,
221
1841
Hồ sơ
hoso
/chinhtri/hoso/
435890
Nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
,

Nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT

Cập nhật lúc 20:47, Thứ Tư, 09/06/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc là người đầu tiên trong số 7 Bộ trưởng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI. Sau đây là nội dung chi tiết.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc.

Cho đến nay, Bộ KH&ĐT đã nhận được 15 câu hỏi chất vấn của 12 đại biểu Quốc hội. Nội dung các câu hỏi chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề:

Một là, nhóm vấn đề về các chỉ tiêu vĩ mô, tính toán chi tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP); Hai là, nhóm vấn đề về hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước; Ba là, nhóm vấn đề về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó nổi lên vấn đề bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải: nợ xây dựng cơ bản; để thất thoát trong đầu tư; nguồn vốn cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Tôi xin trả lời từng đại biểu theo từng nhóm vấn đề trên. Đối với những chất vấn cụ thể khác, Bộ KH&ĐT đã trả lời bằng văn bản, gửi trực tiếp đến các đại biểu có câu hỏi chất vấn.

I. Xung quanh nhóm các câu chất vấn về các chỉ tiêu vĩ mô, tính toán chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP):

Về vấn đề này, có 2 đại biểu chất vấn là ông Đặng Như Lợi, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau và ông Nguyễn Minh Tuyết, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

* Ông Đặng Như Lợi đại biểu tỉnh Cà Mau, chất vấn như sau:

- Đề nghị cho biết số liệu cụ thể (tỷ đồng) của chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) các năm 2001, 2002, 2003 và kế hoạch năm 2004. Cho biết, tỷ tọng (%) và tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; khu vực công nghiệp và xây dựng (trong đó riêng công nghiệp); khu vực dịch vụ cacd năm 2001, 2002, 2003 và dự kiến 2004.

- Đề nghị giải trình chi tiết tại sao có sự khác nhua giữa tốc độ tăng trưởng GDP đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ tư (7,2 - 7,3%) và tốc độ tăng trưởng GDP đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp này (7,24).

- Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau được tính bằng các so với thực hiện hay so với kế hoạch GDp năm trước? Dự toán ngân sách năm sau có tương ứng với tốc độ tăng của GDP không? Nếu không tương ứng tại sao?

Về vấn đề này xin được trả lời như sau:

- Về GDP theo giá so sánh (năm 1994), năm 2001 đạt 293 nghìn tỷ đồng, năm 2002 đạt 313 nghìn tỷ đồng, năm 2003 đạt 335 nghìn tỷ đồng, kế hoạch năm 2004 dự kiến đạt khoảng 361 - 363 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP trong các năm 2001 - 2003 và kế hoạch 2004 lần lượt là 6,89%, 7,04%, 7,42 và 7,5 - 8%; trong đó tốc độ tăng trưởng của khu vực nông lâm nghw nghiệp tương ứng đạt 3%; 4,1%; 3,2% và 4%; khu vực công nghiệp xây dựng đạt 10,4%; 9,4%; 10,3% và 10 - 10,5%; khu vực dịch vụ đạt 6,1%; 6,5%; 6,6% và 7 - 7,5%. Riêng ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng qua các năm lần lượt là 9,8%; 9,1%; 10,2% và 10 - 10,5%.

Về GDP theo giá hiện hành, năm 2001 đạt 481,3 nghìn tỷ đồng, năm 2002 đạt 536,1 nghìn tỷ đồng, năm 2003 đạt 605,5 nghìn tỷ đồng, kế hoạch năm 2004 dự kiến khoảng 695 nghìn tỷ đồng.

Về cơ cấu: GDP được tính theo giá hiện hành. Năm 2001, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp 23,2%, năm 2002 là 23%, năm 2003 là 21,8% và dự kiến năm 2004 khoảng 20,4%; tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng tương ứng các năm là 38,1% năm 20001, năm 2002 là 38,5%, năm 2003 là 40%, dự kiến năm 2004 khoảng 41,1%; tỷ trọng dịch vụ ổn định ở mức khoảng 38,5% trong 4 năm 2001 - 2004.

- Trong báo các Quốc hội tại kỳ họp thứ tư, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2003 là từ 7,2 đến 7,3 được tính toán trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch trong 10 tháng đầu năm và ước khả năng thực hiện trong 2 tháng cuối năm, giá trị sản xuất của khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng 4,7%, của ngành công nghiệp tăng 15%, của ngành dịch vụ tăng 7%.

Đến nay, sau khi rà soát lại số liệu của 10 tháng đầu năm và cập nhật số liệu thực hiện của 2 tháng cuối năm 2003, giá trị sản xuất của các khu vực và ngành được đánh giá lại như sau: nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,9%, công nghiệp tăng 16%, các ngành dịch vụ tăng 7,2%. Do vậy, tốc độ tăng trưởng GDP được xác định cụ thể là 7,24%. So với số đã báo các Quốc hội tại kỳ họp thứ tư, giá trị sản xuất của các khu vực đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn chỉ nằm trong khoảng 7,2 - 7,3% là do:

    Thứ nhất, về kỹ thuật tính toán: ở kỳ họp thứ tư số liệu thu thập được trong 10 tháng chỉ là số liệu ban đầu, rất khái quát. Việc ước tính tăng trưởng GDP ngoài các thông tin thu thập được phải dựa vào quan hệ tỷ lệ của các năm trước nên mức độ tin cậy còn hạn chế. Đến kỳ họp thứ năm, do cập nhật thêm các thông tin của những tháng cuối năm cùng với việc rà soát lại số liệu của những tháng trước nên đã có những điều chỉnh phù hợp với thực tế diễn ra.

    Thứ hai, theo số liệu đánh giá lại ở những tháng cuối năm giá trị sản xuất của một số ngành có xu hướng tăng lên nhưng đều là chi phí sản xuất, không làm tăng giá trị tăng thêm của các ngành, và do đó không làm tăng GDP và tốc độ tăng GDP. Cụ thể chi phí tăng ở một số khu vực sau:

Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chi phí tăng lên do thiên tai, thời tiết cuối năm, nhất là trong nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản; một số loại chi phí dịch vụ sản xuất nông nghiệp như điện, thuỷ lợi phí... cũng tăng lên.

Trong sản xuất công nghiệp, sau khi đã rà soát, đánh giá lại thì giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên chủ yếu tập trung ở một số ngành thuộc công nghiệp chế biến như lắp ráp xe ôtô, xe máy, công nghiệp dệt da, may mặc, công nghiệp thực phẩm... mà các ngành này lại có chi phí (chủ yếu là nguyên vật liệu) chiếm rất cao trong giá trị sản xuất. Điều này đã làm cho chi phí của toàn ngành công nghiệp tăng lên so với đánh giá trước đây, về giá trị tăng thêm không biến động.

- Tốc độ tăng trưởng GDP được tính bằng cách so sánh GDP theo giá thực tế (bao gồm cả tốc độ tăng trưởng và yếu tố tăng giá). Về nguyên tắc, trong một nền kinh tế ổn định, dự toán tốc độ tăng thu ngân sách năm sau tăng tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP thực và yếu tố tăng giá GDP). Nhưng trong điều kiện cụ thể của VN do tác động của các chính sách miễn giảm thuế, khả năng thu ngân sách từ sản xuất trong nước, từ sản xuất và xuất khẩu dầu thô, từ thuế xuất của nhà nước trong năm đó mà tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước tăng không tương ứng với tốc độ tăng của GDP theo giá thực tế.

* Ông Nguyễn Minh Thuyết đại biểu tỉnh Lạng Sơn, chất vấn như sau:

Trong toàn cảnh giá nguyên vật liệu và giá tiêu dùng tăng cao như thời gian vừa qua, chỉ số tăng trưởng GDP 7% trong quý I/2004 có giá trị thực tế như thế nào?

Về chất vấn này, xin trả lời như sau:

Khi đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP được tính theo giá so sánh, nghĩa là đã loại trừ yếu tố tăng giá. Đây chính là giá trị GDP thực. Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I/2004 đạt 7% thực chất là số sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong quý I/2004 đã tăng 7% so với số sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong quý I/2003; đây là khối lượng những sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn toàn có thật, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá.

II. Xung quanh nhóm các câu chất vấn về hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Về vấn đề này, có 2 đại biểu chất vấn là ông Đăng Như Lợi, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau và ông Mã Điền Cư, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận.

* Ông Đặng Như Lợi, đại biểu tỉnh Cà Mau, chất vấn như sau:

Đến hết ngày 31/12/2003 còn có bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ? Bao nhiều doanh nghiệp nhà nước có cổ phần và vón góp chi phối? Tổng số vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu, trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là bao nhiêu? Tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu, trong đó vốn thuộc sở hữu của nhà nước là bao nhiêu?

Về vấn đề này, xin được trả lời như sau:

Quý III/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 104 Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của các Bộ, địa phương, tổng công ty 91 giai đoạn 2002-2005, theo chương trình này trong 3 năm 2002 đến 2005 phải cổ phần hoá 2053 doanh nghiệp nhà nước.

Tính đến hết năm 1999 có 366 doanh nghệp nhà nước được cổ phần hoá; năm 2000 cổ phần hoá được 212 doanh nghệp nhà nước; năm 2001 là 204 doanh nghệp nhà nước; năm 2002 là 164 doanh nghệp nhà nước; năm 2003 là 537 doanh nghệp nhà nước. Như vậy tính đến hết ngày 31/12/2003 đã cổ phần hoá được 1.483 doanh nghệp nhà nước, trong đó số doanh nghiệp nhà nước có cổ phần và vốn góp chi phối chiếm 46,6%. Số vốn của 1.483 doanh nghiệp được cổ phần hoá chỉ chiếm 3% tổng số vốn của doanh nghệp nhà nước.

Trong số các doanh nghiệp cổ phần hoá năm 2002 - 2003 bình quân nhà nước giữ 38% vốn điều lệ, cán bộ công nhân viên doanh nghiệp mua 54%, các cổ đông bên ngoài doanh nghiệp mua 8%.

Đến cuối năm 2003, còn khoảng 4.800 doanh nghệp nhà nước. Tổng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này sau khi được đánh giá lại khoảng 189 nghìn tỷ đồng, tăng 17 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2002. Bình quân mỗi doanh nghệp nhà nước có vốn sở hữu khoảng 40 tỷ đồng; tuy nhiên số doanh nghệp nhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng vẫn chiếm tới 47% (năm 2001 là 59,8%), đa số là các doanh nghiệp thuộc các địa phương quản lý.

So với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghệp nhà nước còn thiếu rất nhiều vốn. Tổng số vốn lưu động của các doanh nghệp nhà nước đến cuối năm 2003 khoảng trên 45 nghìn tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp khoảng 10 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp có rất ít vốn lưu động, chủ yếu phải đi vay để kinh doanh. Do vay nhiều nên hàng năm doanh nghệp nhà nước phải trả lãi vay với 3 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 15% tổng số lãi của doanh nghệp nhà nước. Công nợ của doanh nghệp nhà nước ngày càng tăng; nợ quá hạn tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn còn lớn. So với năm 2000 tổng số nợ của doanh nghệp nhà nước đến cuối năm 2003 đã tăng thêm 15,5 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ phải thu tăng thêm 10,4 nghìn tỷ đồng, nợ phải trả tăng thêm 5,1 nghìn tỷ đồng.

Nợ của doanh nghệp nhà nước chủ yếu là các khoảng vay từ hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng (chiếm khoảng 76% nợ phải trả), phần còn lại là chiếm dụng của ngân sách, của các doanh nghiệp khác và vay của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Một số không nhỏ doanh nghệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, không có khả năng thanh toán nợ, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp khác, nhất là các ngân hàng thương mại.

* Ông Mã Điền Cư đại biểu tỉnh Bình Thuận, chất vấn như sau:

Các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn, đội ngũ cán bộ, lao động có trình độ tay nghề cao, được hưởng nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, tốc độ tăng trưởng chưa cao, chưa tương xứng với nguồn vốn và lao động nhà nước đã đầu tư, chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là chủ đạo của nền kinh tế. Đâu là nguyên nhân của những yếu kém nói trên? Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ chủ quản như thế nào?

Vấn đề này, xin được trả lời như sau:

Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 Khoá IX, nhìn chung cơ cấu và quy mô của các Tổng Công ty, các doanh nghệp nhà nước đã được điều chỉnh theo hướng tập trung vào những ngành, lĩnh vực theo chốt của nền kinh tế. Nhờ đó, khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tiếp tục giữ trọng lượng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, trong tổng thu ngân sách Nhà nước và trong hợp tác đầu tư với nước ngoài. Năm 2003, các doanh nghệp nhà nước đã đóng góp 40% tổng sản phẩm trong nước, tăng 0,5% so với năm 2001, đóng góp hơn 60% tổng thu trong nước của ngân sách Nhà nước, đóng góp 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Báo cáo kiểm điểm của nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Ĩ cũng đã nhận định ''doanh nghệp nhà nước vẫn giữ được các vị trí trọng yếu trong kinh tế, tiếp tục đóng góp lớn nhất vào các nguồn thu nội địa của ngân sách... Một số doanh nghệp nhà nước đã nâng cao được sức cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế''.

Tuy nhiên, nhìn vào từng doanh nghệp nhà nước hoặc một số loại doanh nghệp nhà nước thì vẫn còn thực trạng như các đại biểu Quốc hội đã nêu: tốc độ tăng trưởng hiệu, quả thấp, chưa xứng với nguồn vốn lớn, đội ngũ cán bộ, lao động và ưu đãi của Nhà nước; thậm chí nhiều doanh nghiệp hoạt động còn thua lỗ, mất vốn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là:

Trước hết là cơ chế chính sách quản lý doanh nghệp nhà nước chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu tạo động lực để doanh nghiệp chủ động tháo gỡ khó khăn cản trở và chưa khuyến khích các doanh nghiệp tự tích luỹ và tạo nguồn thu lâu dài cho ngân sách Nhà nước. doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện đầy đủ quy định về chế độ báo cáo thống kê, kế toán, công khai tài chính; cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước chưa có hiệu lực và hiệu quả; chế độ thực hiện quyền dân chủ của người lao động trong việc tham gia, giám sát các hoạt động doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tính hình thức.

Hai là, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước còn rất hạn chế, điển hình là: thiếu vốn, mất vốn hoặc không phát triển được; công nghệ lạc hậu; dư thừa lao động làm làm cho chi phí cao và không đổi mới được nguồn nhân lực; quản lý kém và thiếu động lực dẫn đến hiệu quả thấp; môi trường cạnh tranh không thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; sự bao cấp của Nhà nước đã làm tăng tính ỷ lại của doanh nghiệp nhà nước, che lấp sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước; cạnh tranh chưa trở thành yếu tố sống còn của doanh nghiệp nhà nước.

Ba là, do những hạn chế của khung pháp luật về doanh nghiệp nhà nước, mặc dù đã có Luật Doanh nghiệp nhà nước sửa đổi nhưng Luật này tới ngày 1/7/2004 mới có hiệu lực thi hành; do đó trong những năm qua và đến hiện nay vẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp Nhà nước ban hành năm 1995; trong khi Luật này đã bộc lộ nhiều hạn chế và không còn phù hợp với tính hình thực tế, nhất là những hạn chế về mô hình tổ chức, quản lý, các cơ chế, chính sách phát triển và cơ sở pháp lý tạo sự bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Trách nhiệm của các Bộ, các tỉnh, thành phố đối với sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước cũng rất lớn, cụ thể là:

Một là, còn nhiều doanh nghiệp nhà nước không đủ các điều kiện để kinh doanh nhưng vẫn được các Bộ, địa phương duy trì, chưa sắp xếp, tổ chức lại. Còn có tình trạng né tránh sắp xếp bằng cách chuyển cấp quản lý (từ địa phương về Trung ương, từ địa phương vào Tổng công ty...), sáp nhập doanh nghiệp yếu kém và doanh nghiệp khác.

Hai là, việc đổi mới các doanh nghệp nhà nước bằng các biện pháp cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu bộ phận doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn... còn chậm. Tuy gần đây việc triển khai cổ phần hoá đã có chuyển biến tích cực hơn, song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương đa dạng hoá sở hữu và quản lý bằng cách giao bán, kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước được một số địa phương có doanh nghiệp quy mô nhỏ đón nhận tích cực, nhưng triển khai chưa mạnh mẽ trên diện rộng.

Ba là, còn có sự gắn kết cục bộ một số Bộ, ngành, địa phương với doanh nghiệp do mình quản lý, muốn giữ doanh nghiệp ở ngành, địa phương mình; doanh nghiệp nhà nước cũng muốn trực thuộc Bộ, ngành, địa phương để có nơi chia sẻ trách nhiệm, không muốn tự chịu trách nhiệm; còn có tình trạng nhiều cơ quan cùng là đại diện sở hữu nhưng lại không phân định rõ trách nhiệm và không chịu trách nhiệm vật chất cụ thể khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất vốn.

Để tình trạng trên của doanh nghiệp nhà nước tiếp diễn không chỉ là trách nhiệm của Bộ, tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý, mà còn có cả trách nhiệm của các bộ, ngành khác (ban hành chính sách). Cho đến nay vẫn chưa có sự phân định thật rạch ròi trách nhiệm của các Bộ, ngành địa phương tham gia quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là trách nhiệm về quyền chủ sở hữu, nên vẫn có sự chồng chéo trong thực hiện giữa các cơ quan có liên quan, nhất là các cơ quan thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu gồm các Bộ quản lý, ngành, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp quận, huyện. Trong thời gian tới, cần phải có quy định rõ đâu là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, đâu là trách nhiệm của cơ quan là đại diện chủ sở hữu, và đâu là trách nhiệm của chính các doanh nghệp nhà nước mà cụ thể là của bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Vấn đề trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương chủ quản và của người đứng đầu các cơ quan này đã được Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX) chỉ rõ: ''nghiên cứu sớm thành lập cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện chức năng chủ sở hữu; xác định rõ lộ trình xoá bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghệp nhà nước, các Bộ, các ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước như nhau đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế''. Đồng thời trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan này đã được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2003.

III. Xung quanh các câu hỏi chất vấn về công tác quản lý đầu tư và xây dựng.

Về vấn đề này, có 5 câu hỏi chất vấn của 5 đại biểu Quốc hội: Ông Nguyễn Minh Chữ, đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh; ông Đinh Văn Oanh, đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An; ông Đỗ Tiến Dũng, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi; ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; ông Nguyễn Ngọc Trân, đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang. Nội dung chất vấn liên quan 4 nhiều vấn đề bức xúc là bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải; nợ xây dựng cơ bản; thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản; nguồn vốn cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, cụ thể các nội dung chất vấn như sau:

1. Về bố trí vốn đầu tư dàn trải và không đúng các thủ tục quy định, ông Nguyễn Minh Chữ, đại biểu tỉnh Trà Vinh chất vấn như sau:

Trong thời gian dài, Chính phủ đã có nhiều chủ trương mà tính trạng đầu tư phân tán, dàn trải không đúng trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư; nhiều dự án công trình không đấu thầu theo quy định pháp luật.

Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo và tại nhiều kỳ họp Quốc hội đã yêu cầu phải xử lý nghiêm khắc, quyết liệt, kiên quyết các cán bộ có trách nhiệm. Đề nghị làm rõ nguyên nhân tồn tại, trách nhiệm các cá nhân, đơn vị để xảy ra những tình trạng trên và đề xuất các biện pháp mạnh hơn để xử lý dứt điểm.

Vấn đề này, xin được trả lời như sau:

- Về bố trí vốn cho các công trình, dự án:

Phân tán, dàn trải trong đầu tư là một thực tế tồn tại nhiều năm qua. Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, Thủ thướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc chấp hành và tìm nhiều biện pháp khắc phục. Thực tế trong năm qua, tình trạng này đã dần được khắc phục, nhất là đối với các Bộ, ngành Trung ương, đối với các tỉnh, thành phố cũng đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí vốn đầu tư tập trung hơn. Tuy nhiên, do các công trình, dự án đã triển khai nhiều năm trước đây, khó có thể dừng ngay dự án, mà phải có lộ trình để khắc phục triệt để vấn đề này.

Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành (Nghị định 52/1999/NĐ - Chính phủ, số 12/2000/ND Chính phủ; số 07/2003/NĐ Chính phủ), việc phân cấp trong quản lý đầu tư đối với tất cả các dự án thuộc các nhóm A, B và C; quy chế cũng quy định các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương phải đưa ra Hội đồng Nhân dân thảo luận và quyết định. Thủ tướng Chính phủ chỉ giao kế hoạch vốn đầu tư với các dự án thuộc nhóm A; các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố tự lựa chọn, bố trí danh mục, phân bổ cụ thể mức vốn đầu tư cho từng dự án nhóm B và C.

Việc phân cấp trong quản lý đầu tư hiện nay là phù hợp. Để khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, các Bộ ngành và địa phương cần nghiêm túc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ; chấp hành đúng các Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

Năm 2004, Chính phủ đã có Nghị quyết số 01/2004/NQ-Chính phủ ngày 12/01/2004 về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và nhân sách nhà nước  năm 2004, trong đó vấn đề đầu tư phát triển, Nghị quyết đã yêu cầu các Bộ, ngành địa phương phải chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, không đúng quy hoạch, không thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản vượt nguồn dự toán được giao kế hoạch.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 về chấn chỉnh quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương:

- Rà soát lại các dự án đầu tư, kiên quyết cắt giảm hoặc rút khỏi danh mục các công trình, dự án không phù hợp với quy hoạch, không sát với yêu cầu thực hiện của ngành, của địa phương.

- Chưa bố trí và chưa giao kế hoạch vốn cho các dự án khi chưa hoàn tất các thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy định, khi chưa xác định rõ hiệu quả...

Các quy định và các giải pháp của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ đều rất cụ thể; Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn chi tiết về triển khai thực hiện.

Bộ KH&ĐT đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về triển khai thực hiện Chỉ thị 29/TTg. Hội nghị về thu hút đầu tư nước ngoài; Hội nghị về giải ngân nguồn vốn ODA. Việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm 2004 thuận lợi và nhanh gọn hơn các năm trước; nhiều Bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành việc phân bổ và giảo kế hoạch năm 2004 trước ngày 31/12/2003 theo đúng quy định.

Chấp hành các chủ trương trên, các Bộ ngành và địa phương đã bố trí vốn đầu tư tập trung hơn so với các năm trước đây. Những địa phương đã hạn chế việc khởi công mới nhiều cồng trình, dự án, để tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp, các dự án có thể hoàn thành trong năm 2004.

Quy mô vốn bố trí cho một dự án cao hơn các năm trước đây. Bình quân một dự án do Trung ương quản lý gần 7 tỷ đồng (năm 2003 là 5,6 tỷ đồng), dự án do địa phương quản lý 2,34 tỷ đồng (năm 2003 là 1,9 tỷ đồng).

Theo đăng ký kế hoạch của các Bộ, ngành và địa phương, số dự án năm 2004 là 12.355 dự án, tăng 9% so với năm 2003 (trong khi tổng ngồn vốn ngân sách năm 2004 tăng 26% so với năm 2003). Trong số dự án tăng thêm, chủ yếu do tăng các dự án phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo, dự án thuộc các Quyết định 168/QĐ - TTg, 186/QĐ - TTg, 120/QĐ - TTg; đây là sự cố gắng lớn của các Bộ, ngành địa phương.

Những đơn vị có số dự án giảm nhiều so với năm 2003 là Bộ Giao thông vận tải (Trong đó đã đình hoãn 38 dự án nhóm B và C hiện đang thi công dở dang), Tuyên Quang; Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang.

Theo bố trí vốn của các Bộ ngành và địa phương, năm 2004 số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng là 3.635 dự án (cao hơn nhiều so với các năm trước đây), trong đó các Bộ ngành Trung ương có 978 công trình, dự án; các tỉnh, thành phố có 2.657 dự án.

Tuy nhiên, vẫn còn một số Bộ, ngành có số dự án vẫn còn nhiều, không giảm so với năm 2003. Một số tỉnh, thành phố vẫn còn bố trí nhiều dự án.

- Về nguyên nhân của tình trạng dàn trải:

Một là, một số B, ngành, địa phương còn buông lỏng công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Do nhu cầu đầu tư còn khoảng cách rất lớn so với khả năng cân đối vốn của nhà nước nên việc bố trí kế hoạch đầu tư cụ thể thường bị căng kéo bởi nhiều mục tiêu. Khi xem xét để quyết định một dự án đầu tư mới, vẫn có hiện tượng chưa nghiêm chỉnh trong việc chấp hành đúng các quy định xét duyệt một dự án đầu tư; đặc biệt là về mặt hiệu quả kinh tế.

Hai là, thực tế nhu cầu vốn đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương rất lớn, trong khi đó nguồn vốn lại rất hạn chế, do đó trong việc bố trí, phân bổ vốn đầu tư, vẫn còn tình trạng nể nang, dễ dãi, quan niệm vốn ngân sách phải chia đều, bình quân, giữa các huyện, các xã; vì vậy việc xử lý dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải và nợ xây dựng cơ bản trong đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Ba là, công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, một mặt do đội ngũ cán bộ chưa được chuẩn bị một cách chu đáo, cán bộ nghiệp vụ còn thiếu kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, chưa có hệ thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư.

Bốn là, lãnh đạo ở một số Bộ, ngành, địa phương, chưa thấy hết vai trò của công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong quản lý đầu tư nói chung, trong giám sát, kiểm tra, chống lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư nói riêng. Vì vậy, trên thực tế công tacs giám sát, đánh giá đầu tư chưa phát huy được hết tác dụng. Trong quá trình điều hành kế hoạch, phát hiện các sai phạm, các cơ quan tổng hợp chưa kịp thời can thiệp, có ý kiến hoặc có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xử lý.

- Về biện pháp khắc phục tình trạng dàn trải:

Để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, không phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, năm 2004 Chính phủ đã triển khai các biện pháp như sau:

Một là, yêu cầu các Bộ ngành và địa phương nghiêm chỉnh chấp hành các Nghị quyết, Chỉ thị nêu trên. Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính đã kịp thời tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai phân bổ các Bộ ngành địa phương. Đối với các Bộ ngành và địa phương chấp hành không đúng các quy định, đã có văn bản yêu cầu sắp xếp lại. Thực tế là tình trạng dàn trải đã khắc phục được một bước, nhất là đối với các Bộ ngành Trung ương.

Hai là, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương đang củng cố, chấn chỉnh lại các cơ quan quản lý đầu tư, các ban quản lý dự án theo hướng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, đủ phẩm chất và năng lực điều hành. Sắp xếp lại các cơ quan tư vấn, thiết kế có đủ năng lực về nghiệp vụ và chuyên môn.

Ba là, Chính phủ đang chỉ đạo nghiên cứu bổ sung các chế tài cụ thể, trước mắt nghiên cứu để ban hành quy định thưởng phạt hành chính trong quản lý đầu tư; căn cứ vào đó nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được quá trình đầu tư, xây dựng của các chủ dự án. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình, tiến độ đầu tư, xử lý ngay những hành vi vi phạm về quản lý đầu tư và xây dựng, để kịp thời ngăn chặn lãng phí, thất thoát trong đầu tư.

Bốn là, chấn chỉnh, tăng cường khâu thanh tra, giám sát thường xuyên, trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước; đặc biệt là phải tăng cường giám sát của cộng đồng. Các chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo với Hội đồng nhân dân các cấp, nơi có công trình xây dựng về nội dung cơ bản của dự án, để Hội đồng nhân dân và nhân dân địa phương thông qua các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng, các phương tiện thông tin, báo chí có điều kiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và nội dung phê duyệt của dự án. Ý kiến đóng góp của cộng đồng, phải được gửi về cơ quan đầu mối giám sát để xem xét và xử lý, thông báo các kết luận tới nơi gửi ý kiến đóng góp.

* Về vấn đề thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ông Nguyễn Ngọc Trân đại biểu tỉnh An Giang chất vấn như sau:

Thất thoát trong xây dựng cơ bản hiện nay rất cao, ở mức 30-35%. Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần phê phán tình trạng này và đã yêu cầu các Bộ, ngành làm rõ các khâu thất thoát, các biện pháp chấn chỉnh để giảm thất thoát. Đề nghị Chính phủ trình bày trước Quốc hội những kết quả đã đạt được và lộ trình giảm thiểu thất thoát trong xây dựng cơ bản.

Vấn đề này, xin được giải trình như nhau:

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng cơ bản đã đạt được một sô kết quả như huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển tăng khá; cơ cấu đầu tư đã có sự dịch chuyển, tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đã có nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Tuy nhiên, thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản vấn đang còn là vấn đề bức xúc, nhất là đối với các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước . Cho đến nay chưa có cuộc điều tra mang tính toàn diện và trên phạm vi rộng, do đó chưa có số liệu chính thức nào về tỷ lệ thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản. Để có thể đánh giá bước đầu về tình hình này xin trình bày kết quả thanh tra một số công trình do Thanh tra nhà nước  và các Bộ ngành, địa phương đã tíen hành trong các năm qua:

Thực hiện Quyết định số 273/QĐ - TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2002, Thanh tra nhà nước  đã tổ chức thành tra 17 công trình, với tổng số vốn là 9.385 tỷ đồng, phát hiện sai phạm về tài chính chiếm khoảng 13%. Năm 2003 tiến hành thanh tra 14 dự án, công trình với tổng mức đầu tư là 8.193 tỷ đồng, đã phát hiện có sai phạm so với quy định chung về kinh tế khoảng 15% tổng số vốn của các dự án này. Tuy nhiên, số sai phạm 15% trên đây không phải là số thất thoát, mà còn có các sai phạm khác như: không đấu thầu, đấu thầu không đúng, do khảo sát dự án không đúng thực tế, dự án kéo dài, sử dụng vốn sai mục đích, hạch toán sai, vi phạm hoá đơn thanh toán... Con số thật sự thất thoát được kiến nghị thu hồi là 357 tỷ đồng, chiếm 5,5% tổng số vốn được thanh tra.

Trong 2 năm 2002 - 2003, các tỉnh, thành phố đã tổ chức thanh tra 2.138 dự án với tổng mức đầu tư 6.571 tỷ đồng, đã phát hiện sai phạm khoảng 4,6% tổng vốn được thanh tra, kiểm tra các Bộ ngành Trung ương đã kiểm tra, thanh tra 380 dự án, với tổng số vốn đầu tư 13.218 tỷ đồng, đã phát hiện sai phạm khoảng 0,5% tổng mức vốn đầu tư được thanh tra, kiểm tra.

Năm 2003, các đoàn thanh tra thuộc Thanh tra nhà nước  đã tiến hành thanh tra một số dự án thuộc Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Dầu khí, Tổng công ty Điện lực.... với tổng số vốn 8.235 tỷ đồng, đã kiến nghị nhà nước  thu hồi 357 tỷ đồng, bằng 4,4% tổng số vốn các dự án; trong đó, thực tế đã thu hồi được 130 tỷ đồng, bằng 1,6% tổng mức đầu tư của các dự án.

Do vậy, khẳng định thất thoát là 30 - 35% là không có căn cứ. Tuy nhiên, vấn để là thất thoát là có, cho dù ở tỷ lệ cao hay thấp đều phải kiên quyết loại trừ.

Nguyên nhân của tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư khá đa dạng, biều hiện ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đất đai chưa đồng bộ; quy chế mới chú trọng đến khâu chuẩn bị đầu tư và ra quyết định đầu tư. Ở khâu thực hiện đầu tư các quy định mới chỉ tập trung vào quản lý xây dựng, chưa có quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư, của ban quản lý dự án, của cơ quan cấp vốn; chưa quy định rõ nội dung và chế độ hợp đồng; chưa xác định rõ vai trò đại diện chủ sở hữu của nhà nước; phân công, phân cấp chưa rõ ràng...

Để giảm bớt thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản, Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp quan trọng sau:

- Chính phủ đã ban hành nhiều các văn bản pháp quy và sẽ tiếp tục ban hành bổ sung nhằm tăng cường quản lý đầu tư:

Không ngừng hoàn thiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Quy chế đấu thầu. Từ năm 1999 đến năm 2003 đã ban hành các Nghị định số 52/CP; Số 07/CP; số 88/CP; số 14/CP và số 66/CP của Chính phủ. Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ ngành nghiên cứu để ban hành Quy chế quản lý đầu tư sau khi có luật Xây dựng; trình ban hành Pháp lệnh Đấu thầu...

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản và sử dụng đất đai (Quyết định 273/QĐ-TTg ngày 12/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ).

Thường xuyên chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng (Chỉ thị 29/2003/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 01/2004/NQ - Chính phủ của Chính phủ).

Tăng cường công tác giám sát và đánh giá đầu tư, đề cao vai trò của giám sát cộng đồng. Bộ KH&ĐT đã có Thông tư số 03/2003/TT - BKH về giám sát và đánh giá đầu tư; đồng thời để nêu cao tính pháp lý công tác giám sát của cộng đồng, Bộ KH&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát cộng đồng.

- Từng bước cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và yêu cầu các Bộ ngành, các tỉnh, thành phố phải thường xuyên cập nhật, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với yêu cầu về quản lý đầu tư theo quy hoạch được duyệt quy định tại Nghị định số 07/Chính phủ; từng bước nâng cao chất lượng của các quy hoạch để có đủ căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch được duyệt. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về công tác quy hoạch nhắm đưa công tác quy hoạch vào nề nếp.

- Tăng cường công tác giám sát đầu tư

Các Bộ, ngành và địa phương đã bước đầu tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định 07/Chính phủ và thông tư số 03/2003/TT-BKH nói trên, kịp thời phát hiện những sai phạm, đề xuất các biện pháp xử lý; đồng thời ngăn chặn những khả năng vi phạm có thể phát sinh trong quá trình thực hiện. Trong công tác giám sát đầu tư, qua thực tế triển khai ở một số địa phương cho thấy công tác giám sát cộng đồng mang lại hiệu quả cao. Trong thông tư 03/2003/TT-BKH của Bộ KH&ĐT đã nói rõ vấn đề này.

Về công tác giám sát cộng đồng với các hoạt động đầu tư: Trong khi chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế giám sát cộng đồng, đề nghị Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp địa phương căn cứ vào Thông tư 03/2003/TT-BKH của Bộ KH&ĐT để có biện pháp tổ chức thực hiện giảm sát cộng đồng đối với các hoạt động đầu tư trên địa bàn. Công khai hoá các dự án đầu tư trên địa bàn, các chủ đầu tư thông báo các thông tin chủ yếu của các dự án để cộng đồng, các tổ chức, các phương tiện thông tin đại chúng có cơ sở giám sát quá trình thực hiện.

* Về tình trạng nợ xây dựng cơ bản đang là vấn đề hết sức bức xúc, ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu tỉnh Lạng Sơn, ông Đinh Văn Oanh, đại biểu tỉnh Nghệ An và ông Đỗ Tiến Dũng đại biểu tỉnh Quảng Ngãi chất vấn như sau:

Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội cho biết nợ xây dựng cơ bản năm 2003 là 11.000 tỷ đồng. Nay báo cáo bổ sung cho biết nợ xây dựng cơ bản sau khi được Chính phủ chỉ đạo rà soát theo 5 nguyên tắc nêu trong báo cáo trình Quốc hội chỉ còn 5.000 tỷ đồng. Vậy 6.000 tỷ đồng còn lại có phải là nợ xây dựng cơ bản không? Ai sẽ phải trả số nợ này và trả từ nguồn nào?

Về vấn đề này, xin được giải trình như sau:

- Về nợ xây dựng cơ bản:

Theo quy định hiện nay, vốn để thực hiện các dự án đầu tư bao gồm 5 nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Trong các nguồn vốn nêu trên, chỉ có các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước  được kế hoach hoá và quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng dự án, thẩm định và phê duyệt dự án, bố trí kế hoạch hàng năm, tổ chức vận hành dự án.

Các dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước  chủ yếu thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu; cơ quan cho vay vốn (Quỹ hỗ trợ phát triển) căn cứ vào yêu cầu  tiến độ giải ngân củ chủ đầu tư, xác nhận khối lượng hoàn thành của nhà thầu (trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư) mà huy động vốn để chuyển cho nhà thầu, kế hoạch chuyển vốn cho nhà thầu hoàn toàn do chủ đầu tư quyết định.

Các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, chủ đầu tư chủ động hoàn toàn trong việc quyết định tiến độ thi công dự án căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa A và B; chủ đầu tư có trách nhiệm huy động các nguồn tài chính hợp pháp, để thanh toán cho các nhà thầu; các cơ quan quản lý nhà nước không chịu trách nhiệm về việc thanh toán tài chính cho các nhà thầu.

Theo phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng hiện nay, các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn không phải là ngân sách nhà nước cung cấp, chủ đầu tư chủ động ngay từ khâu quyết định đầu tư và phải chịu trách nhiệm về kế hoạch nguồn vốn, tiến độ thi công dự án, thanh toán tài chính cho bên thi công theo hợp đồng đã ký kết.

Riêng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do nguồn vốn đầu tư được kế hoạch hoá một cách chặt chẽ, đồng thời do khả năng nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, thường chỉ đáp ứng từ 40 đến 50% nhu cầu của các chủ đầu tư, nên có tình trạng các chủ đầu tư đã vay mượn, tạm ứng vốn hoặc chiếm dụng vốn của các nhà thầu để thi công, thực hiện khối lượng vốn đầu tư vượt khả năng cân đối của ngân sách nhà nước , dẫn đến khối lượng nợ xây dựng cơ bản ngày càng tăng.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát lại số nợ xây dựng cơ bản của các Bộ ngành, địa phương theo nguyên tắc sau:

- Các công trình, dự án có khối lượng nợ phải là các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước .

- Công trình, dự án được ghi danh mục trong kế hoạch hàng năm.

- Công trình dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong các năm 2000, 2001, 2002 (những khoản nợ từ trước năm 2000, trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và đã cơ bản xử lý xong).

- Khối lượng nợ không vượt tổng dự toán được duyệt.

- Khối lượng thực hiện, chưa được thanh toán phải được cơ quan cấp phát vốn xác nhận.

Sau khi rà soát lại phù hợp với các tiêu chí trên, tổng số nợ đọng tính đến 31/12/2002 còn 4.977 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố khoảng 2.977 tỷ đồng, trong đó nợ khối lượng năm 2000 là 204,7 tỷ đồng; năm 2001 là 487 tỷ đồng, năm 2002 là 2.284 tỷ đồng. Các Bộ ngành Trung ương khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó Bộ Giao thông vận tải 1.200 tỷ đồng (bao gồm nợ năm 2001 là 727,5 tỷ đồng, năm 2002 là 472,5 tỷ đồng); Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông 800 tỷ đồng, (bao gồm nợ các công trình, dự án hoàn thành vốn năm 2002 là 170 tỷ đồng, nợ các hạng mục công trình hoàn thành vốn từ năm 2002 trở về trước và khối lượng nợ các dự án cấp bách, dự án khắc phục thiên tai là 630 tỷ đồng).

Đối với 6.000 tỷ đồng còn lại, trong đó có khối lượng vượt của năm 2003 và khối lượng nợ của các công trình, dự án không thuộc đối tượng vốn ngân sách phải cân đối trong kế hoạch hàng năm trong các tiêu chí nêu trên sẽ được xử lý như sau: đối với khoảng vốn thi công vượt, chuyển tiếp gối đầu cho năm 2004, sẽ được thanh toán trong kế hoạch 2004. Đối với khoản nợ còn lại khoảng 3.500 tỷ đồng; các chủ đầu tư đã tự vay mượn, huy động từ các nguồn vốn khác để tiến hành xây dựng công trình, dự án, có trách nhiệm huy động các nguồn tài chính hợp pháp để thanh toán cho các nhà thầu.

(2) Về các biện pháp xử lý nợ đầu tư xây dựng cơ bản:

Để tiến hành xử lý  nợ đầu tư xây dựng cơ bản, ngay từ đầu năm kế hoạch 2004, Chính phủ đã có Nghị quyết số 01/2004/NQ - CP ngày 12/1/2004 về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2004, trong đó đã giao cho Bộ KH&ĐT tự chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất biện pháp và lộ trình giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản.

Thực hiện Nghị quyết số 18/2003/NQ - QH11, từ năm 2004, ngân sách Trung ương không dành nguồn vốn để thanh toán những khoản nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản trái với quy định của pháp luật cho các Bộ, ngành và địa phương. Các Bộ và địa phương phải có kế hoạch cụ thể để xử lý dứt điểm nợ xây dựng cơ bản, dành một phần vốn đầu tư từ kế hoạch ngân sách năm 2004 được giao để thanh toán một phần nợ xây dựng cơ bản để thanh toán một phần nợ xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước...

Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 29/2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng nguồn vốn NN, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương khi phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm 2004 phải dành một phần vốn được giao để thanh toán số nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các chủ đầu tư chủ động rà soát lại khối lượng nợ đọng thực tế, loại bỏ những khoản nợ không thuộc các quy định được thanh toán; phân loại từng khoản nợ không thuộc các quy định được thanh toán; phân loại từng khoản nợ đọng, ưu tiên thanh toán nợ cho các dự án quan trọng, cấp thiết, các dự án thuộc các vùng kinh tế còn khó khăn, trước hết cần huy động các nguồn vốn hợp pháp của các Bộ, ngành địa phương để thanh toán; từ năm 2004, tổ chức cá nhân nào cho phép thực hiện vượt mức vốn kế hoạch được giao phải chịu trách nhiệm tìm nguồn vốn thanh toán. Các Bộ ngành, địa phương bố trí kế hoạch phải phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.

Bước đầu thực hiên các giải pháp trên, trong bố trí kế hoạch 2004, các địa phương đã bố trí trả nợ 1980 tỷ đồng, bao gồm trả nợ khối lượng của các công trình hoàn thành trước năm 2002 là 445 tỷ đồng, trả nợ cho khối lượng vượt năm 2003 là 1.210 tỷ đồng, trả tạm ứng từ kho bạc 325 tỷ đồng.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã bố trí kế hoạch 2004 để trả nợ khoản nợ trước năm 2002 là 24 tỷ đồng. Ngoài ra, được sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã danh 196,1 tỷ đồng từ nguồn vượt thu ngân sách năm 2003 để trả nợ và trả tạm ứng vốn, bao gồm các tỉnh, thành phố 56,5 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 30,6 tỷ đồng, và trả tạm ứng được 109 tỷ đồng. Như vậy đối với các khoảng nợ từ năm 2002 trở về trước còn lại 4.421 tỷ đồng, bao gồm: các tỉnh, thành phố 2.475,5 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải 1.200 tỷ đồng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 745 tỷ đồng.

Đối với phần còn lại trong khoản nợ 5.000 tỷ đồng (vào khoảng 4.421 tỷ đồng) Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT cùng Bộ Tài chính tìm nguồn để thanh toán các khoản nợ đầu tư cho các công trình giao thông vận tải, thuỷ lợi thuộc ngân sách trung ương, các công trình thuộc ngân sách địa phương, các địa phương tự trang trải.

IV. Ngoài những câu hỏi chất vấn theo nhóm vấn đề trên, còn có các câu hỏi:

- Chất vấn của ông Đinh Văn Oanh đại biểu tỉnh Nghệ An về chậm được phê duyệt quyết toán dự án; số vốn này khi thanh toán vốn đầu tư đã thực hiện quyết toán ngân sách theo từng niên độ ngân sách. Đề nghị giải trình độ tin cậy của các số liệu này?

- Chất vấn của ông Đỗ Tiến Dũng đại biểu tỉnh Quảng Ngãi về các biện pháp buộc chủ đầu tư thanh toán đúng hạn cho nhà thầu để khỏi gây rối loạn về tài chính như hiện nay?

- Chất vấn của ông Nguyễn Minh Chữ, đại biểu tỉnh Trà Vinh: ngoài vấn đề đầu tư dàn trải còn đề cập đến đấu thầu, cải cách hành chính, cải cách giáo dục, giá sắt thép, vật tư nông nghiẹp, thuộc tân dược, tại nạn giao thông, tham nhũng.

- Chất vấn của bà Trương Thị Mai, đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh về việc cấp giấy phép cho Công ty JW Thompson, Minsshare và các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, thiết kế, tạo mẫu.

- Chất vấn của ông Huỳnh Minh Hoàng, đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu về vấn đề vay vốn nước ngoài đến 31/12/2003 Chính phủ nợ là bao nhiêu? Đầu tư trên lĩnh vực nào? Đánh giá hiệu quả đầu tư lĩnh vực bằng nguồn đầu tư nước ngoài.

- Chất vấn của ông Nguyễn Văn Châu, đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang về việc giải quyết tình hình vi phạm của Công ty liên doanh Latina - An Giang.

- Chất vấn của ông Phan Anh Minh, đại biểu Quốc hội TP.HCM về nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Bộ KH&ĐT đã trả lời các đại biểu nói trên bằng văn bản riêng; một số vấn đề khác đại biểu đề cập những thuộc chức năng cuả các Bộ ngành khác, Bộ KH&ĐT đã chuyển đến các cơ quan liên quan để trả lời theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,