong khi đó, do Nhà nước không có cơ chế tài chính hợp lý nên các nữ hộ sinh không ai có nhu cầu được đi đào tạo chuyên sâu sản khoa.

 

Ông trao đổi với VietNamNet, địa phương cũng không có ngân sách để đưa bác sĩ xuống Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đào tạo.

 

Trung tâm của ông có mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho nữ hộ sinh cũng không đủ kinh phí bao ăn ở, đi lại nên chẳng ai mặn mà. Có mở lớp cũng chẳng mấy ai đến.

 

"Địa phương tất nhiên không ai tự nhận sai sót"

 

Mô tả ảnh.
Ông Hoàng Trí Long: "Nhiều bệnh viện không có bác sĩ sản". Ảnh: LN
Mặc dù ông Long khẳng định mọi sai sót ở Bệnh viện Phú Lương đều do địa phương thiếu cán bộ, không liên quan đến y đức, nhưng theo Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên, y đức không chỉ là chuyện cư xử với bệnh nhân mà còn là y thuật (tay nghề).

 

Trẻ đau ruột thừa mà tiêm thuốc giảm đau dẫn đến tử vong là phải xem lại năng lực”, ông Tiên nói.

 

Trong luật hành nghề y sắp được Quốc hội thông qua, các quy định về y đức sẽ chặt chẽ hơn. Hiện nay, chưa có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh mà chỉ phụ thuộc vào cái tâm từng người.

 

Theo ông, những sự cố xảy ra ở Phú Lương là chuyện không đáng có của ngành y tế, nhất là ở một huyện gần thành phố, và ở một tỉnh có hẳn trường ĐH Y.

 

Theo ông Tiên, muốn kiểm tra, đánh giá sai phạm ở Phú Lương, cần thành lập một hội đồng khoa học của ngành y. Thành phần tham gia không chỉ là Sở Y tế mà phải có đại diện Bộ Y tế.

 

Vì nếu để địa phương tự đánh giá thì tất nhiên sẽ không ai lại tự nhận mình có sai sót”, ông Tiên cho hay.

 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng thừa nhận, luật pháp hiện hành chưa có quy định để xử lý trong các trường hợp này.

 

Hiện Quốc hội vẫn đang xem xét dự thảo Luật Khám chữa bệnh.

 

Theo đó, một trong những nội dung quan trọng của luật là đánh giá, xem xét trách nhiệm y bác sĩ khi để xảy ra những sai sót trong quá trình khám chữa bệnh.

 

Đây là lần đầu tiên có những quy định cụ thể về việc lập hội đồng đánh giá, những quy trình và các cấp xử lý nếu sai phạm được xác định là do cố ý hay vô tình…

 

Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cho biết, năm 2008, Ủy ban cũng đã tiến hành khảo sát về vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ em. Đáng lo ngại là hệ thống số liệu báo cáo không thật từ địa phương, dẫn đến việc hoạch định chính sách bất hợp lý.

 

Thực tế, bất chấp những ca tử vong ở Bệnh viện Phú Lương khiến Thủ tướng phải vào cuộc chỉ đạo, thì những con số thành tích đem đi báo cáo về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em của tỉnh Thái Nguyên vẫn cao hơn hẳn toàn quốc.

 

TS Đinh Phương Hòa, Phó vụ trưởng Vụ Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế): Số liệu báo cáo của Sở Y tế, các bệnh viện, trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Ninh về tỷ lệ trẻ sinh ra còn sống năm 2005 đều chênh nhau. Đáng chú ý là theo nghiên cứu của Bộ Y tế thì cả ba số liệu trên đều lệch so với con số khảo sát của bộ là 1.000 trẻ. 

  • Lê Nhung 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,